Người bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn gì?

Bệnh thiếu máu cơ tim là một trong những bệnh lý về tim mạch khá phổ biến hiện nay. Bên cạnh việc điều trị như thế nào thì chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh cũng rất cần được quan tâm. Vậy người bệnh bị thiếu máu cơ tim nên ăn gì?

Người bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn gì? Người bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn gì?

Bệnh thiếu máu cơ tim là một trong những bệnh lý về tim mạch khá phổ biến hiện nay. Bên cạnh việc điều trị như thế nào thì chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh cũng rất cần được quan tâm. Vậy người bệnh bị thiếu máu cơ tim nên ăn gì?

HoiBenh.vn-benh-thieu-mau-co-tim-can-an-gi-body-2
Người bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn gì?

Bệnh thiếu máu cơ tim là bệnh lý xảy ra khi lưu lượng máu đến tim bị giảm do các mạch máu nuôi dưỡng cơ tim (mạch vành) bị hẹp lại, khiến cho tim không được cung cấp đủ oxy cho hoạt động tống co bóp máu. Nguyên nhân chính của tình trạng n là do lắng đọng cholesterol, stress oxy hoá và viêm mãn tính ở mạch máu. Như vậy, chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bị bệnh thiếu máu cơ tim là những thực phẩm có khả năng chống viêm, giảm cholesterol và không có những chất béo có hại.Dưới đây là một số hướng dẫn và lưu ý dành cho chế độ ăn hàng ngày của người bệnh thiếu máu cơ tim.

1. Bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn nhiều các loại rau củ quả, ngũ cốc

Trong rau củ, trái cây và ngũ cốc có chứa nhiều vitamin, chất khoáng, chất xơ giúp chống viêm và chống oxy hoá cho người bệnh thiếu máu cơ tim. Khi vào trong cơ thể, những loại thực phẩm này có khả năng làm giảm hấp thu chất béo có hại, hút cholesterol được tiết ra ở ruột và mật, qua đó cholesterol sẽ được đào thải ra ngoài một cách tự nhiên. Ngoài ra, trong ngũ cốc và rau củ còn có chứa nhiều chất xơ không hoà tan giúp no nhanh, giảm tình trạng thừa cân, béo phì (một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh thiếu máu cơ tim).

HoiBenh.vn-benh-thieu-mau-co-tim-can-an-gi-body-3
Các loại rau củ, trái cây rất tốt cho chế độ dinh dưỡng của người bệnh thiếu máu cơ tim.

Có thể kể đến một số thực phẩm tiêu biểu sau:

  • Chanh: Hàm lượng vitamin C dồi dào trong chanh giúp chống oxy hoá, giảm viêm lòng mạch máu và giảm lượng cholesterol trong cơ thể.
  • Nghệ: Curcumin từ nghệ có tính chống viêm, chống oxy hoá, ngăn ngừa tình trạng hình thành huyết khối và những nguy cơ kèm theo.
  • Tỏi: Theo một nghiên cứu, tỏi có thể giúp giãn mạch, tăng cường lưu lượng máu đến tim và giúp giảm cholesterol trong cơ thể.
  • Yến mạch, gạo lứt, các loại đậu,... chứa nhiều chất xơ hoà tan, giúp làm giảm hấp thu chất béo có hại, giảm cholesterol máu.
  • Các loại quả mọng nước như lựu, dâu tây, việt quất,... có chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hoá giúp ngăn ngừa tình trạng tích tụ mảng bám và các cục máu đông trong lòng mạch.

2. Hạn chế các chất béo có hại trong chế độ dinh dưỡng

Thế nào là chất béo có lợi và chất béo có hại đối với cơ thể, đặc biệt là người bệnh thiếu máu cơ tim?

  • Chất béo có lợi: Là những loại chất béo tốt cho sức khoẻ, bao gồm những chất béo không bão hoà đơn như dầu oliu và bơ thực vật, chất béo không bão hoà đa trong các loại hạt hay các acid béo omega-3 được tìm thấy trong cà ngừ, cá hồi. Ngoài ra, những chất béo lành mạnh còn có thể tìm thấy trong các loại cá nước ngọt, sữa tươi không đường, phô mai...
  • Chất béo có hại: Là những loại chất béo bão hoà, chất béo chuyển hoá có trong mỡ, da, nội tạng động vật, các loại đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp hay đồ chiên xào dầu mỡ. Chất béo có hại đi vào trong cơ thể sẽ làm tăng cholesterol máu, thúc đẩy các mảng xơ vữa mạch vành, tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch.
HoiBenh.vn-chat-beo-co-loi-body-4
Chất béo có lợi cho người bệnh thiếu máu cơ tim

3. Ăn nhạt, hạn chế sử dụng nhiều muối

Muối là gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của đại đa số người Việt. Muối có rất nhiều công dụng tốt cho cơ thể, đặc biệt là thành phần iot trong muối có thể giúp ngăn ngừa u tuyến giáp. Tuy nhiên, khi sử dụng quá nhiều muối có thể gây tác dụng ngược,chế độ ăn quá mặn được chứng minh là không tốt cho tim mạch và huyết áp.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khẩu phần muối mỗi ngày của người bình thường là 6 - 8g. Tuy nhiên, với những người bệnh thiếu máu cơ tim thì chỉ nên ăn tối đa 5 g muối mỗi ngày. Thay vì dùng muối, những người mắc bệnh về tim mạch có thể sử dụng các loại thảo mộc, gia vị tự nhiên để tạo hương vị cho món ăn. Ngoài ra, những đồ muối chua như dưa, cà cũng cần hạn chế ăn.

HoiBenh-han-che-su-dung-nhieu-muoi-body-5
Hạn chế sử dụng nhiều muối trong chế độ ăn

4. Uống đủ nước

Không chỉ riêng người bệnh thiếu máu cơ tim, việc uống đủ nước mỗi ngày là cần thiết đối với tất cả mọi người. Uống 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và ngăn ngừa nhiều căn bệnh khác nhau. Nếu có điều kiện, có thể sử dụng các loại nước ép rau củ, trái cây tươi để vừa bổ sung đủ lượng nước, vừa cung cấp được nhiều dưỡng chất cho cơ thể như vitamin, các chất khoáng...

HoiBenh-uong-du-nuoc-body-6
Uống đủ nước mỗi ngày để giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái.

Ăn những thức ăn lành mạnh, bổ dưỡng và phù hợp với tình trạng cơ thể sẽ giúp hỗ trợ rất nhiều cho việc điều trị bệnh. Ngược lại, sử dụng những thực phẩm không tốt cho cơ thể có thể làm tăng mức độ bệnh hoặc gây ra nhiều biến chứng xấu khác. Do vậy, việc tuân theo theo một chế độ dinh dưỡng hợp lý là vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với người bệnh thiếu máu cơ tim.

Xem thêm

  • Thiếu máu cơ tim nên ăn gì để giảm đau thắt ngực, tốt cho tim
  • Bệnh thiếu máu cơ tim: Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị
  • Thiếu máu cơ tim nên ăn gì?
  • 8 loại thực phẩm thiếu máu cơ tim nên ăn
  • Người bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì?