Người bị huyết áp thấp có nên uống tam thất không?

Nhiều người biết tam thất là một vị thuốc quý nhưng vì bản thân có bệnh nên cũng không tránh khỏi băn khoăn rằng người bị huyết áp thấp có nên uống tam thất không?

Người bị huyết áp thấp có nên uống tam thất không? Người bị huyết áp thấp có nên uống tam thất không?

Thế nào là bệnh huyết áp thấp?

Huyết áp thấp hay còn gọi là chứng giảm huyết áp, nó thể hiện bằng trị số huyết áp. Trị số huyết áp của người bình thường là 120/80mmHg (đây là trị số giữa huyết áp tâm thu/tâm trương). Còn ở người mắc bệnh huyết áp thấp trị số huyết áp do được là dưới 90/60mmHg.

Một người khỏe mạnh bình thường, thi thoảng đo huyết áp thấy trị số thấp mà không có triệu chứng gì thì không cần điều trị bởi vì nó không phải là bệnh. Tuy nhiên, nếu được bác chuyên khoa chẩn đoán mắc bệnh huyết áp thấp, người bệnh cần được theo dõi và điều trị. Vì nếu để nặng căn bệnh này có thể biến chứng và gây ra một số căn bệnh nguy hiểm cho tim, một số bệnh liên quan đến tuyến nội tiết, thần kinh...

Đối với người cao tuổi, người có bệnh mạn tính nếu đo huyết áp ở mức thấp cần được quan tâm và điều trị. Bởi tình trạng này có thể gây nguy hiểm do máu không đến đủ với tim, não hoặc các bộ phận khác trong cơ thể.

Có nhiều nguyên nhân gây ra huyết áp thấp, trong đó huyết áp thấp sinh lý có thể do di truyền, do sống ở vùng núi cao. Còn huyết áp thấp do bệnh lý, có thể do sự suy giảm chức năng của các cơ quan quan trọng như: tim, thận, do suy giảm hoạt động của tuyến giáp. Hoặc do hệ thống thần kinh thực vật của cơ thể không tự điều chỉnh được dẫn đến tụt huyết áp tư thế.

vicare.vn-nguoi-bi-huyet-ap-thap-co-nen-uong-tam-khong1

Ngoài ra, căng thẳng thường nhật trong cuộc sống, môi trường ô nhiễm, khuynh hướng sử dụng sản phẩm nhiều độc chất, béo phì, suy dinh dưỡng... cũng có thể gây ra bệnh huyết áp thấp. Hoặc do suy giảm hoạt động của tuyến giáp khiến cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng hormone của tuyến giáp cũng gây ra huyết áp thấp

Người bị huyết áp thấp có dùng được tam thất không?

Tác dụng của tam thất đối với sức khỏe

Để trả lời cho câu hỏi người huyết áp thấp có dùng tam thất được không, chúng ta cần biết đôi điều về tam thất - vị thuốc được truyền tụng nhiều trong dân gian.

Từ trước đến giờ, dân gian vẫn truyền tai nhau về công dụng của tam thất, nhưng phần lớn không mấy người hiểu hết công dụng của nó. Tam thất là một trong những vị thuốc quý từ cổ xưa, nó có rất nhiều tác dụng chữa bệnh và được mệnh danh là “kim bất hoán” có nghĩa là quý hơn cả vàng, có vàng cũng không đổi được.

Trong đông Y củ tam thất được coi là vị thuốc có tính ôn hơi ấm, vị cay, có tác dụng bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, có chức năng an thần, điều trị suy nhược...

Và cũng theo y học cổ truyền, bệnh huyết áp thấp là do: khí huyết hư, tỳ thận hư, phổ biến nhất là khí huyết lưỡng hư. Do đó, để trị huyết áp thấp hiệu quả thì nên dùng các vị thuốc có công dụng ôn ấm, trợ dương, bổ khí, dưỡng huyết. Một trong các vị thuốc đó chính là tam thất.

Còn theo y học hiện đại, củ tam thất chứa một chất gọi là noto ginsenosid làm giãn mạch máu. Tạo máu và cải thiện lưu lượng máu, giúp máu lan tỏa đều vào các tế bào, ngăn ngừa tình trạng thiếu oxy.

vicare.vn-nguoi-bi-huyet-ap-thap-co-nen-uong-tam-khong2

Tác dụng của tam thất đối với người bị huyết áp thấp

Bất kỳ bộ phận nào của tam thất cũng có tác dụng chữa bệnh, tuy nhiên nổi bật nhất vẫn là củ và hoa tam thất. Củ tam thất có chứa nhiều chất dinh dưỡng như: Fe, Ca, sterol, acid amin, arasaponin A, arasaponin B. Trong khi đó hoa tam thất lại sở hữu 2 hoạt chất nhân sâm cực quý là Rb1 và Rb2. Vậy các chất này có ích gì cho bệnh nhân huyết áp thấp không, và người bị huyết áp thấp có nên uống tam thất không?

Như đã nói ở trên, hầu hết các bộ phận của cây tam thất đều rất tốt cho sức khỏe con người. Riêng củ và hoa tam thất có vị đắng, tính âm, giúp điều trị bệnh mất ngủ kinh niên, giảm căng thẳng, hỗ trợ thần kinh, giải độc gan, hạ men gan, ổn định tim mạch, giảm mỡ máu, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường và quan trọng nhất là điều hòa huyết áp. Giờ thì bạn có thể tự trả lời được câu hỏi huyết áp thấp có nên uống tam thất hay không rồi.

Ngoài những tác dụng trên thì một những trong lý do mà người huyết áp thấp cũng dùng được tam thất là bởi tác dụng bổ máu của loại thảo dược này. Tam thất giúp ngăn chặn tình trạng chảy máu trong - ngoài, làm tan máu đông, hóa ứ, thúc đẩy tuần hoàn máu - điều mà bệnh nhân huyết áp thấp cần hơn cả.

Huyết áp thấp là khi chỉ số áp lực máu tác động lên thành động mạch thấp do máu quá ít không đủ để nuôi dưỡng các tế bào, nhất là não. Điều này dễ dẫn đến tình trạng hoa mắt chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu. Trường hợp huyết áp xuống quá sâu, người bệnh có thể bị đau tức ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, nguy hiểm nhất là tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.

Trong khi đó, tam thất, cụ thể là hoa tam thất lại chứa một chất gọi là noto ginsenosid có tác dụng làm giãn mạch máu, tạo máu và cải thiện lưu lượng máu, giúp máu lan tỏa đều vào các tế bào, ngăn ngừa tình trạng thiếu oxy ở người bị huyết áp thấp.

vicare.vn-nguoi-bi-huyet-ap-thap-co-nen-uong-tam-khong3

Bị huyết áp thấp thì nên dùng tam thất như thế nào?

Đến phần này chúng ta đã biết người có huyết áp thấp vẫn dùng được tam thất một cách bình thường thì cũng cần biết thêm sử dụng tam thất như thế nào cho phù hợp.

Hai bộ phận được dùng nhiều nhất của cây tam thất là củ và hoa.

Củ tam thất: Cần chọn loại củ lâu năm, rửa sạch, phơi khô thái lát sắc nước uống hoặc hầm với thịt gà. Ngoài ra bạn cũng có thể nghiền củ tam thất (dạng khô) thành bột mịn rồi pha với nước sôi để uống.

Hoa tam thất: Hoa tươi dùng để nấu canh, xào thịt, còn hoa khô dùng để pha trà. Có thể pha trà bằng nụ tam thất uống thay nước lọc hàng ngày.

Hoa tam thất cũng được sử dụng rất nhiều trong Đông y vì đây là một vị thuốc rất tốt cho sức khỏe. Hoa tam thất có vị ngọt hơi đắng, thơm mùi hoa đặc trưng, rất dễ uống. Hàng ngày, chúng ta có thể dùng vài nụ (khoảng 2 - 4g) pha nhiều lần với nước sôi lấy nước uống cho đến khi hết vị ngọt đắng thì thôi. Hoa tam thất có thể dùng khi còn tươi hoặc sau khi phơi khô.

Hoa tam thất đặc biệt phù hợp với người bị mất ngủ kéo dài, ngủ không sâu giấc. Người có chỉ số huyết áp, đường huyết, mỡ máu cao, không ổn định. Người bị suy giảm chức năng gan dẫn đến vàng da, nổi mụn...

Mặc dù nụ hoa tam thất có giá trị rất lớn giúp tăng cường sức khỏe và hiếm gặp phải tác dụng phụ. Tuy nhiên, không phải uống bao nhiêu cũng được và có những người cần hạn chế uống thảo dược này.

Vì hoa tam thất có tác dụng là hạ huyết áp, nếu sử dụng nhiều huyết áp sẽ tụt mạnh. Trong một số trường hợp người bị huyết áp thấp không nên uống nhất là những người đang mang thai, bị tiêu chảy hay có chảy máu. Cơ địa quá nóng cũng nên hạn chế dùng hoa tam thất vì có thể gây ra mẩn ngứa, mụn nhọt...

Với những người bị huyết áp thấp cũng cần kiểm soát huyết áp thường xuyên, kiểm tra sức khỏe và hệ tim mạch của mình định kỳ tại các cơ sở chuyên khoa để nhận được sự tư vấn và lời khuyên tốt nhất.

Từ thông tin trên chúng ta đã biết người bị huyết áp thấp có nên uống tam thất không. Tuy nhiên cách tốt nhất để phòng và trị bệnh huyết áp thấp vẫn là phối hợp giữa chế độ ăn uống, tập thể dục thể thao đều đặn. Tránh stress tâm lý, căng thẳng tinh thần, giữ cuộc sống vui vẻ, lành mạnh để điều hòa huyết áp và bảo vệ hệ tim mạch của mình.

Xem thêm :

  • Tổng quan về bệnh huyết áp thấp và mẹo nhỏ khắc phục
  • Huyết áp thấp khi mang thai có sinh thường được không?
  • Huyết áp thấp gây tai biến mạch máu não như thế nào?