Người bị tiểu đường có nên ăn hoa quả ngọt?
Nhiều người cho rằng việc ăn hoa quả ngọt có thể làm đường huyết tăng lên nên đã loại bỏ chúng ra khỏi chế độ dinh dưỡng. Vậy quan niệm này có đúng không? Liệu có loại hoa quả ngọt nào mà bệnh nhân tiểu đường có thể ăn hay không?
Người bị tiểu đường có nên ăn hoa quả ngọt?
Đối với người bị tiểu đường, chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời cho mình.
1. Vai trò quan trọng của trái cây đối với sức khỏe người bệnh tiểu đường
Trái cây mang đến một nguồn chất xơ rất tốt cho cơ thể vì cung cấp một lượng chất xơ lớn. Không chỉ vậy, trái cây còn là một nguồn cung cấp vitamin A và C rất lớn. Một người nếu ăn khoảng 100 - 150g trái cây một ngày có thể tăng sức đề kháng cho cơ thể, có thể ngăn ngừa khả năng gây ung thư và một vài bệnh khác. Những loại hoa quả như dứa, quýt, ổi, chanh, dưa hấu,... còn chứa một nguồn khoáng vi lượng phong phú như Natri, Kali, Canxi, Sắt,..rất tốt cho cơ thể.
Với người bị tiểu đường - một bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa - hoa quả rất cần để bổ sung chất xơ, năng lượng lành mạnh giúp đảm bảo đủ dinh dưỡng và tăng cường sự trao đổi chất của cơ thể. Vấn đề nằm ở chỗ họ cần biết cách ăn hoa quả khoa học, hợp lý.
2. Người bị tiểu đường không nên ăn hoa quả ngọt?
Có nhiều bệnh nhân tiểu đường vì sợ lượng đường trong máu tăng cao nên không dám ăn các loại hoa quả chín và quá ngọt như dứa, xoài, nho,... và thường ăn những loại quả được cho rằng ít ngọt hơn như táo, dưa hấu, thanh long,... để kiểm soát lượng đường trong máu.
Đây là một quan niệm sai lầm.
Thực tế độ ngọt trong hoa quả không đi kèm với độ đường. Người bệnh đái tháo đường hoàn toàn có thể ăn các loại hoa quả ngọt với một lượng vừa phải để vừa có thể kiểm soát lượng đường trong máu lại vừa bổ sung được vitamin và vi chất cho cơ thể. Trong đó các loại quả như cam, bưởi, lê, táo,... đặc biệt tốt cho người bị tiểu đường.
Người bệnh tiểu đường cần lưu ý về chỉ số đường trong hoa quả và chọn thời điểm ăn hợp lý để lượng đường huyết không bị tăng. Tốt nhất người bệnh nên dùng một lượng khoảng 150g mỗi lần, khoảng cách giữa 2 lần ăn hoa quả phải từ 6 giờ trở lên. Người tiểu đường cũng không nên sử dụng nước ép hay sinh tố trái cây vì nó sẽ làm loại bỏ một lượng không nhỏ chất xơ trong cơ thể, khiến cho đường trong máu bị hấp thu nhanh gây tăng đường huyết. Cũng nên hạn chế sử dụng các loại hoa quả sấy khô vì những loại hoa quả này có lượng đường lớn hơn nhiều so với hoa quả tươi.
3. Những loại trái cây người tiểu đường nên ăn
Người đái tháo đường có thể lưu ý chọn những loại hoa quả này để cung cấp các chất oxi hóa và cung cấp vitamin A và C giúp ích cho việc làm hạn chế sự tăng lượng đường huyết cho cơ thể:
- Dưa hấu: Trong dưa hấu có rất nhiều vitamin B và C, beta-carotene, Kali và lycopene thấp. Các chất này rất tốt cho người bệnh đái tháo đường.
- Bưởi đỏ: Bưởi là một lựa chọn rất tốt cho người bệnh tiểu đường.Người bệnh tiểu đường có thể ăn nửa quả bưởi mỗi ngày.
- Táo: Trong táo chứa rất nhiều chất oxi hóa và nhiều chất dinh dưỡng. Ăn táo mỗi ngày có thể giúp làm giảm lượng cholesterol, tăng cường hệ miễn dịch, làm sạch hệ tiêu hóa, đồng thời còn giúp làm giảm lượng chất béo cho cơ thể.
- Cam: Được biết đến là một nguồn cung cấp vitamin C lớn, cam còn chứa hàm lượng Carb thấp và Kali, rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.
- Việt quất: Việt quất là loại quả chứa rất nhiều chất chống oxi hóa, rất có lợi cho bệnh nhân mắc đái tháo đường. Loại quả này cũng chứa hàm lượng Carbs thấp, nhiều chất xơ vitamin.
- Đào: Đào là một loại quả giàu vitamin A và C, giàu chất xơ, Kali, đồng thời có chỉ số đường (GI) thấp nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường.
Xem thêm:
- 4 món ăn từ hạt đậu cho người bị tiểu đường
- Người bị tiểu đường nên ăn gì? Nên kiêng ăn gì?
- Chế độ ăn uống lành mạnh cho người mắc bệnh tiểu đường