Người bị đau dạ dày có nên uống sữa hay không?

Đau dạ dày là chứng bệnh thường gặp ở hệ tiêu hóa, người bị đau dạ dày thường cảm thấy nóng rát bao tử, ợ hơi nóng, chướng bụng...do ảnh hưởng của dịch axit bên trong dạ dày. Các bệnh nhân của bệnh đau dạ dày cần bổ sung các thực phẩm giàu chất béo như trứng, sữa để làm trung hòa axit này.

Người bị đau dạ dày có nên uống sữa hay không? Người bị đau dạ dày có nên uống sữa hay không?

Các bệnh nhân đau dạ dày thường gặp khó khăn trong việc ăn uống. Các loại thực phẩm có vị chua, cay, nóng, nhiều gia vị... là nhóm thức ăn tối kỵ đối với bệnh nhân đau dạ dày. Ngoài ra, những thực phẩm khô, cứng, khó tiêu hóa cũng cần được loại bỏ trong bữa ăn hàng ngày.

Dưới đây là nhóm các thực phẩm dành cho người bị đau dạ dày, các bệnh nhân chỉ cần bổ sung đầy đủ các thực phẩm trong các nhóm này sẽ giúp cân bằng độ axit trong dạ dày, bảo vệ được niêm mạc dạ dày không bị ảnh hưởng hay kích thích, làm giảm các cơn đau nhanh chóng và giúp bệnh tình thuyên giảm rất nhiều.

Đau dạ dày không nên ăn nhiều chất béo

Chất béo là nhóm quan trọng nhất trong thực đơn mỗi ngày của bệnh nhân đau dạ dày. Những món ăn thuộc nhóm chất béo bao gồm: sữa, trứng, bơ, phô mai. Đối với người bị đau dạ dày, mức axit trong dịch vị luôn cao hơn, chất béo sẽ giúp trung hòa lượng axit này và làm giảm các cơn đau hiệu quả. Người bệnh đau dạ dày có thể dùng các loại sữa như sữa tươi, sữa đặc, sữa bột...nhưng không nên dùng sữa chua vì men trong sữa chua sẽ khiến tổn thương bên trong dạ dày tệ hơn. Hiệu quả sẽ tăng cao nếu kết hợp nhóm chất béo với nhóm tinh bột như bánh mì, cơm...

vicare.vn-nguoi-bi-dau-da-day-co-nen-uong-sua-hay-khong-body-1

Nhóm rau xanh

Rau xanh chiếm vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa của người bị đau dạ dày. Các loại rau củ quả ngọt giàu chất xơ, hỗ trợ hệ tiêu hóa rất tốt giúp dạ dày co bóp, tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn, thức ăn sẽ dễ hấp thụ vào cơ thể hơn đặc biệt đối với người bị đau dạ dày, các loại rau xanh như bắp cải, súp lơ, các loại củ như khoai tây, củ dền chứa nhiều vitamin cần thiết làm lành vết thương bên trong dạ dày một cách nhanh chóng. Tuy nhiên các món rau củ nên được chế biến tối giản như luộc, hấp, hoặc xào nấu với lượng gia vị vừa phải, không nên chiên, xào với nhiều gia vị hoặc lên men lâu ngày như khoai tây chiên, kim chi, dưa cải muối...

Nhóm tinh bột

Có thể nói, tinh bột là thành phần không thể thiếu trong các bữa ăn của người Việt Nam. Sau khi được vận chuyển đến dạ dày, tinh bột trong cơm, bánh mì, cháo sẽ giúp dịch dạ dày được cân bằng, giảm tiết axit, không gây kích thích khó chịu trong bao tử. Người bệnh đau dạ dày cần có tinh bột trong mỗi bữa ăn để việc tiêu hóa của bao tử được bình thường trở lại, tránh việc bao tử hoạt động nhưng không có thức ăn, tuy nhiên cũng không nên ăn quá no dễ khiến việc co bóp tiêu hóa thức ăn của dạ dày gặp khó khăn.

Nhóm giàu đạm

Các loại thực phẩm như thịt cá, hải sản với lượng protein cao sẽ giúp làm lành các vết thương bên trong dạ dày. Người bệnh chỉ cần cung cấp chất đạm dưới hình thức được nấu chín kỹ, mềm giúp dễ tiêu hóa, tránh việc ăn các thực phẩm tái, nấu quá lâu dẫn đến mất chất hoặc chiên xào với nhiều gia vị dễ làm kích thích dạ dày.

vicare.vn-nguoi-bi-dau-da-day-co-nen-uong-sua-hay-khong-body-2

Ngoài các nhóm thực phẩm trên, người bệnh đau dạ dày cũng cần bổ sung các vitamin K, A, D, B... và chất khoáng cần thiết như kẽm, sắt, magie... Khi ăn nên chú ý nhai chậm, kỹ. Thức ăn nên được giữ ở nhiệt độ từ 40 - 50 độ là hợp lý, ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh đều khiến dạ dày co bóp mạnh hơn, cơn đau dạ dày sẽ trở nên tệ hơn. Kết hợp giữa chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng phác đồ điều trị từ bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bệnh nhân đau dạ dày sớm quay lại với cuộc sống khỏe mạnh bình thường.

Xem thêm:

  • Đau dạ dày ăn gì tốt nhất vào buổi sáng?
  • Những hiểu lầm phổ biến về bệnh đau dạ dày gần như ai cũng mắc
  • Đau dạ dày uống thuốc gì nhanh khỏi?