Người bị bệnh dạ dày có ăn được mít không?

Khi mắc bệnh dạ dày, chế độ ăn uống phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tiết dịch vị, giúp các tổn thương bên trong nhanh chóng hồi phục, giảm gánh nặng về biến chứng và khả năng tái phát của bệnh đối với bệnh nhân. Trong đó, khá nhiều người có cùng chung thắc mắc liệu rằng người bị bệnh dạ dày có ăn được mít không?

Người bị bệnh dạ dày có ăn được mít không? Người bị bệnh dạ dày có ăn được mít không?

Khi mắc bệnh dạ dày, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, thì chế độ ăn uống phù hợp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tiết dịch vị, giúp các tổn thương bên trong nhanh chóng hồi phục, giảm gánh nặng về biến chứng và khả năng tái phát của bệnh đối với bệnh nhân. Trong đó, khá nhiều người có cùng chung thắc mắc liệu rằng người bị bệnh dạ dày có ăn được mít không? Bạn đọc quan tâm có thể tìm hiểu thông tin về vấn đề này ngay dưới đây.

Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh đau dạ dày ở nước ta chiếm hơn 7% dân số. Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng như nhiễm các loại nấm, vi khuẩn HP (Helicobacter pylori), thói quen sinh hoạt, lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, căng thẳng, stress, ... Giải pháp chữa đau dạ dày hiệu quả chính là chữa trị sớm, đúng phương pháp, kiên trì. Đặc biệt, nếu bạn gặp phải các vấn đề về dạ dày thì những thứ bạn ăn sẽ quyết định dạ dày khỏe lên hay yếu đi. Ví dụ như bằng cách hạn chế ăn các thực phẩm nhất định thì các triệu chứng đau dạ dày sẽ giảm bớt, ngược lại trong một số thực phẩm có tính chống viêm có thể giúp bạn điều trị vấn đề một cách tự nhiên.

Mít là một trong những loại trái cây phổ biến tại xứ sở nhiệt đới. Đây là loài cây thân gỗ sống lâu năm, cao từ 8 – 15m. Mít là loại cây cho quả, dạng quả phức, có vỏ sần sùi, gai nhỏ, khi chín có mùi thơm.

Mít không chỉ hấp dẫn người thưởng thức nhờ mùi vị ngon ngọt mà còn có rất nhiều lợi ích như: tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh ung thư, giảm cân, ngăn chặn các vấn đề da, kiểm soát huyết áp, tốt cho tim mạch, ... Vậy đối với người bị bệnh dạ dày có ăn được mít không?

HoiBenh.vn-nguoi-benh-da-day-co-duoc-an-mit-khong-body-2
Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh đau dạ dày ở nước ta chiếm hơn 7% dân số

Người bị bệnh dạ dày có ăn được mít không?

Giá trị dinh dưỡng chứa trong quả mít được đánh giá cao và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt, các chuyên gia đầu ngành khuyến cáo, việc sử dụng lựa chọn và sử dụng mít đối với người bị bệnh dạ dày là rất tốt. Nó không như nhiều nguồn thông tin trước đây cho rằng ăn mít gây đầy bụng, khó tiêu và ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Ngược lại, mít là thực phẩm hoàn toàn thân thiện, có lợi cho đường tiêu hóa, nhất là đối với những người bị đau bao tử.

Vậy, ăn mít có tác dụng gì đối với người đau dạ dày:

