Người dân khu vực cháy bóng đèn Rạng Đông có nên đi xét nghiệm thuỷ ngân hay không?
Trong những ngày gần đây,nhà máy bóng đèn Rạng Đông phát cháy gây phát tán khối lượng khổng lồ thủy ngân vào môi trường đã khiến dư luận vô cùng lo lắng cho an toàn sức khỏe cũng như môi trường. Đối với người dân đang sinh sống trong khu vực cảnh báo này, nhiều câu hỏi như có nên làm xét nghiệm thủy ngân không, xét nghiệm thủy ngân để làm gì đã trở thành lo ngại hàng đầu.
Người dân khu vực cháy bóng đèn Rạng Đông có nên đi xét nghiệm thuỷ ngân hay không?
Trong những ngày gần đây, sự kiện nhà máy bóng đèn Rạng Đông phát cháy khiến toàn bộ 480.000 bóng đèn huỳnh quang bị phá hủy, gây phát tán khối lượng khổng lồ thủy ngân vào môi trường đã khiến dư luận vô cùng hoang mang, lo lắng cho an toàn sức khỏe cũng như môi trường. Đối với người dân đang sinh sống trong khu vực cảnh báo này, nhiều câu hỏi như có nên làm xét nghiệm thủy ngân không, xét nghiệm thủy ngân để làm gì đã trở thành lo ngại hàng đầu.
1. Người dân xung quanh khu vực ô nhiễm thủy ngân do cháy bóng đèn Rạng Đông có nên đi xét nghiệm?
Câu trả lời là có.
Theo thông tin từ Th.S BS Nguyễn Trung Nguyên, hiện phụ trách Trung tâm chống độc của bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, cho biết: thủy ngân có trong bóng đèn huỳnh quang đặc biệt dễ lây nhiễm vào cơ thể con người, nhất là khi chúng được làm nóng trong nhiệt độ cao bởi lúc này chúng đã dễ dàng hóa hơi, vì vậy xâm nhập vào đường hô hấp rất nhanh chóng. Nguy cơ ngộ độc thủy ngân qua hô hấp cao hơn ở đối tượng là người già và trẻ nhỏ.
Bác sỹ Nguyên cũng cho biết thêm, tùy theo dạng thủy ngân, thời gian phơi nhiễm cũng như cường độ tiếp xúc mà mức độ ngộ độc của bệnh nhân sẽ nặng – nhẹ khác nhau. Nếu như hít trực tiếp không khí có chứa thủy ngân nồng độ cao, cơ thể sẽ ngay lập tức đi vào tình trạng ngộ độc cấp tính cùng các biểu hiện như tê liệt hoặc run giật chân tay, khó thở, sốt, nôn mửa,... Đây là trường hợp phải cấp cứu ngay ở các bệnh viện để có giải pháp loại bỏ thủy ngân càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ đi vào tình trạng cấp tính như trên, một số người có thể tích lũy dần thủy ngân vào cơ thể. Thời gian đầu, bạn sẽ không có biểu hiện gì rõ rệt, đôi khi chỉ là cơn đau đầu, choáng váng thoáng qua. Nhưng theo thời gian lâu dài, khi lượng thủy ngân tích tụ đủ nhiều, chúng sẽ đi vào máu và trực tiếp gây ra các bất thường ở hệ thần kinh như rối loạn giấc ngủ, tê liệt chân tay, suy giảm trí nhớ và cảm xúc bất thường, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
Vì vậy, việc xét nghiệm thủy ngân là cực kỳ cần thiết đối với người dân sống trong khu vực xảy ra cháy nhà máy bóng đèn Rạng Đông vừa qua.
2. Tìm hiểu về xét nghiệm thủy ngân
Xét nghiệm thủy ngân để làm gì?
Xét nghiệm thủy ngân là thực hiện các kiểm tra nhằm đánh giá mức độ thủy ngân tích lũy trong cơ thể, từ đó đưa ra các nguy cơ về ngộ độc loại kim loại nặng này.
Thông thường, thủy ngân có trong bóng đèn bị vỡ dù thoát ra ngoài cũng rất ít cơ hội gây ngộ độc cho người sử dụng. Nhưng ở số lượng lớn các bóng đèn như vụ cháy công ty bóng đèn Rạng Đông vừa qua, thủy ngân sẽ bốc hơi do nhiệt độ cao và phát tán trong không khí. Trong tình huống này, theo giám đốc Trung tâm chống độc BV Bạch Mai cho biết, rất khó kết luận ai có nguy cơ nhiễm độc cao vì điều này phụ thuộc nhiều yếu tố: phạm vi tiếp xúc với vùng không khí ô nhiễm, tuổi tác, sức khỏe bệnh nhân...
Vì vậy, xét nghiệm thủy ngân hiện nay được khuyến cáo cho tất cả mọi người, đặc biệt là các đối tượng như lính cứu hỏa, công nhân, người dân ở gần vụ cháy hoặc những ai có dấu hiệu bất thường như ho nhiều, tức ngực, khó chịu, tê chân tay, đờ đẫn...
Xét nghiệm thủy ngân gồm những gì?
Để đánh giá tình trạng thủy ngân có trong cơ thể, các bác sỹ sẽ tiến hành một số xét nghiệm sau:
- Dấu hiệu lâm sàng: các biểu hiện như đau đầu, rối loạn nhận thức, ói mửa, choáng váng, khó thở... là các triệu chứng đặc trưng của ngộ độc thủy ngân cấp tính.
- Xét nghiệm máu: đây là xét nghiệm cơ bản để nhận biết bệnh nhân có tiếp xúc với thủy ngân không. Tuy nhiên, nồng độ thủy ngân trong máu thường sẽ giảm trong khoảng 3 – 5 ngày.
- Xét nghiệm nước tiểu: để đánh giá mức độ phơi nhiễm thủy ngân trong thời gian vài tháng, bạn sẽ được xét nghiệm nước tiểu.
- Thử tóc: đây là giải pháp đánh giá mức độ nhiễm thủy ngân dài hạn.
3. Những biện pháp điều trị - chăm sóc bệnh nhân ngộ độc thủy ngân
Điều trị
Khi bị nhiễm độc thủy ngân với hàm lượng cao trong máu, các bác sỹ sẽ khuyên bệnh nhân nên sử dụng điều trị sắt với các loại thuốc đặc dụng, có khả năng liên kết với thủy ngân trong cơ thể, sau đó đào thải nó ra bên ngoài.
Thuốc phổ biến nhất được sử dụng hiện nay là Chelators với dạng viên hoặc dạng tiêm trực tiếp.
Chăm sóc bệnh nhân nhiễm thủy ngân tại nhà
Để giảm các tác động tiêu cực từ thủy ngân, bạn nên có phương pháp chăm sóc khoa học tại nhà:
- Tăng cường chất xơ trong bữa ăn: chất xơ sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa cũng như đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, nhờ đó nhanh chóng đẩy thủy ngân có hại ra bên ngoài cùng nhiều độc chất khác.
- Uống nhiều nước: nước là thành phần quan trọng đối với sức khỏe vì nó có rất nhiều đóng góp trong các phản ứng sinh hóa. Đồng thời, thủy ngân cũng sẽ được đào thải qua nước tiểu, vì vậy uống nhiều nước sẽ làm tăng tốc quá trình.
- Tránh tiếp xúc với tất cả các nguồn có nguy cơ nhiễm thủy ngân: bạn cần phải tạm thời rời khỏi khu vực đang có nồng độ thủy ngân cao, đồng thời tránh ăn các loại hải sản để tránh gia tăng nồng độ thủy ngân trong máu.
Tuy nhiên, nếu sau khi xét nghiệm và nhận thấy mức độ ngộ độc quá nặng, bạn buộc phải điều trị trong bệnh viện để có các xử lý kịp thời nhất.
Có thể thấy, sau sự kiện nhà máy bóng đèn Rạng Đông cháy, mọi người đều xôn xao về những ảnh hưởng của thủy ngân đối với sức khỏe ở mức độ phát tán khủng khiếp này. Do đó, nếu có dấu hiệu ngộ độc, hãy tiến hành xét nghiệm thủy ngân ngay.
Xem thêm:
- Thủy ngân dạng nào độc nhất?
- Vụ cháy Rạng Đông: Dấu hiệu nhiễm độc thủy ngân bạn nên biết
- Trực tiếp chạm vào thủy ngân ở nhiệt kế có nguy hiểm không?