Ngứa vùng kín ở nữ giới - nguyên nhân do đâu?

Ngứa vùng kín là một triệu chứng thường gặp ở phụ nữ ở mọi lứa tuổi tùy theo nguyên nhân, thường xảy ra thoáng qua.Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó lại dai dẳng, hoặc mức độ dữ dội làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Khi search ngứa vùng kín hoặc bi ngua vung kin, bạn sẽ thấy được rất nhiều kết quả, để thấy rằng đây là căn bệnh phụ khoa phổ biến đối với phụ nữ. Ngứa âm đạo còn là triệu chứng của một số bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nếu không được điều trị. Vậy nguyên nhân ngứa vùng kín d

Ngứa vùng kín ở nữ giới - nguyên nhân do đâu? Ngứa vùng kín ở nữ giới - nguyên nhân do đâu?

o đâu? Mời các bạn hãy cùng HoiBenh tìm hiểu.

Ngứa vùng kín là cảm giác ngứa ở đâu?

Ngứa vùng kín là cụm từ dùng để chỉ cảm giác ngứa ngáy ở vùng môi lớn, vùng da ở ngay miệng âm đạo, và bên trong âm đạo.

Ngứa vùng kín thường gặp nhất ở môi lớn. Cảm giác ngứa vùng kín cần được phân biệt với đau vùng kín- được định nghĩa là cảm giác bỏng rát dai dẳng ở vùng kín mà không thấy các dấu hiệu ngoài da nào. Ngứa và đau vùng kín, có thể cùng biểu hiện.

Tại sao phụ nữ lại ngứa vùng kín?

Để hiểu được tại sao phụ nữ trải qua triệu chứng ngứa vùng kín, chúng ta cần xem xét đặc điểm cấu tạo về tế bào của vùng kín, sự thay đổi hormone làm thay đổi thành phần của da. Mức độ thay đổi của estrogen có thể dẫn đến sự thay đổi về tính vệ sinh, thành phần collagen và nồng độ glycosaminoglycans của da nói chung, và vùng kín nói riêng.

Thêm vào đó là sự thay đổi của nồng độ pH vùng kín đến thành phần vi khuẩn nội sinh trong âm đạo (nhóm vi khuẩn này bình thường không làm hại cơ thể, chúng giúp âm đạo được bảo vệ khỏi các nhóm vi khuẩn khác).

Nồng độ pH vùng kín thì cao vào thời thơ ấu, nhưng vào tuổi dậy thì, pH bắt đầu giảm trung bình xuống 7, và khoảng 4 đối với phụ nữ trưởng thành, tạo điều kiện cho vi khuẩn Lactobacilli bắt đầu khu trú trong vùng kín, gây ngứa. Sự dao động nồng độ pH cũng tạo ra triệu chứng ngứa vùng kín, vì sự tăng pH làm kích hoạt các thụ thể ngứa ở vùng kín.

Các nguyên nhân làm thay đổi yếu tố sinh lý bình thường của vùng kín như nồng độ hormone, độ pH, nhóm vi khuẩn nội sinh của âm đạo. v..v cũng sẽ gây ra triệu chứng ngứa vùng kín.

Đối tượng có thể bị ngứa vùng kín

Phụ nữ ở mọi lứa tuổi và chủng tộc đều có thể trải qua trình trạng ngứa mức độ trung bình đến nghiêm trọng vùng kín, diễn tiến thoáng qua hoặc dai dẳng. Những phụ nữ này có thể hoặc có thể không có bất kỳ bệnh lý da nào.

vicare.vn-ngua-vung-kin-o-nu-gioi-nguyen-nhan-do-dau-body-1

Các tình huống xuất hiện ngứa vùng kín

Phụ nữ mang thai bị ngứa vùng kín. Cô bé bị ngứa là triệu chứng da thường gặp trong thai kỳ, phản ánh sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể. Ngứa cũng là triệu chứng biểu hiện của bệnh lý da liễu đặc trưng của thai kỳ.

Phụ nữ bị ngứa vùng kín sau quan hệ. Ngứa âm đạo xảy ra sau khi quan hệ thường không hay xảy ra, có một số ít nguyên nhân có thể xảy ra gây ra triệu chứng ngứa âm đạo sau giao hợp, ví dụ như khô da hoặc phản ứng dị ứng. Một số bệnh lây gây qua đường tình dục (sexually transmitted diseases) có thể khiến quan hệ xong bị ngưá. Tin tốt lành là đa phần các nguyên nhân gây ra ngứa âm đạo sau giao hợp có thể hồi phục qua điều trị.

Phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. Ở phụ nữ mãn kinh, sự sụt giảm hormone estrogen là nguyên nhân chính gây ra triệu chứng ngứa vùng kín.

Nguyên nhân của ngứa vùng kín

Nhiễm trùng gây ngứa vùng kín

Rận mu (pubic lice) vùng môi lớn

Loại ký sinh trùng tí hon, hình dạng như một con cua, có thể gây ra cảm giác ngứa vùng kín dữ dội. Rận mu thường bám trên các sợi lông của vùng mu, khiến cô bé bị ngứa. Chúng cũng có thể bám vào các vùng lông khác của cơ thể.

Rận mu có thể được điều trị bằng thuốc bôi diệt rận không cần kê toa. Trừ trường hợp nghiệm trong thì sẽ cần đến bác sĩ để được kê toa thuốc đủ mạnh.

vicare.vn-ngua-vung-kin-o-nu-gioi-nguyen-nhan-do-dau-body-2

Nhiễm trùng tiểu

Niệu quản nằm trên bàng quang. Niệu quản dãn ra trong thai kỳ, tạo ra một áp lực lớn hơn bình thường lên bàng quang. Điều này có thể làm tắc khả năng tống xuất nước tiểu, dẫn đến nhiễm trùng.

Vì lý do này, phụ nữ mang thai có nguy cơ cao hơn phụ nữ không mang thai về nhiễm trùng tiểu.

Khoảng 1⁄4 phụ nữ mang thai có xét nghiệm dương tính với liên cầu khuẩn nhóm B. Nhóm vi khuẩn nhiễm trùng tiểu này thường không gây ra triệu chứng ở sản phụ, tuy nhiên, vì khả năng gây hại của nó với thai nhi, bác sĩ sẽ kiểm tra nước tiểu của mẹ trong thai kỳ.

Các triệu chứng nếu gặp ở phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng tiểu là:

  1. Đau bụng
  2. Ngứa và nóng rát vùng âm đạo
  3. Tiểu máu
  4. Đau khi giao hợp
  5. Tiểu nhiều lần

Nhiễm trùng vùng âm đạo

Ngứa vùng kín hay ngứa âm đạo là triệu chứng của nhiều loại nhiễm trùng vùng kín khác nhau, bao gồm nhiễm nấm âm đạo và nhiễm vi khuẩn vùng âm đạo, ký sinh trùng.

Các triệu chứng của nhiễm trùng âm đạo:

  1. Ngứa vùng kín
  2. Thay đổi màu sắc, mật độ, số lượng của dịch tiết âm đạo (hay còn gọi là khí hư hoặc huyết trắng)
  3. Đau hoặc bỏng rát khi đi tiểu
  4. Chảy máu âm đạo giữa các chu kỳ kinh nguyệt
  5. Sốt

Bệnh lý lây qua đường tình dục:

Có nhiều bệnh lý lây qua đường tình dục gây ngứa vùng kín.

Bệnh nhiễm Trichomonas

Trichomonas là một loại ký sinh trùng đơn bào bị nhiễm khi giao hợp. Phần lớn bệnh nhân không có triệu chứng, còn nếu có thì triệu chứng thường xuất hiện sau 5 đến 28 ngày tiếp xúc với loại ký sinh trùng này.

Triệu chứng của nhiễm trichomonas là : khí hư có mùi hôi như cá thiu, đau hoặc bỏng rát trong khi giao hợp hoặc trong khi đi tiểu.

Bệnh nhiễm chlamydia

Chlamydia có thể gây ra thương tổn không hồi phục đến cơ quan sinh sản nếu không được điều trị. Tin tốt lành là chlamydia có thể được chữa trị dễ dàng.

Phần lớn bệnh nhân mắc chlamydia không có triệu chứng. Còn nếu có, họ thường có huyết trắng bất thường và cảm giác nóng rát khi đi tiểu.

Bệnh Lậu

Bệnh lậu có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị. Bệnh này thường không gây ra triệu chứng ở phụ nữ, một số triệu chứng nghi ngờ có thể gồm:

  • Tiểu đau, kèm ngứa âm đạo
  • Tăng lượng huyết trắng xuất tiết
  • Chảy máu âm đạo

Bệnh Herpes sinh dục

Herpres sinh dục là bệnh gây ra bởi 2 loại virus: herpes simplex type 1 (HSV-1) và herpes simplex virus type 2 (HSV-2). Một người có thể nhiễm cùng lúc 2 loại virus này.

