Người gầy vẫn có thể mắc bệnh tiểu đường

Không chỉ người thừa cân, béo phì mà những người gầy cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Lý do là cơ thể đang từ thiếu chuyển sang thừa protein, lipid..., tuyến tụy không thể kịp thời điều chỉnh lượng insulin phù hợp. Vì vậy dù cân nặng thế nào, bạn vẫn nên có chế độ ăn uống cân bằng, thường xuyên vận động thân thể để giảm nguy cơ tiểu đường.

Người gầy vẫn có thể mắc bệnh tiểu đường Người gầy vẫn có thể mắc bệnh tiểu đường

Không chỉ người thừa cân, béo phì mà những người gầy cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Lý do là cơ thể đang từ thiếu chuyển sang thừa protein, lipid..., tuyến tụy không thể kịp thời điều chỉnh lượng insulin phù hợp. Vì vậy dù cân nặng thế nào, bạn vẫn nên có chế độ ăn uống cân bằng, thường xuyên vận động thân thể để giảm nguy cơ tiểu đường và các bệnh nội tiết khác.

1. Vì sao người gầy cũng mắc bệnh tiểu đường?

Người gầy vẫn mắc bệnh đái tháo đường trong đó một số có nguyên nhân do gen di truyền. Những người mang gen di truyền có nguy cơ cao nếu không có chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý thì dù không thừa cân vẫn có nguy cơ phát bệnh.

Ngoài ra, nhiều người gầy bị đái tháo đường còn do chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt có sự thay đổi đột ngột. Khẩu phần ăn thông thường của nhiều người thiếu năng lượng chủ yếu là chất xơ nên tuyến tụy đã quen với việc điều tiết lượng insulin phù hợp cho việc tiêu hóa thành phần dinh dưỡng này. Tuy nhiên khi chế độ ăn thay đổi, cơ thể đang từ thiếu năng lượng chuyển sang thừa năng lượng, thừa protein, lipid nên tuyến tụy không có khả năng thích ứng kịp thời với tình trạng này để điều chỉnh lượng insulin hợp lý, dẫn đến mắc bệnh.

vicare.vn-nguoi-gay-van-mac-benh-tieu-duong-vi-sao-body-1

Vì vậy người gầy cũng có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, do đó dù cân nặng thế nào, bạn vẫn nên ăn uống cân bằng, chăm vận động thể dục thể thao để giảm nguy cơ tiểu đường và các bệnh nội tiết khác.

2. Biểu hiện của bệnh tiểu đường

Bệnh đái tháo đường có 2 tuýp 1 và 2. Đái tháo đường tuýp 1 thường xảy ra với người trẻ, có tính chất di truyền, bẩm sinh nhiều hơn. Với bệnh đái tháo đường tuýp 2 thường gặp ở những người lớn, liên quan đến chế độ ăn uống, béo phì, cao huyết áp, lười vận động...

Bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường tuýp 2 không gây tử vong nhưng lại dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: cao huyết áp, bệnh tim mạch, suy thận... Hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa khỏi bệnh đái tháo đường, nhưng theo các chuyên gia khuyến cáo khoảng 80% trường hợp mắc đái tháo đường tuýp 2 có thể phòng tránh được bằng chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý, duy trì lối sống lành mạnh (không hút thuốc lá, hạn chế rượu, bia...), thường xuyên luyện tập thể thao.

Những biểu hiện của những người mắc bệnh đái tháo đường thường: mệt mỏi, đi tiểu nhiều, giảm cân không rõ lý do, vết thương lâu lành, luôn đói, có vấn đề về sinh hoạt tình dục, nhìn mờ, hay khát nước- uống nhiều nước, nhiễm khuẩn âm đạo, da sạm đi với những vùng da tối màu... Những người có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao như: trong gia đình có người ruột thịt đã mắc bệnh, tuổi từ 45 trở lên, thừa cân béo phì, người lười vận động, người mắc bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu...

vicare.vn-nguoi-gay-van-mac-benh-tieu-duong-vi-sao-body-2

3. Các biện pháp phòng bệnh

  • Không bỏ bữa ăn sáng: Những người ăn bữa sáng ít có khả năng mắc bệnh đái tháo đường hơn những người bỏ bữa ăn sáng. Bởi vậy, muốn ngăn ngừa đái tháo đường chỉ cần tránh những thực phẩm giàu Carbohydrates và tránh ăn quá nhiều dầu/mỡ trong bữa ăn sáng.
  • Giảm khẩu phần ăn: Nên hạn chế ăn các loại thức ăn nhanh, uống nước ngọt, đồ chiên rán...giảm ăn thịt đặc biệt là những loại thịt đỏ.
  • Ăn nhiều salad, rau củ, hoa quả trước bữa ăn hàng ngày sẽ giúp kiểm soát lượng dầu mỡ, đường trong máu.
  • Thường xuyên cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày.
  • Giảm trọng lượng cơ thể, giúp bạn đẩy lùi nguy cơ bị bệnh đái tháo đường. Điều quan trọng là bạn kiểm soát được lượng calo bổ sung vào cơ thể mỗi ngày.
  • Tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày để giúp cân nặng ổn định, nâng cao sức đề kháng của cơ thể và cũng đẩy lùi nguy cơ đái tháo đường xa hơn.
  • Thường xuyên khám bệnh đây là cách phòng và chữa trị bệnh dễ dàng nhất.

Xem thêm:

  • 12 món ăn giúp chống lại bệnh tiểu đường
  • Kiểm tra tiểu đường tại nhà
  • Bệnh tiểu đường, rượu và bia vỉa hè mối liên quan về sức khoẻ