Người bị sỏi thận có nên uống sữa không?
Sỏi thận được xem là một bệnh tiềm ẩn khó biết trước được, chỉ khi nặng bệnh mới xuất hiện các triệu chứng. Sỏi thận được hình thành do lắng đọng chất khoáng, đặc biệt sỏi canxi là loại phổ biến nhất dẫn đến tâm lý nhiều người thắc mắc liệu rằng bị sỏi thận có nên uống sữa không?
Người bị sỏi thận có nên uống sữa không?
Sỏi thận được xem là một bệnh tiềm ẩn khó biết trước được, chỉ khi nặng bệnh mới xuất hiện các triệu chứng. Sỏi thận được hình thành do lắng đọng chất khoáng, đặc biệt sỏi canxi là loại phổ biến nhất dẫn đến tâm lý nhiều người thắc mắc liệu rằng bị sỏi thận có nên uống sữa không?
Bệnh sỏi thận là gì?
Bệnh sỏi thận là do sự lắng đọng của các chất đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu, vì một số lý do nào đó đã kết tinh, lắng đọng lại và tạo sỏi trong thận. Tùy thuộc vào thời gian, vị trí, mức độ lắng đọng mà kích thước sỏi lớn nhỏ khác nhau.
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sỏi thận như: Do uống ít nước khiến cho lượng chất cặn bã không đào thải được ra ngoài từ đó tạo điều kiện cho sỏi thận hình thành. Ngoài ra, còn có chế độ ăn uống không hợp lý hoặc do bị nhiễm trùng bộ phận sinh dục.>>> Xem thêm: Biểu hiện và biến chứng của sỏi thận rơi xuống bàng quang
Bị sỏi thận có nên uống sữa không?
Sỏi thận là bệnh phổ biến trong cuộc sống, rất dễ mắc và cũng dễ tái phát. Trong tất cả các loại sỏi như: sỏi phosphat, sỏi canxi, sỏi uric, sỏi cystin, thì có tới 80- 90% là sỏi canxi- liên quan mật thiết với chế độ dinh dưỡng hằng ngày của người bệnh. Trường hợp dễ nhận thấy là họ ăn nhiều thức ăn chứa protein, natri, oxalate mà lại ăn ít xơ sợi, đường tinh khiết, kèm theo không uống đủ lượng nước cần thiết dẫn đến làm tăng nồng độ canxi trong nước tiểu.
Sữa vốn chứa nhiều canxi, mà canxi là một trong những yếu nguy hiểm nhất để hình thành sỏi thận.Người sỏi thận nên uống sữa ở mức độ hợp lý
Nói như vậy không có nghĩa là người sỏi thận hoàn toàn không được uống sữa. Bởi cho đến nay vẫn chưa có một kết quả nghiên cứu khoa học nào chứng minh được người bị sỏi thận phải kiêng sữa. Vì quá trình hình thành sỏi thận rất phức tạp, và do nhiều yếu tố gây ra, chứ không phải chỉ là do bị dư thừa canxi.
Nếu bạn mắc phải loại sỏi axit uric hay cystin.. thì có thể dùng 1 số loại sữa ít béo, chứa ít canxi. Nếu kiêng quá mức sẽ gây ra mất cân bằng hấp thu canxi, khiến cơ thể hấp thụ nhiều oxalat từ ruột từ đó cũng tạo sỏi thận, chưa hết, thiếu canxi còn dễ bị loãng xương.
Tóm lại người sỏi thận vẫn có thể uống sữa nhưng với lượng vừa phải, và tuyệt đối không uống trước khi đi ngủ, bởi nó sẽ làm tốc độ tuần hoàn chậm lại, lượng nước tiểu giảm, các chất cặn trong nước tiểu tăng lên, nước tiểu trở nên đậm đặc khiến sỏi tăng kích cỡ nhanh hơn.Những điều bạn cần biết để loại trừ bệnh sỏi thận
Nên uống nhiều nước, đảm bảo 2,5-3 lít/ngày, chia ra uống nhiều lần. Vì nước vừa giúp hạn chế bị sỏi thận vừa giúp tống những viên sỏi nhỏ ra ngoài.
- Ăn uống điều độ thực phẩm chứa canxi, khoảng 800mg/ngày, nên ăn nhiều rau xanh.
- Chế độ ăn hợp lý: cần giảm thịt động vật, giảm độ mặn, giảm ăn thực phẩm chứa nhiều oxalate, tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purin gây ra sỏi thận như: cá khô, tôm thịt khô, lạp xưởng, mắm...
Người bị sỏi thận có nên uống sữa không? trường hợp này không phải nên hay không mà chỉ là khuyến khích hạn chế uống các loại sữa chứa nhiều canxi, nhưng vẫn có thể uống sữa có ít canxi để tránh tình trạng bị loãng xương. Điều tốt nhất cho bạn là khi bị sỏi thận nên đi khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân từ đó có thể định hướng cho bạn một chế độ ăn uống hợp lý phù hợp với hiện trạng bệnh.