  • Mít có nhiều vitamin C, đường saccarozơ tự nhiên, chất xơ có công dụng giảm nhiệt, cải thiện dòng chảy của dịch tiêu hóa, kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, đào thải chất cặn bã ra ngoài tốt hơn. Chính vì thế, mít là loại thực phẩm có lợi trong việc giải quyết tình trạng khó tiêu, đầy bụng.
  • Hàm lượng chất chống oxy hóa cao, chứa các khoáng chất kali, kẽm kèm mùi hương dịu nhẹ giúp người sử dụng có cảm giác dễ chịu, ngăn chặn tình trạng kích thích dạ dày do căng thẳng. Nhờ vậy mà tình trạng bệnh của bệnh nhân cải thiện đáng kể.
  • Mít rất giàu các chất dinh dưỡng thực vật như saponins, isoflavones và lignans. Đây là hợp chất có đặc tính cao chống ung thư, lão hóa. Chúng có khả năng loại bỏ các gốc tự do gây ung thư ra khỏi cơ thể, hạn chế nguy cơ dẫn đến ung thư như ung thư dạ dày, làm chậm quá trình thoái hóa của tế bào.

Do vậy, người đau dạ dày có nên ăn mít không đã có lời giải đáp cho băn khoăn của mình và có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng mít như loại trái cây tráng miệng.

HoiBenh.vn-nguoi-benh-da-day-co-duoc-an-mit-khong-body-3
Người đau dạ dày có thể an tâm khi sử dụng mít như loại trái cây tráng miệng

Những lưu ý khi sử dụng mít đối với người bị bệnh dạ dày

  • Nên sử dụng mít với số lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều (chỉ từ 100g – 150g/ngày) trong cùng một lúc bởi sẽ gây quá tải cho hệ tiêu hóa, dễ gây nhiệt. Không nên ăn thường xuyên, tốt nhất là mỗi tuần 2 lần.
  • Nên lựa chọn loại mít cho nguồn gốc đảm bảo, uy tín, an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu ăn phải mít đã qua xử lý hóa chất thì sẽ nguy hại, là mầm mống gây bệnh dạ dày và nhiều bệnh khác. Do đó, hãy chú trọng tới khâu lựa chọn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe và dạ dày.
  • Trước khi ăn nên làm sạch phần nhựa của quả mít
  • Khi ăn mít, nên nhai kỹ để giúp bao tử giảm áp lực, tiêu hóa cũng như hấp thu tốt hơn.
  • Không nên dùng mít khi dạ dày trống rỗng vì lúc này dạ dày sẽ tiết ra nhiều acid, gây khó chịu cho người bệnh
  • Tuyệt đối không nên ăn mít vào buổi tối trước khi đi ngủ vì khó tiêu hóa, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Những người không nên ăn mít nếu bị gan nhiễm mỡ, tiểu đường, suy thận mãn tính, suy nhược, sức khỏe yếu.
HoiBenh.vn-nguoi-benh-da-day-co-duoc-an-mit-khong-body-5
Tránh ăn thức ăn chế biến sẵn, thức ăn có độ cứng và dai

Ngoài ra, đối với người bị đau dạ dày cần đặc biệt thận trọng trong chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc như sau:

  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể vì nước giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, bớt bị cản trở.
  • Nên uống nhiều sữa, trứng để trung hòa acid. Tăng cường thực phẩm giàu đạm trong thịt, cá. Rau củ dùng loại rau non để luộc hoặc nấu dạng súp (lưu ý nên dùng rau củ dạng chín). Ưu tiên chế biến dạng hấp, luộc, om để dễ hấp thu.
  • Mỗi bữa chỉ nên ăn nhẹ để không căng dạ dày.
  • Tránh ăn thức ăn chế biến sẵn, thức ăn có độ cứng và dai, rau có nhiều xơ già, gia vị, tiêu ớt, dưa cà, hành muối, quả chua, chuối tiêu, đu đủ chín, các thức uống kích thích như chè, cà phê đặc, rượu, bia, ...
  • Sắp xếp lại chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi và làm việc hợp lý để bệnh không tiến triển nặng hơn. Không nên làm việc căng thẳng, quá mệt mỏi.

Xem thêm:

  • Người bị đau dạ dày kiêng gì, ăn gì cho nhanh khỏi bệnh?
  • Tổng quan về bệnh ung thư dạ dày bạn cần biết
  • Bệnh đau dạ dày nên ăn gì là tốt nhất?