Người bị tiểu đường có được ăn cơm trắng không?

Chỉ số đường huyết của cơm trắng cao (GI=83) nên nhiều người e ngại không biết người bị tiểu đường có được ăn cơm trắng không? Đây là thông tin khiến người mắc bệnh tiểu đường băn khoăn bởi cơm trắng là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của người Việt.

Người bị tiểu đường có được ăn cơm trắng không? Người bị tiểu đường có được ăn cơm trắng không?

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này.

1. Bệnh tiểu đường là gánh nặng của xã hội

3,2 triệu người đã chết vì các bệnh liên quan đến tiểu đường tương đương với những người tử vong vì HIV/AIDS. Đây là thông tin được GS TS Thái Hồng Quang, Phó chủ tịch Hội Nội tiết – Đái tháo đường Việt Nam cho hay.

Các kết quả khác còn cho thấy, bệnh tiểu đường đã chiếm 5-10% kinh phí chăm sóc y tế chung trên toàn thế giới. Vì vậy, bệnh tiểu đường là gánh nặng cho xã hội. Đáng lo ngại hơn là 60% bệnh nhân tiểu đường chưa được chẩn đoán và bệnh xuất hiện ở đối tượng ngày càng trẻ hóa khi mà tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng nhanh chóng.

Theo số liệu của IDF, số người tiểu đường đã vượt quá 285 triệu người. Dự kiến tổng số người bệnh tăng lên 435 triệu người vào năm 2030 dù các hoạt động phòng chống bệnh luôn được nâng cao.

Theo nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết Trung ương, năm 1995 tỷ lệ bệnh chỉ có 1,1 đến 2,5%. Thì nay, lứa tuổi từ 30-60 có số người mắc bệnh là 5,7% ở nông thôn, ở khu vực thành thị với con số báo động là 7-10%.

vicare.vn-nguoi-bi-tieu-duong-co-duoc-com-trang-khong-body-1

2. Cơm trắng không phải thủ phạm gây bệnh

Nói tới cơm trắng gây tiểu đường, các bác sĩ thường gặp chung 1 câu hỏi của bệnh nhân là “Người bị tiểu đường có được ăn cơm trắng không?”. Một số người quy trách nhiệm cho cơm trắng gây bệnh tiểu đường. Đây là 1 quan niệm sai lầm.

TS Nguyễn Khánh Hoà - bác sĩ Việt sinh sống và nghiên cứu tại Canada, cho hay, cơ chế bệnh sinh của bệnh tiểu đường type 1 và type 2 đã có nhiều nghiên cứu nhưng chưa chỉ ra được nguyên nhân chính và chưa có cách điều trị dứt điểm.

Bệnh tiểu đường type 2 diễn biến khá thầm lặng. Ban đầu là các tế bào của cơ thể bị giảm đáp ứng với insulin làm cho tuyến tụy tăng tiết insulin để bù đắp.

Nhiều người cho rằng cơm trắng gây bệnh tiểu đường nên nói không với ăn cơm trắng. Các bác sĩ nói đây là quan niệm sai lầm. Gạo trắng sau khi làm sạch vỏ trấu sẽ cho nhiều tinh bột hơn. Gạo trắng chứa năng lượng nên dễ gây hiểu nhầm là thủ phạm gây tiểu đường. Người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn cơm trắng như người bình thường. Thực tế, nguyên nhân gây tiểu đường chủ yếu do là thừa cân, ăn nhiều năng lượng và vận động ít.

3. Cơm trắng ăn vừa đủ không gây tiểu đường

Nếu nói ăn cơm trắng gây tiểu đường thì tại sao người dân ở nông thôn ăn nhiều gạo trắng hơn người dân ở thành thị gấp 3 lần nhưng tỷ lệ người bệnh thấp, chỉ 1-2%, trong khi người dân thành thị mắc tới 10%.

Gạo trắng là thực phẩm có chỉ số năng lượng cao (4 calories/1g). Tiểu đường liên quan đến việc người bệnh mất cân đối giữa năng lượng hấp thu và năng lượng tiêu thụ của cơ thể. Do đó, nếu ăn quá nhiều gạo trắng thì có nguy cơ thừa năng lượng. Nếu thừa năng lượng kết hợp với việc người bệnh lười vận động thì có nguy cơ mắc tiểu đường cao.

Do đó, việc quan trọng là phải vận động để không cho năng lượng dư thừa, tích mỡ. Vì chúng sẽ gây rối, giảm khả năng thu nhận phân tử đường của tế bào, làm cho tuyến tụy nội tiết phải hoạt động nhiều, tiết ra nhiều insulin khiến các phân tử đường xâm nhập vào tế bào.

Bệnh tiểu đường có thể phòng ngừa bằng cách làm chậm quá trình bệnh bằng cách duy trì cân nặng lý tưởng và tăng cường hoạt động thể lực

vicare.vn-nguoi-bi-tieu-duong-co-duoc-com-trang-khong-body-2

4. Bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì?

Bên cạnh việc ăn cơm trắng vừa đủ, người bệnh tiểu đường có thể phối hợp ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, như:

  • Rau xanh và trái cây: Rau xanh, trái cây có nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, có hàm lượng cao chất chống oxy hóa nên có tác dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch cơ thể.
  • Chất đạm: Chất đạm có trong thịt nạc, chúng chứa nhiều axit lonoleic tổng hợp nên cải thiện chức năng chuyển hóa đường ở trong máu.
  • Chất béo tốt: Chất béo tốt có trong quả bơ, hạnh nhân, óc chó,... sẽ giảm nồng độ cholesterol trong máu.
  • Ăn cá ít nhất 2 lần/tuần: Cá cung cấp chất béo rất tốt cho người bị tiểu đường.
vicare.vn-nguoi-bi-tieu-duong-co-duoc-com-trang-khong-body-3

5. Nguyên tắc trong ăn uống đối với người bệnh tiểu đường

Người bị tiểu đường nên tuân thủ nguyên tắc ăn uống sau đây để tránh tăng đường huyết, làm chậm hoặc ngăn chặn các biến chứng để có sức khỏe tốt và kéo dài tuổi thọ:

  • Ăn thành nhiều bữa trong ngày
  • Ăn đúng giờ, điều độ, không nên ăn quá đói hoặc quá no
  • Không nên thay đổi số lượng, cơ cấu bữa ăn quá nhanh
  • Nên tập thể dục mỗi ngày, ít nhất 30-45 phút

Ngay từ bây giờ, người bị tiểu đường có thể ăn cơm trắng vừa đủ mà không phải lo lắng về bệnh. Kèm theo đó là chế độ ăn khoa học cùng nhiều loại thực phẩm nên ăn khác.

Xem thêm:

  • 12 món ăn giúp chống lại bệnh tiểu đường
  • Nghiên cứu mới: Có ít vi-rút trong ruột tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
  • Đi bộ sau ăn tối liệu có tốt cho người bệnh tiểu đường?