Herpes sinh dục không phải lúc nào cũng gây ra triệu chứng, nếu có, bệnh nhân sẽ thấy các bóng nước ở vùng sinh dục. Những bóng nước này có thể ngứa và đau.

Herpes sinh dục đôi khi kèm theo các triệu chứng như cảm cúm, chẳng hạn như:

  • Sốt
  • Sưng hạch
  • Đau nhức khắp cơ thể

Nhiễm HPV

Sẩn sinh dục là các sang thương da dạng sẩn gây ra bởi human papillomavirus (HPV) type 6 và 11. Chúng thường không tạo triệu chứng.

Sẩn sinh dục có kích thước, màu sắc khác nhau. Nếu như bạn không quan sát thấy sẩn, bạn có thể có các triệu chứng nghi ngờ khác của vùng kín, chẳng hạn như:

  • Ngứa âm đạo
  • Bỏng rát
  • Chảy máu

Viêm da gây ngứa vùng kín - Các nhóm bệnh lý về da gây ngứa vùng kín

Viêm da tiếp xúc

Sự tiếp xúc của vùng kín với các chất gây kích ứng có thể gây ngứa vùng kín. Những chất kích ứng này có thể kích hoạt phản ứng dị ứng, mà phản ứng này gây ra ban đỏ, khiến cảm giác ngứa xuất hiện trên nhiều vùng của cơ thể, bao gồm cả vùng kín. Một số chất gây kích ứng phổ biến là:

  • Xà bông
  • Sữa tắm
  • Nước hoa
  • Thục rửa âm đạo
  • Thuốc ngừa thai dạng bôi
  • Kem bôi
  • Chất tẩy rửa quần áo
  • Vật liệu quần lót
  • Giấy toilet loại có hương thơm
  • Tinh dịch

Ở phụ nữ bị bệnh tiểu đường hoặc bệnh đi tiểu không tự chủ, nước tiểu của họ cũng có thể gây kích ứng vùng kín và gây ngứa.

Viêm da tiếp xúc thường xảy ra ở phụ nữ trưởng thành hơn bé gái trước dậy thì.

Đối với bé gái trước dậy thì, nguyên nhân của viêm da tiếp xúc thường là do vệ sinh kém hoặc sử dụng quá nhiều xà bông hoặc thường xuyên mặc đồ bơi ẩm ướt. Những tác nhân này rất dễ khiến cô bé bị ngứa.

Đối với phụ nữ trưởng thành viêm da tiếp xúc chiếm khoảng 50% các trường hợp gây ngứa vùng kín. Về mặt lý thuyết, người ta cho rằng sự nhạy cảm của da vùng kín cao hơn so với các vùng da khác, vì sự khác biệt về cấu trúc, sự kín đáo của vùng da này khiến nó dễ bị thương tổn khi cọ xát hoặc gãi. Cuối cùng, yếu tố rối loạn giảm hormone estrogen là yếu tố tăng sự nhạy cảm của vùng kín với các chất kích ứng.

Sự nhạy cảm với tinh dịch - được gọi với thuật ngữ Dị ứng tinh dịch, là một phản ứng dị ứng hiếm gặp của vùng kín đối với protein có trong tinh dịch. Người phụ nữ có thể sẽ thấy sự xuất hiện của các triệu chứng ngay từ lần đầu tiên giao hợp.

Phản ứng dị ứng này có thể xảy ra khi với người nam này nhưng không khi xảy ra với người nam khác.

Triệu chứng của dị ứng tinh dịch có thể ảnh hưởng bất kỳ phần nào của cơ thể người phụ nữ mà tiếp xúc với tinh dịch, bao gồm âm đạo, da, miệng. Đây là một trong những nguyên nhân gây ngứa vùng kín

Các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 10 đến 30 phút sau khi tiếp xúc với tinh dịch. Các triệu chứng này cũng tương tự các triệu chứng có nguyên nhân từ bệnh lý lây qua đường tinh dục, trong đó vùng kín sẽ xuất hiện cảm giác:

  • Ngứa
  • Đỏ
  • Sưng
  • Đau
  • Cảm giác bỏng rát

Sử dụng bao cao su nếu bạn có dị ứng tinh dịch.

vicare.vn-ngua-vung-kin-o-nu-gioi-nguyen-nhan-do-dau-body-3

Dị ứng latex, là một phản ứng dị ứng với protein có trong latex. Nếu bạn bị dị ứng với latex, bạn sẽ các triệu chứng của dị ứng sau khi tiếp xúc với các vật liệu làm từ latex, bao gồm bao cao su.

Nếu bạn dị ứng với bao cao su, các triệu chứng sẽ có mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng, phụ thuộc vào độ nhạy cảm của cơ thể bạn với latex

Các triệu chứng dị ứng latex nhẹ:

  • Ngứa
  • Đỏ
  • Phát ban

Các triệu chứng dị ứng latex nghiêm trọng:

  • Chảy nước mũi
  • Khò khè
  • Khó thở
  • Chảy nước mắt
  • Ho
  • Ngứa họng

Biểu hiện khi thăm khám vùng kín của viêm da tiếp xúc là vùng kín đỏ, sưng.

Lichen Sclerosus

Lichen Sclerosus là bệnh lý viêm da mãn tính chưa rõ nguyên nhân được mô tả bởi Hallopeau vào năm 1897 như là một dạng dạng viêm da tiếp xúc có hình ảnh khi thăm khám vùng kín là những mảng da trắng ở vùng kín. Bệnh lý da này thường xảy ra ở bé gái trước dậy thì hoặc phụ nữ mãn kinh. Có các nghiên cứu cho thấy về mối liên quan giữa Lichen Sclerosus và vảy nến- nghĩa là bệnh nhân vẩy nến thường kèm theo Lichen Sclerosus vùng kín.

Triệu chứng ngứa trong bệnh da thường thoáng qua chứ không dải dẳng kéo dài.

Lichen Sclerosus thường hồi phục sau tuổi dậy thì, nhưng một số trường hợp thì kéo dài đến khi trưởng thành.

Lichen Planus

Tỉ lệ mắc Lichen Planus vùng kín thì thấp hơn so với mắc Lichen Sclerosus. Các vùng da khác cũng chịu ảnh hưởng như da đầu, niêm mạc miệng, móng

Có nhiều hình thái của da vùng kín khi thăm khám, bao gồm : vết trợt, phì đại vùng kín. Trong đó vớt trợt thường gặp hơn.

Lichen Simplex Chronicus

Triệu chứng khi thăm khám vùng kín là sự dày hóa, hóa sừng, và đôi khi tăng sắc tố vùng môi lớn vì sự cọ xát và gãi kéo dài vùng da.

Vẩy nến

Các sang thương của vảy nến ở môi lớn thì thường gặp ở bé gái hơn phụ nữ trưởng thành. Triệu chứng khi thăm khám cho thấy các mảng đỏ đối xứng ngứa mà không dày sừng, xuất hiện ở vùng môi lớn và vùng da quanh hậu môn.

Viêm phì đại da vùng kín

Viêm phì đại da vùng kín là nguyên nhân gây ngứa vùng kín thường gặp ở phụ nữ mãn kinh. Nồng độ hormone estrogen ảnh hưởng đến sự sinh sản của tế bào biểu mô lót vùng kín, lượng máu nuôi tuần hoàn đến vùng kín, và sự cấp ẩm cho vùng kín. Sự giảm estrogen là nguyên nhân cho sự mỏng đi lớp tế bào lót vùng kín, da vùng kín trở nên khô, các tế bào da phì đại, xuất hiện ban đỏ.

Thêm vào đó, sự giảm estrogen cũng làm giảm glycogen trong vùng da vùng kín, vì thế vi khuẩn lactobacilli cũng giảm, điều này làm tăng nồng độ pH âm đạo (vì khi có nhiều vi khuẩn nhóm lacto, chúng sản sinh ra acid lactic, làm giảm độ pH âm đạo), mà độ pH tăng sẽ gây ngứa, và cũng là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây hại tấn công.

Pemphigoid vùng kín thai kỳ

Đây là bệnh lý tự miễn hiếm gặp, thường xảy ra vào tam cá nguyệt thứ hai hoặc sau chuyển dạ. Bệnh thường hồi phục sau vài tuần. điều trị bao gồm corticosteroids toàn thần và antihistamine.

Bệnh da đa hình lành tính thai kỳ (Polymorphic Eruption of Pregnancy)

Bệnh da đa hình lành tính thai kỳ có biểu hiện là các mảng hoặc nốt ngứa. xảy ra trong các tuần cuối thai kỳ hoặc ngay sau chuyển dạ. Bệnh lý này có liên quan đến sản phụ sinh con so, sản phụ tăng cân quá nhiều trong thai kỳ, sản phụ mang đa thai.

Nguyên nhân tại sao bệnh lý này lại liên quan đến các điều kiện trên thì chưa được làm rõ, nhưng các nhà khoa học quan sát thấy có sự suy giảm collagen vì sự dãn nở quá mức của da trong thai kỳ.

Ngoài các nốt hoặc mảng da ngứa, bệnh còn kèm theo ban đỏ ở vùng bụng dưới, có thể lan tới rốn. Ban đỏ thường sẽ hồi phục sau 6 tuần

Rối loạn mỡ trong gan trong thai kỳ

Đây là bệnh lý hiếm xảy ra. Tại sao nó lại xuất hiện thì chưa được làm rõ. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân do gene và hormone thai kỳ đóng vai trò sinh bệnh.

Rối loạn mỡ trong gan có thể gây ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc đôi khi toàn thân, bao gồm cả bị ngứa âm đạo. Không có ban đỏ, ban xuất huyết trong bệnh lý này.

U bướu là nguyên nhân của ngứa vùng kín

Bệnh lý ung bướu lành tính và ác tính của môi lớn có thể không có triệu chứng ở giai đoạn sớm, nhưng các tế bào ung bướu này có thể gây triệu chứng ngứa vùng kín. Ung thư tế bào gai biểu mô sinh dục ngoài là một trong những bệnh ác tính khiến cho cô bé bị ngứa

Ung thư tế bào gai biểu mô sinh dục ngoài có thể được điều trị thành công nếu bác sĩ chẩn đoán bệnh trong giai đoạn sớm. Vì thế, việc đến thăm khám thường quy hằng năm ở bác sĩ sản phụ khoa là điều cần thiết.

Bệnh lý thần kinh và ngứa vùng kín

Y văn đã ghi nhận bệnh lý thần kinh cũng là một trong các nguyên nhân, tuy ít gặp gây ngứa vùng kín. Bệnh lý thần kinh thường được nghĩ tới khi bệnh nhân không có triệu chứng của nhóm bệnh lý nhiễm trùng hoặc bệnh lý da. Nguyên nhân của bệnh lý thường kinh thường do sau phẫu thuật, tổn thương dây thần kinh vùng chậu hoặc ở cột sống.

Khô vùng kín

vicare.vn-ngua-vung-kin-o-nu-gioi-nguyen-nhan-do-dau-body-4

Như đã đề cập ở các phần trên, sự suy giảm nồng độ hormone estrogen gây ngứa vùng kín. Sự suy giảm hormone này xảy ra ở phụ nữ đang cho con bú, phụ nữ mãn kinh.

Sự khô vùng kín cũng xảy ra trong khi giao hợp. Các nguyên nhân khiến quan hệ xong bị ngứa gồm:

  • Khúc dạo đầu chưa đủ
  • Sử dụng một số loại thuốc như: thuốc ngừa thai, thuốc chống trầm cảm
  • Các chất kích ứng như: nước hoa, xà phòng
  • Bị tiểu đường
  • Phụ nữ đã trải qua phẫu thuật cắt buồng trứng

Các triệu chứng của khô vùng kín gồm:

  • Đau hoặc ngứa âm đạo, đặc biệt sau giao hợp
  • Đau khi giao hợp
  • Tăng cảm giác muốn đi tiểu
  • Nhiễm trùng tiểu tái phát nhiều lần

Rối loạn môi trường pH âm đạo

pH âm đạo bình thường ở khoảng 3.8 đến 4.5 tạo hàng rào bảo vệ âm đạo và ức chế sự tăng trưởng của các loại vi sinh vật gây hại.

Một số triệu chứng của giảm ph âm đạo:

  • Khí hư bất thường, ngứa ngáy vùng kín
  • Cảm giác bỏng rát khi đi tiểu

Một số nguyên nhân làm giảm ph âm đạo:

  • Sử dụng kháng sinh
  • Thụt rửa âm đạo
  • Kinh nguyệt

Biến chứng của ngứa vùng kín

Triệu chứng ngứa vùng kín gây cảm giác khó chịu, mất ngủ, thậm chí việc gãi làm tổn thương da vùng kín, mà điều này có thể gây ra đau và tạo điều kiện cho một nhiễm trùng vi khuẩn xảy ra sau đó.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ vì ngứa vùng kín?

Khi triệu chứng ngứa vùng kín ở mức độ đủ nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày hoặc giấc ngủ, bạn cần đến gặp bác sĩ. Dù đa phần nguyên nhân gây ra triệu chứng ngứa vùng kín thường không quá nghiêm trọng, một số các điều trị sẽ giúp giảm nhẹ triệu chứng ngứa vùng kín.

Bạn cần đến gặp bác sĩ nếu triệu chứng ngứa vùng kín kéo dài dai dẳng trong hơn một tuần hoặc nếu triệu chứng ngứa vùng kín có kèm theo các dấu hiệu sau:

  • Vết loét hoặc bóng nước ở vùng môi lớn
  • Đau hoặc mềm nhũn vùng sinh dục
  • Vùng môi lớn sưng và đỏ
  • Đi tiểu khó khăn- nghĩa là bạn mắc tiểu nhưng khi đi tiểu thì nước tiểu ra không nhiều, có cảm giác như bị mắc kẹt hoặc đi tiểu thấy đau
  • Chất xuất tiết âm đạo (khí hư) bất thường
  • Cảm giác khó chịu khi giao hợp.
  • Có các triệu chứng của bệnh lý lây qua đường tình dục

Nguyên nhân của ngứa vùng kín được chẩn đoán như thế nào?

Nguyên nhân gây ngứa vùng kín có thể được chẩn đoán qua thăm khám và hỏi lịch sử bệnh lý của người phụ nữ.

Thăm khám da toàn thân có thể phát hiện ra nguyên nhân bệnh lý da.

Sinh thiết da, cấy vi sinh vùng da, patch test có thể sẽ cần được thực hiện để đưa ra chẩn đoán chính xác.

Thăm khám vùng kín, xét nghiệm dịch để biết được nguyên nhân có từ vi khuẩn hay nấm không

Phương pháp điều trị của ngứa vùng kín là gì?

vicare.vn-ngua-vung-kin-o-nu-gioi-nguyen-nhan-do-dau-body-5
Thuốc bôi hoặc thuốc uống kháng sinh hoặc kháng nấm đối với bệnh lý nhiễm trùng

Bác sĩ điều trị ngứa vùng kín dựa trên điều trị nguyên nhân gây ra triệu chứng đó. Ví dụ như:

Thuốc bôi hoặc thuốc uống kháng sinh hoặc kháng nấm đối với bệnh lý nhiễm trùng

Thuốc bôi steroids đối với bệnh lý viêm da

Thuốc uống chống dị ứng

Phẫu thuật ung bướu

Thuốc chống trầm cảm ba vòng, serotonin tái lập, thuốc chống loạn thần để cải thiện triệu chứng bệnh lý thần kinh.

Các phương pháp điều trị không dùng thuốc

  • Hạn chế việc gãi hoặc cọ xát vùng da bị ảnh hưởng
  • Mặc quần áo lót thoáng mát vừa vặn
  • Tránh vật liệu nylon
  • Bôi chất dưỡng amar (petroleum jelly, sorbolene)
  • Bôi kem hydrocortisone loại không kê toa.
  • Đối với ngứa vùng kín do viêm da tiếp xúc:
  • Rửa một tới hai lần vùng kín mỗi ngày với nước ấm hoặc sữa rửa không có tính xà phòng
  • Không sử dụng khăn giấy ướt, chất tạo hương ở vùng môi lớn
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên hơn hoặc sử dụng cốc nguyệt san
  • Hạn chế việc lái xe máy, xe đạp

Thuốc trầm cảm ba vòng có thể sẽ được kê toa cho triệu chứng ngứa, thậm chí dù bệnh nhân không có bệnh lý thần kinh.

Ngứa vùng kín là triệu chứng hay gặp ở phụ nữ ở mọi lứa tuổi, trong các tình huống khác nhau. Nếu bạn có các dấu hiệu cảnh báo, hãy đến gặp bác sĩ vì một thai kỳ an toàn, sức khỏe sinh sản chất lượng, sức khỏe mãn kinh khỏe mạnh.

Xem thêm:

  • Dị ứng băng vệ sinh chị em cần lưu ý gì?
  • Top 5 câu hỏi về vùng kín khi mang thai mẹ phải đọc ngay để giảm nỗi lo âu
  • Ngứa vùng kín và đi tiểu nhiều là mắc bệnh lý gì? Có nguy hiểm không?