Người có vết thương hở không nên ăn gì?
Vết thương hở không chăm sóc tốt có thể nhiễm trùng, mưng mủ... Chăm sóc không tốt có thể để lại sẹo xấu, gây mất thẩm mỹ. Vậy người có vết thương hở không nên ăn gì để vết thương không diễn biến nặng hơn?
Người có vết thương hở không nên ăn gì?
Vết thương hở là gì?
Vết thương hở là tình trạng vết thương tổn thương làm mất tính nguyên vẹn của da, khiến da bị rách, có thể thấy các tế bào mô ở lớp sâu bên trong. Vết thương hở có nhiều mức độ theo chiều sâu, rộng và diện tích, tình trạng sạch hay nhiễm khuẩn. Tùy mức độ tổn thương xuống các lớp tế bào da, lớp cơ sâu bên trong sẽ có tình trạng chăm sóc khác nhau, phù hợp cho từng loại nhiễm khuẩn hay không nhiễm khuẩn. Tình trạng vết thương hở, mọi người sẽ rất sợ để lại sẹo, nhiễm khuẩn. Vậy người có vết thương hở không nên ăn gì, sẽ có ở ngay dưới đây.
Người có vết thương hở không nên ăn gì?
- Rau muống
Rau muống kích thích sinh da, lợi tiểu... vì thế nó sẽ khiến vết thương của bạn bị đùn thịt lên, sinh sẹo lồi. Điều này không tốt chút nào về thẩm mỹ.
- Thịt gà
Những vết thương chưa lành, lên da non thì khi ăn thịt gà, bạn sẽ thấy ngứa hơn, lâu lành hơn. Những người đang bị ho, viêm họng... cũng nên tránh thịt gà, nó sẽ khiến tình trạng ho nặng hơn.
- Thịt bò
Thịt bò sẽ khiến vết thương của bạn sậm màu hơn, dễ gây sẹo thâm. Vì thế, chúng ta nên kiêng thịt bò trong thời gian này.
- Hải sản và đồ tanh
Hải sản, đồ tanh sẽ khiến bạn bị ngứa chỗ vết thương đang lên da non, làm tăng khả năng sinh sẹo lồi. Vì thế bạn nên hạn chế hải sản, đồ tanh để tránh sẹo lồi trong thời gian vết thương đang lành.
Để vết thương nhanh lành nên làm gì?
- Ăn uống đủ chất
Ăn uống đủ chất, đặc biệt là đạm như thịt, trứng, sữa... các loại đậu sẽ giúp cơ thể hình thành các tế bào mới tốt hơn, giúp làm lành vết thương.
- Bổ sung thêm vitamin
Các vitamin như A, B, E, C có vai trò giúp kích thích tạo mô mới, vết thương nhanh liền hơn. Đồng thời vitamin C giúp tăng sức đề kháng, tránh hiện tượng viêm nhiễm, mưng mủ. Các loại rau xanh đậm, thanh long... chứa nhiều vitamin này.
Kẽm và selen có nhiều trong trứng sẽ giúp vết thương nhanh liền, chống nhiễm khuẩn.
- Sử dụng rau diếp cá và nghệ tươi để nhanh liền sẹo
Nghệ giúp tái tạo vết thương ngoài da, chống hình thành sẹo xấu, làm mờ vết thâm. Bạn có thể dùng nghệ tươi chấm trực tiếp lên vết thương mới liền sẹo, lúc vết thương đang bong vảy, lên da non.
Diếp cá có tính kháng khuẩn cao, giúp chống viêm, kích thích vết thương mau lành.
- Không nên gãi vết thương
Thời gian da liền, lên da non. Lớn bọc màu đỏ sẫm bên ngoài sẽ dần chết, không còn có chức năng nuôi dưỡng nữa, nó sẽ dần bóc ra nhưng chưa bóc hẳn. Một phần nhỏ trong vảy ngoài này vẫn dính lại vào thịt, có nghĩa nó vẫn chưa chết hẳn, vẫn còn khả năng bảo vệ vết thương chưa lành bên trong. Thời gian này, bạn sẽ cảm thấy khá ngứa khi mọc da non, có thể bạn sẽ gãi khiến lớp khô bên ngoài tróc ra kèm theo chảy máu. Như thế, cơ thể lại cần kết tập tiểu cầu, bọc lại cái phần vết thương hở bạn vừa làm tróc ra. Thời gian liền lại càng lâu hơn.
