Người bị huyết áp cao có uống được linh chi không?
Linh chi được biết đến như một loại thuốc bổ tự nhiên ở Đông Á và hiện nay đã được sử dụng rộng rãi ở toàn thế giới như một loại thần dược, có tác dụng hữu hiệu đối với nhiều bệnh. Người huyết áp cao có uống được linh chi không?
Người bị huyết áp cao có uống được linh chi không?
Linh chi được biết đến như một loại thuốc bổ tự nhiên ở Đông Á và hiện nay đã được sử dụng rộng rãi ở toàn thế giới như một loại thần dược, có tác dụng hữu hiệu đối với nhiều bệnh. Người huyết áp cao có uống được linh chi không? Đó là băn khoăn của khá nhiều mắc chứng cao huyết áp nhưng muốn sử dụng nấm linh chi vì nghe đồn đây là thần dược tốt cho sức khỏe.
Linh chi có tác dụng chữa bệnh gì?
Trên thế giới, nấm linh chi có tới vài chục loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới thuộc châu Á, châu Đại Dương và châu Mỹ. Ở nước ta có tới 26 loài linh chi khác nhau, phân bố chủ yếu ở các vùng núi cao, nơi có rừng kín, xanh, ẩm, như Lào Cai, Lâm Đồng... Trong đó nhiều loài có giá trị lớn về mặt y học.
Có 6 loại linh chi: linh chi đỏ, linh chi xanh, linh chi vàng, linh chi trắng, linh chi đen, linh chi tím. Trong 6 loại kể trên thì nấm linh chi đỏ được chứng minh là tốt cho sức khỏe hơn cả.
Linh chi hiệu quả tốt với các chứng: đau thắt ngực, bệnh mạch vành, huyết áp dao động, viêm phế quản, hen suyễn, viêm gan mạn tính, cholesterol máu cao, thấp khớp, bệnh đường tiêu hóa, rối loạn tiền mãn kinh, làm tăng trí nhớ. Liều dùng chung của linh chi: 3-10g/ ngày.
Linh chi có nhiều tác dụng rất tốt cho sức khỏe, nâng đỡ và kiến tạo hệ thống miễn dịch của cơ thể như:
- Giảm tình trạng suy nhược thần kinh, mất ngủ: kết hợp linh chi, cúc hoa, lạc tiên, lá sen, vông nem, mỗi vị 6-8g, hãm uống thay trà hoặc sắc uống.
- Hoặc linh chi, long nhãn, quả dâu, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Cũng có thể chỉ dùng riêng linh chi dưới dạng viên tương đương 1g dược liệu. Ngày 3 lần, mỗi lần 3 viên.
- Chữa viêm gan mạn tính, viêm phế quản: linh chi tán bột mịn, mỗi lần uống 2-4g với nước ấm. Ngày uống 2-3 lần.
- Chữa viêm phế quản mạn tính: dùng linh chi dưới dạng siro. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê, tương đương với 3g dược liệu.
- Chữa xơ cứng mạch, tăng huyết áp, đau thắt ngực, tai biến mạch máu não: linh chi 9g; thạch xương bồ, thỏ ty tử, mỗi vị 6g; mẫu đơn bì, cẩu tích, đỗ trọng, hoàng tinh, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, trước bữa ăn 1 giờ.
Đã trải qua 2000 năm nhưng nấm linh chi không có phản ứng phụ nào, điều này làm cho nó trở thành phương pháp chữa trị thay thế rất phổ biến và an toàn. Tuy nhiên, dùng linh chi vẫn có thể xảy ra một số tác dụng không mong muốn như: khó tiêu, chóng mặt, ngứa ngoài da nhẹ, thường gặp ở những người quá nhạy cảm. Tình trạng này là do phản ứng mạnh của cơ thể bài tiết chất độc có từ thức ăn và chứng tỏ tác dụng tốt của nấm linh chi. Những người này sẽ trở lại bình thường sau một thời gian.
Những người bị huyết áp cao có uống được linh chi không?
Huyết áp cao là một căn bệnh nguy hiểm vì nó gây biến chứng nặng nề trên hầu hết cơ cơ quan của cơ thể như tim, não, thận, mắt... Do đó việc điều trị huyết áp cao cần được quan tâm để tránh những tai biến nguy hiểm mà nó có thể gây ra. Nấm linh chi giúp điều hòa và ổn định huyết áp, nó chính là phương thuốc hữu hiệu để điều trị bệnh huyết áp cao.
Trong nấm Linh Chi có chứa các thành phần như: germanium, polysaccharides, steroids, axit ganoderic. Những hoạt chất này có tác dụng ức chế sự tập trung tiểu cầu do đó giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả và an toàn bệnh cao huyết áp, giúp điều hòa và làm ổn định huyết áp. Theo các thử nghiệm lâm sàng cho thấy bệnh nhân cao huyết áp sử dụng nấm linh chi trong vòng 3 tuần triệu chứng sẽ giảm đáng kể.
Tác dụng của nấm linh chi là giảm độ tạo huyết khối của máu và phòng ngừa tắc nghẽn mạch máu, chủ yếu là nhờ:
- Nấm linh chi có thể làm tăng hàm lượng các lipoprotein mật độ cao trong máu, từ đó dần dần chuyển hóa, hoà tan và đào thải cholesterol mật độ thấp.
- Nấm linh chi có thể nâng cao khả năng hòa tan của máu, làm tan các khối tiểu cầu máu trong nhằm ngăn ngừa tạo huyết khối làm tắt mạch máu.
- Tác dụng của nấm linh chi còn ở chỗ: Giúp giảm nồng độ mỡ trong máu, kẻ cả các loại cholesterol xấu.
- Nấm linh chi còn có tác dụng điều hòa huyết áp cho cả huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu.
- Nấm linh chi cũng giúp giảm độ tạo huyết khối của máu và phòng ngừa tắc nghẽn mạch, bởi nó có thể làm tăng hàm lượng các lipoprotein mật độ cao trong máu, từ đó dần dần chuyển hóa, hoà tan và đào thải cholesterol mật độ thấp.
- Ngoài ra, nấm còn giúp nâng cao khả năng hòa tan của máu, làm tan các khối tiểu cầu máu trong nhằm ngăn ngừa tạo huyết khối làm tắt mạch máu, giảm nồng độ mỡ trong máu.
Dùng linh chi đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất
1. Uống linh hằng ngày
Công dụng: giải nhiệt cho cơ thể, nâng cao thể lực, bồi bổ sức khỏe. Bã linh chi phơi khô đun lấy nước dùng để tắm rất tốt cho da và tóc.
- Nấm linh chi 30g thái lát, cho vào ấm đun cùng với 500ml nước, đun khoảng 3 phút rồi tắt lửa.
- Để ngâm như vậy trong vòng 5-10 phút rồi đun nhỏ lửa liu riu khoảng 30 phút, còn 300ml. Chắt nước ra.
- Dùng kéo cắt nhỏ lát linh chi, thêm nước, đun tiếp lấy nước 2 và nước 3: hòa lẫn 3 nước với nhau và bảo quản trong tủ lạnh. Chia uống trong ngày, uống lúc đói bụng, có thể thêm mật ong, đường phèn cho dễ uống.
2. Nấm linh chi nghiền bột
- Linh chi tán bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 3g chiêu với nước ấm
- Hoặc có thể cho vào tách hãm bằng nước thật sôi trong 5 phút, sau đó uống hết cả bã.
- Tuy hơi khó uống vì dược liệu không tan trong nước nhưng đây là cách dùng tốt nhất theo khuyến cáo của các nhà nghiên cứu có công dụng trị chứng mất ngủ, hồi hộp, trị chứng phế hư, hen suyễn, tốt cho người bị viêm gan, suy nhược cơ thể.
3. Kết hợp với thảo dược khác
Nấm linh chi có thể phối hợp với các thảo dược khác như nhân sâm, hồng táo, tam thất, ngân nhĩ, cam thảo làm thức uống bổ dưỡng trong phòng và chữa bệnh
- Cách 1: Linh chi 10g và nhân sâm 5g, tán bột mịn trộn đều, ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 3g, chiêu với nước ấm. Giúp trị suy nhược thần kinh, huyết áp thấp, bổ não, ích trí, nhuận phế. Tuy nhiên, người bị tăng huyết áp không nên dùng.
- Cách 2: Linh chi 9g, tam thất 6g và sắc uống. Tác dụng: bổ huyết, dưỡng tâm, an thần, dùng cho người tăng huyết áp, xơ vỡ động mạch.
- Cách 3: Linh chi 9g, lá vông 12g, lá sen 12g, lá vông 12g, cúc hoa 10g. Các vị thuốc hãm với nước sôi hoặc sắc uống trong ngày. Có tác dụng trị mất ngủ, suy nhược thần kinh.
- Cách 4: Linh chi, ngân nhĩ lượng bằng nhau, tán nhỏ, ngày dùng 10g hãm với nước sôi 30 phút là dùng được. Công dụng: tư âm, nhuận phế, trừ đờm, dùng cho người bị viêm phế quản, suy nhược cơ thể.
- Cách 5: linh chi 6g, hồng táo 4g, cam thảo 2g. Các vị thuốc hãm với nước sôi uống như trà. Công dụng: trị rối loạn giấc ngủ, làm đẹp da, mát gan.
Lưu ý: Khi sử dụng linh chi tán bột cần uống nhiều nước, không sử dụng trong thời gian dài liên tục. Linh chi là thuốc bổ nhưng khi dùng linh chi, nếu thấy khó tiêu, chóng mặt, hay ngứa ngoài da nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc.
Xem thêm:
- Cao huyết áp nên uống nước gì?
- Cao huyết áp nên ăn trái cây gì?
- Nên uống thuốc cao huyết áp lúc nào?