Người bị cao huyết áp uống nước dừa được không?
Nước dừa là thức uống giải khát quen thuộc của Việt Nam và là món khoái khẩu của nhiều người. Một số người mắc bệnh huyết áp sẽ đặt ra câu hỏi cao huyết áp uống nước dừa được không? Cùng HoiBenh tìm câu trả lời trong bài viết sau đây nhé.
Người bị cao huyết áp uống nước dừa được không?
Nước dừa là thức uống giải khát quen thuộc của Việt Nam và là món khoái khẩu của nhiều người. Một số người mắc bệnh huyết áp sẽ đặt ra câu hỏi cao huyết áp uống nước dừa được không? Cùng HoiBenh tìm câu trả lời trong bài viết sau đây nhé.
Nước dừa có gì tốt?
Trước khi trả lời cho câu hỏi “người bị cao huyết áp uống nước dừa được không?” chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu các lợi ích khi uống nước dừa và tại sao nhiều người lại thích thức uống dân dã này nhé.
- Nước dừa bổ sung nước và điện giải: thành phần của nước dừa rất giàu kali và các khoáng chất, giúp điều hòa điện giải và cung cấp nước cho cơ thể. Do đó, nước dừa thường được khuyên dùng khi gặp các bệnh như tiêu chảy, dịch tả... làm giảm nguy cơ mất nước. Uống nước dừa mỗi ngày giúp tạm biệt nhiệt miệng và hồi phục cơ thể nhanh chóng sau mất nước.
- Phòng tránh các vấn đề đường tiết niệu: uống nước dừa thường xuyên giúp lợi tiểu, giảm đáng kể việc gặp phải vấn đề về tiết niệu. Người mắc chứng tiểu rắt hoặc các vấn đề khác nên dùng để giảm nhẹ triệu chứng bệnh.
- Nâng đỡ hệ tiêu hóa: vị chua của nước dừa đến từ thành phần axit lauric, khi vào hệ tiêu hóa sẽ biến đổi thành chất có khả năng kháng lại các vi khuẩn có hại, ký sinh trùng, giun ruột... do đó nước dừa có thể gọi nôm na như một loại kháng sinh tự nhiên, giúp giải quyết các vấn đề đường ruột. Ngay cả khi tiêu chảy hay táo bón, nước dừa vẫn là thức uống được khuyên dùng.
- Bạn tốt của tim mạch: đã có nghiên cứu cho rằng nước dừa giúp làm tăng nồng độ HDL-c, một cholesterol có lợi cho cơ thể và duy trì sức khỏe tim mạch.
- Đẹp da: lí do nước dừa được rất nhiều chị em yêu thích có thể là do tác dụng đẹp da từ cytokinin có trong nước dừa, điều chỉnh sự phát triển của tế bào da, axit lauric giúp hạn chế sự lão hóa, cân bằng pH, giữ ẩm và giữ cho mô liên kết trên da thật khỏe mạnh. Một số chị em còn bôi nước dừa tươi lên da để hạn chế mụn, nếp nhăn và rạn da.
- Uống nước dừa giảm cân: thay vì một cốc trà sữa nhiều calo, hãy chọn một cốc nước dừa thanh mát tự nhiên, ngon miệng mà còn có lợi cho sức khỏe và vóc dáng. Thành phần dinh dưỡng trong nước dừa còn giúp cung cấp nhiều oxy hơn cho cơ thể, có tác dụng kích thích quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn, từ đó điều hòa đường huyết, kiểm soát cơn thèm ăn. Do đó nước dừa ở khía cạnh này khá tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
- Bổ sung năng lượng từ các vitamin và khoáng chất trong nước dừa: kali, canxi, chloride, magie, photpho...có thể thay thế các thức uống thể thao, giúp bù nước, bù khoáng và cung cấp năng lượng tức thời.
Cao huyết áp uống nước dừa được không?
Như đã đề cập ở trên, trong thành phần của nước dừa có chứa nhiều ion Kali, nghiên cứu cho thấy hàm lượng kali cao gấp 2 lần trong quả chuối. Những bệnh nhân cao huyết áp có hàm lượng Kali máu khá thấp. Khi người bệnh uống nước dừa sẽ bổ sung một lượng kali cho cơ thể, từ đó giúp việc đào thải muối (ion Natri) qua hệ tiết niệu tăng lên. Khi đào thải natri sẽ kéo theo nước, làm giảm thể tích tuần hoàn, huyết áp theo đó cũng sẽ giảm xuống. Việc huyết áp giảm này không có nghĩa là tụt một cách đột ngột, giảm huyết áp do uống nước dừa ở bệnh nhân cao huyết áp là việc hoàn toàn có lợi.
Bên cạnh đó, trong các thuốc điều trị tăng huyết áp, nhóm thuốc lợi tiểu thiazid, nhóm lợi tiểu quai gây mất kali trầm trọng. Đây là một yếu tố nguy cơ dẫn đến hạ kali máu rất nguy hiểm khi sử dụng thuốc. Thậm chí khi kê đơn thuốc lợi tiểu nêu trên để điều trị bệnh cao huyết áp, bác sĩ còn căn dặn bệnh nhân nên thường xuyên uống nước dừa, vừa các tác dụng hỗ trợ lợi tiểu, vừa bù đắp vào lượng kali bị mất.
Lưu ý khi uống nước dừa cho người cao huyết áp
Biết rằng nước dừa là thức uống có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên lạm dụng quá nhiều lại trở thành có hại, hãy sử dụng một cách hợp lí nhất.
- Không được uống quá 3 trái dừa mỗi ngày, do bản thân nước dừa có tính hàn, uống quá nhiều dễ làm yếu cơ, mệt mỏi.
- Không nên uống nước dừa trước khi tập thể thao vì sẽ làm giảm sức dẻo dai.
- Người cao huyết áp nên uống dừa tươi, không nên cho thêm đá hoặc đường.
- Buổi tối không nên uống dừa, do tính hàn của dừa dễ gây ra lạnh bụng.
- Người có huyết áp thấp tuyệt đối không uống quá nhiều dừa.
- Phụ nữ có thai 3 tháng đầu không nên uống dừa, do loại nước này sẽ làm tình trạng nôn ói, ốm nghén trầm trọng hơn.
- Khi đi ngoài trời nắng gắt trở về, đừng vội uống nước dừa ngay vì dễ gây ra tình trạng ớn lạnh, đầy bụng. Nếu muốn giảm bớt triệu chứng này, hãy thêm ít muối vào để cân bằng nồng độ natri và kali, tuy nhiên người bị cao huyết áp không nên thêm muối. Hãy nghỉ ngơi một lúc rồi mới uống dừa.
Tóm lại, bệnh nhân cao huyết áp uống nước dừa được không? Câu trả lời là được, không những vậy bệnh nhân nên uống thường xuyên, vì lợi ích mà nó mang lại thật tuyệt vời.
Xem thêm:
- Nước dừa và những lợi ích sức khỏe tuyệt vời
- Tiêu chảy có nên uống nước dừa không?
- Những sai lầm khi uống nước dừa có thể bạn chưa biết