Người bệnh trĩ không nên làm những điều sau để giảm đau và nhanh khỏi

Bệnh trĩ tuy không phải là căn bệnh nghiêm trọng nhưng lại gây ra nhiều phiền phức đối với người bệnh. Ở giai đoạn sớm, bệnh nhân ít khi đến gặp bác sĩ để điều trị mà chỉ tự điều trị tại nhà. Vậy người bệnh trĩ không nên làm gì để giảm đau và nhanh khỏi?

Người bệnh trĩ không nên làm những điều sau để giảm đau và nhanh khỏi Người bệnh trĩ không nên làm những điều sau để giảm đau và nhanh khỏi

Bệnh trĩ tuy không phải là căn bệnh nghiêm trọng nhưng lại gây ra nhiều phiền phức đối với người bệnh . Theo thống kê có đến 50% dân số Việt Nam gặp phải tình trạng bệnh này. Ở giai đoạn sớm, bệnh nhân ít khi đến gặp bác sĩ để điều trị mà chỉ tự điều trị tại nhà. Vậy người bệnh trĩ không nên làm gì để giảm đau và nhanh khỏi?

Muốn khỏi bệnh trĩ dừng ngay thói quen ăn uống vô tội vạ theo sở thích

Thói quen ăn uống có ảnh hưởng lớn đến bệnh trĩ. Những thói quen xấu như: ăn ít rau xanh, ăn ít hoa quả trái cây, sử dụng ít các loại rau củ có chất xơ, sử dụng nhiều thực phẩm đóng hộp, thực phẩm ngọt... đều dễ dẫn đến táo bón. Mà táo bón là kẻ thù số một của bệnh trĩ. Táo bón gây nặng thêm tình trạng bệnh trĩ.

Những người trong khẩu phần ăn ít chất xơ làm hệ thống tiêu hóa dễ bị táo bón, phải rặn khi đi đại tiện. Đây là nguyên nhân gây sa búi trĩ và làm nặng thêm tình trạng bệnh trĩ.

Các loại thực phẩm đóng hộp, thực phẩm đông lạnh , cay nóng ... làm cho hệ tiêu hóa đầy bụng, khó tiêu, tăng áp lực lên ổ bụng, gây xuất hiện búi trĩ mới và chèn ép búi trĩ đã có.

Sử dụng các nước có gas, cà phê,... làm cơ thể bị mất đi một lượng nước. Thiếu nước làm phân khô, đi qua sẽ kích thích hậu môn, có thể gây nứt kẽ hậu môn và làm nặng lên tình trạng bệnh trĩ. Đặc biệt phân khô khiến bệnh nhân khó khăn khi đi ngoài đại tiện, phải rặn để tống phân ra ngoài đồng thời đẩy cả búi trĩ sa ra ngoài.

Vì vậy hãy duy trì cho bản thân một chế độ ăn khoa học: nhiều rau xanh, nhiều hoa quả trái cây, hạn chế đồ đóng hộp đông lạnh, hạn chế đồ ăn cay nóng, hạn chế nước ngọt có gas, cà phê, các chất kích thích.

Uống ít nước

Nước là một thành phần chủ yếu của cơ thể hỗ trợ trao đổi chất. Trong hệ tiêu hóa, nước được hấp thu ở đường ruột. Khi cơ thể thiếu nước, ruột tăng hấp thu nước để bù trừ vào lượng nước còn thiếu của cơ thể. Điều này làm cho lượng nước trong phân giảm xuống. Khi phân xuống dưới trực tràng để chuẩn bị theo hậu môn ra ngoài thì khuôn phân cứng gây kích thích hậu môn, khó đi ngoài. Đôi khi gây nứt kẽ chảy máu hậu môn. Phân cứng khó đi ngoài bệnh nhân cần rặn để đẩy phân ra ngoài , dẫn đến búi trĩ sa xuống và tăng thêm tình trạng bệnh trĩ .

Vì vậy uống đủ nước là điều cần thiết đối với bệnh trĩ. Hãy đảm bảo đủ 2 lít nước mỗi ngày cho cơ thể của bạn. Uống đủ nước là một cách để giảm đau đối với những người bị bệnh trĩ.