Vì thế, lúc lên da non, bạn không được gãi, không được bóc lớp khô bên ngoài ra, phải để nó tự bóc.
- Không băng kín vết thương hở
Vết thương hở xây xước da, hoặc vết thương hở vừa phải không nhiễm trùng hay bất kỳ vết thương nào không rỉ máu. Không cần phải băng kín bằng các loại băng silicon. Bạn chỉ cần băng một lớp gạc mỏng để lên vết thương hoặc nếu vết thương nhỏ đã đóng vảy khô bạn không cần băng nữa. Vết thương rộng, sâu có nhiều dịch mủ thì sẽ sử dụng gạc để đắp lên vết thương thấm dịch, vừa đảm bảo vô khuẩn vừa giúp thoáng cho vết thương.
Băng vết thương càng kín, sẽ sinh vi khuẩn kỵ khí, sẽ làm vết thương mưng mủ, có mùi. Vết thương sẽ lâu lành hơn.
- Giữ vết thương luôn khô ráo, sạch sẽ.
Không cần phải rửa bằng nước muối và betadine quá nhiều lần trong ngày. Nếu vết thương hở rộng, cần chăm sóc y tế rửa hằng ngày hoặc rửa cách ngày. Sẽ giúp vết thương nhanh liền hơn. Nếu vết thương rộng, đang lên tế bào mầm, không đổ thẳng trực tiếp betadine vào. Cần pha loãng betadine với nước muối hoặc rửa xung quanh. Betadine khi rửa nhiều, sẽ gây chết hết các tế bào mầm, làm tình trạng vết thương sẽ lâu lành hơn.
- Không tự ý bôi thuốc không rõ lên vết thương
Những loại thuốc dân gian, loại thuốc tự chế có thể gây kích ứng, có thể làm hỏng các tế bào mầm, khiến vết thương lâu lành hơn. Việc sử dụng thuốc nên theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ tốt hơn, nếu tình trạng vết thương hở nặng.
- Trường hợp vết thương hở trên nền bệnh nhân tiểu đường
Trên nền bệnh nhân tiểu đường, vết thương sẽ liền chậm hơn, nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn. Vì thế, khi chăm sóc vết thương hở trên nền bệnh nhân tiểu đường cần chú ý hơn, chăm sóc kỹ hơn, hạn chế băng kín, chế độ dinh dưỡng bệnh nhân tiểu đường... Tốt nhất bạn nên cẩn thận hơn, dù chỉ là vết thương nhỏ nhưng bệnh nhân tiểu đường cũng sẽ lâu liền hơn.
- Bệnh nhân trên nền lupus ban đỏ
Trên nền bệnh nhân bị lupus ban đỏ, là bệnh miễn dịch hệ thống, vì thế cơ thể họ sẽ yếu hơn các bệnh nhân bình thường khác. Vì thế, cần chăm sóc kỹ, tránh nhiễm khuẩn, sử dụng kháng sinh dự phòng đối với vết thương có diện tích rộng, sâu.
- Bệnh nhân trên nền suy giảm miễn dịch
Bệnh nhân suy giảm miễn dịch như HIV, đợt cấp viêm gan B, sốt xuất huyết giảm tiểu cầu... miễn dịch bệnh nhân sẽ kém hơn bình thường, cơ thể sẽ yếu hơn, nguy cơ dễ nhiễm khuẩn hơn. Vì thế cần cẩn thận hơn trong chăm sóc vết thương, tránh để vết thương nhiễm khuẩn.
Chăm sóc tốt vết thương hở sẽ giúp vết thương nhanh liền, sẹo sẽ nhỏ hơn hoặc không để lại sẹo, đây là vấn đề nhiều người mong muốn nhất. Mong rằng những kiến thức Vicare cung cấp ở trên đã giúp quý độc giả hiểu được người có vết thương hở không nên ăn gì để vết thương nhanh liền. Chúc những bạn đang bị thương nhanh khỏi, chăm sóc tốt không để lại sẹo.
Xem thêm:
- Vết thương hở có nên băng kín?
- Cách sát trùng vết thương hở
- Vết thương bị hở sau khi cắt chỉ phải làm sao?