Người bị tiểu đường nên ăn gì? Nên kiêng ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường. Bài viết này HoiBenh sẽ liệt kê các loại thực phẩm nên và không nên có trong chế độ ăn cho người bị tiểu đường mà ít người ngờ đến.

Người bị tiểu đường nên ăn gì? Nên kiêng ăn gì? Người bị tiểu đường nên ăn gì? Nên kiêng ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường. Bài viết này HoiBenh sẽ liệt kê các loại thực phẩm nên và không nên có trong chế độ ăn cho người bị tiểu đường mà ít người ngờ đến.

Người bị tiểu đường nên ăn gì?

Táo

  • Táo chứa ít calo nhưng lại có hàm lượng chất xơ rất cao (mỗi quả táo chứa trung bình 4g chất xơ).
  • Ngoài ra, táo còn có khả năng giúp bạn quên đi cảm giác đói và ngăn ngừa các đợt tăng đường đột ngột giữa các bữa ăn.
  • Loại quả này có khả năng chống lại tác động xấu của cholesterol và ngăn cản hiện tượng tăng lượng đường một cách đột ngột trong cơ thể.
  • Táo xanh và táo đỏ là 2 loại phổ biến và bổ dưỡng nhất. Một lát táo trộn với yến mạch và sữa sẽ giúp cơ thể bạn cân bằng năng lượng vào buổi sáng.
vicare.vn-nguoi-bi-tieu-duong-nen-an-gi-nen-kieng-an-gi-body-1

Trứng

  • Trứng chứa nhiều amino acid và hàng loạt các dưỡng chất quan trọng khác.
  • Nhiều người nghĩ rằng ăn lòng đỏ trứng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên, thói quen sử dụng 1 hoặc 2 quả trứng mỗi ngày sẽ không gây hại gì cho bạn.
  • Ăn trứng thường xuyên sẽ giúp bạn chống lại các cơn đói. Đây là giải pháp hàng đầu cho những người muốn ngừa bệnh tiểu đường.

  • Vấn đề lớn nhất của những người mắc bệnh tiểu đường chính là nguy cơ biến chứng sang tim mạch.
  • Thói quen ăn cá đều đặn sẽ giúp bạn giảm đến 40% nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Cá chứa nhiều chất béo lành mạnh có tác động tốt đối với cơ thể.
  • Các acid béo trong cá sẽ làm tăng khả năng kháng viêm, kháng insulin và giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Quả chôm chôm

  • Quả chôm chôm ngoài giá trị dinh dưỡng cao do chứa nhiều vitamin C, giàu đạm, chất béo và các nguyên tố vi lượng như đồng, mangan, kali, canxi, sắt...
  • Hạt chôm chôm còn gọi là thiều tử, vị ngọt, tính ấm, chứa nhiều chất béo không no..., có tác dụng tiêu viêm kháng khuẩn, được dùng để chữa bệnh tiểu đường, viêm niêm mạc miệng, kiết lỵ, các vết loét lâu ngày, giảm béo và làm đẹp da.

Ổi

  • Loại quả đặc biệt này là một món ăn tuyệt vời giúp chống lại bệnh tiểu đường.
  • Ổi có thể làm giảm khả năng hấp thu đường trong máu.
  • Vì rất giàu vitamin C nên ổi có thể làm giảm sự tổn thương ở các tế bào mà bệnh tiểu đường gây ra.

Thịt bò

  • Thịt đỏ và thịt bò có vai trò rất lớn trong việc chống lại bệnh tiểu đường.
  • Nếu sử dụng thịt bò, bạn nên chọn phần phi-lê, thăn hoặc mông. Lượng protein trong thịt bò sẽ giúp bạn no lâu và quên đi cảm giác thèm ăn vặt.
  • Ngoài ra, một khi bạn không cảm thấy đói, lượng insulin trong cơ thể cũng giảm xuống.
vicare.vn-nguoi-bi-tieu-duong-nen-an-gi-nen-kieng-an-gi-body-2

Quả bơ

  • Bơ xanh rất giàu dinh dưỡng. Loại quả này là một trong số ít những thực phẩm không gây hại cho hệ tiêu hóa.
  • Bơ chứa rất nhiều chất béo không bão hòa, chúng giúp quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn. Nhờ vậy mà lượng đường trong máu không bị tăng đột ngột sau khi bạn ăn quá no.
  • Các chất béo có lợi trong bơ thậm chí còn giúp đảo ngược tác động của kháng insulin và ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Hạt é

  • Hạt é có công dụng làm hạ đường trong máu rất tốt. Mỗi ngày dùng khoảng 10gram (1-2 thìa) hạt é ngâm nở ra cho đá vào uống.
  • Chất xơ cao trong hạt é làm tăng cảm giác no, làm chậm sự hấp thụ thức ăn và điều tiết lượng đường trong máu ở người thừa cân, béo phì hoặc tiểu đường.
  • Hạt é sẽ tiết chất dịch và nở trong nước (20 lần) khi uống chúng sẽ bám vào thành dạ dày tạo thành một thành trì kiểm soát lượng đường hấp thụ vào cơ thể.

Bơ đậu phộng

  • So với những loại snack ít xơ nhiều tinh bột khác, bơ đậu phộng có thể đẩy lùi cảm giác thèm ăn lâu hơn đến 2 tiếng.
  • Ngoài ra, chất béo không bão hòa đơn thể trong bơ đậu phộng cũng hỗ trợ rất nhiều cho quá trình trao đổi chất. Bạn có thể kết hợp bơ đậu phộng ăn bánh mì hoặc rau củ.

2. Người bị tiểu đường nên kiêng ăn gì?

  • Không nên dùng gạo trắng: Gạo là lương thực chính của người Việt Nam ta, được làm từ lúa và từ quá trình xay xát, vo rửa, nấu chín... đã có nhiều thay đổi về thành phần chất dinh dưỡng. Quá trình xát và đánh bóng làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng trong hạt gạo (chất béo trong cám, chất xơ, các vi chất như vitamin nhóm B nhất là B1 trong lớp vỏ cám, muối khoáng). Không có xơ nên tinh bột được tiêu hóa và hấp thu nhanh làm đường huyết tăng nhanh và nhiều hơn sau ăn. Đây là một trong những nguyên nhân chính của người bệnh tiểu đường.
vicare.vn-nguoi-bi-tieu-duong-nen-an-gi-nen-kieng-an-gi-body-3
  • Nhóm chất béo, đường: Hạn chế dùng ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hoà, cholesterol làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, không tốt cho sức khoẻ (thịt mỡ lợn, phủ tạng động vật, da gia cầm, kem tươi, dầu dừa...).
  • Các loại quả sấy khô.
  • Rượu bia và những loại đồ uống có cồn, các thực phẩm chứa chất kích thích
  • Đồ ăn có chứa chất béo bão hòa, cholesterol.

Xem thêm:

  • Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường
  • Những điều cần biết về bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Khám bệnh tiểu đường ở đâu có bác sĩ giỏi?