Mắc bệnh trĩ không nên nhịn đi đại tiện

Đây là thói quen rất xấu của một số người. Kể cả với những người chưa bị bệnh trĩ thì nhịn đi cầu là một nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Còn với những người đã bị bệnh trĩ thì nhịn đi đại tiện là một nguyên nhân khiến bệnh nặng lên.

Khi nhịn đi đại tiện, phân tích tụ lâu trong đường ruột. Phân bị rút bớt nước dần trở lên khô cứng hơn, càng khó để đi ngoài hơn. Khi đó người bệnh phải dặn, tăng áp lực ổ bụng để tống phân ra ngoài. Búi trĩ theo đó sa ra ngoài .

Đôi khi có những trường hợp bệnh nhân có đi ngoài ra máu, hoặc sa búi trĩ không tự co lên được, búi trĩ nghẹt - rất đau và cần đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Vì vậy hãy tập cho mình thói quen đi đại tiện vào một giờ cố định trong ngày, không cố nhịn đại tiện để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Lười vận động , luyện tập

vicare.vn-nguoi-benh-tri-khong-nen-lam-nhung-dieu-sau-de-giam-dau-va-nhanh-khoi-body-1

Luyện tập thể dục thể thao, vận động thích hợp luôn được khuyến khích đối với mọi người để nâng cao sức khỏe. Đối với người bệnh trĩ thì các bài tập thể dục có vai trò đặc biệt quan trọng. Các bài tập giúp cho khả năng lưu thông máu được cải thiện đáng kể, đặc biệt vùng búi trĩ. Tập thể dục giúp cho kích thước búi trĩ được co lại và nhỏ dần. Bên cạnh đó, việc luyện tập thể dục đúng cách cũng có thể giúp cho bệnh được ngăn ngừa tái phát trở lại.

Một số môn thể dục thể thao được khuyên nên luyện tập như: đi bộ, tập yoga, bơi lội. Các môn nên tránh luyện tập như môn tạo áp lực lên vùng ổ bụng, khu vực hậu môn như nâng tạ, gập bụng, chạy nhanh,...do luyện tập các môn này tạo áp lực lên ổ bụng, đây là một nguyên nhân gây nặng lên tình trạng bệnh trĩ.

Ngồi lâu một chỗ trong một thời gian dài cũng là một thói quen xấu, khi ngồi lâu một chỗ trong thời gian dài sẽ gây áp lực lên vùng hậu môn và ổ bụng, đặc biệt là khi vùng hậu môn- trực tràng bị áp lực đè lên thì dễ gây chèn ép gây ra triệu chứng đau rất khó chịu. Đôi khi tĩnh mạch vùng hậu môn bị tác động bởi áp lực ổ bụng thì tĩnh mạch bị căng giãn quá mức, gây nên trĩ ở những người bình thường.

Quan hệ qua đường hậu môn

Quan hệ qua đường hậu môn không được khuyến khích ở người bị trĩ. Do sự không đảm bảo vệ sinh, dễ gây tình trạng viêm nhiễm vùng hậu môn và có thể gây tổn thương cho vùng hậu môn. Các tổn thương tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng, viêm nhiễm vùng hậu môn trực tràng là những yếu tố làm nặng thêm bệnh trĩ. Vì vậy quan hệ tình dục lành mạnh, không gắng sức nhiều là một cách để giảm những cơn đau do trĩ gây ra.

Hạn chế được những điều trên là bạn đã giảm đau đáng kể cho bệnh trĩ của mình. Những thói quen sinh hoạt ảnh hưởng rất nhiều đến bệnh trĩ nên cố gắng duy trì những chế độ ăn uống , sinh hoạt luyện tập tốt là rất quan trọng. Thường xuyên thăm khám bác sĩ để biết được tình trạng bệnh trĩ của mình như thế nào để có hướng giải quyết kịp thời, tránh các biến chứng do trĩ gây ra.

Xem thêm:

  • Những điều cần biết về bệnh trĩ
  • Bệnh trĩ nên ăn và không nên ăn gì