Ngứa vòm họng là biểu hiện bệnh gì?

Vòm họng được xem là cửa ngõ tiếp xúc giữa cơ thể với thế giới bên ngoài. Vòm họng tập trung đa số các tế bào thần kinh nhạy cảm nên rất dễ bị kích ứng bởi các tác nhân lạ. Ngứa vòm họng là một trong những biểu hiện đầu tiên khi vùng cổ họng bị kích thích. Vậy ngứa vòm họng là bệnh gì, có nguy hiểm không? Những thông tin này sẽ được HoiBenh giải đáp ngay sau đây.

Ngứa vòm họng là biểu hiện bệnh gì? Ngứa vòm họng là biểu hiện bệnh gì?

Vòm họng được xem là cửa ngõ tiếp xúc giữa cơ thể với thế giới bên ngoài. Vòm họng tập trung đa số các tế bào thần kinh nhạy cảm nên rất dễ bị kích ứng bởi các tác nhân lạ. Ngứa vòm họng là một trong những biểu hiện đầu tiên khi vùng cổ họng bị kích thích. Vậy ngứa vòm họng là biểu hiện bệnh gì, có nguy hiểm không? Những thông tin này sẽ được HoiBenh giải đáp ngay sau đây.

Ngứa vòm họng là biểu hiện bệnh gì?

Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng ngứa vòm họng. Bệnh xảy ra khi cơ thể phản ứng quá mức với một tác nhân dị ứng, làm giải phóng histamin gây ra các phản ứng thái quá, trong đó có ngứa vòm họng, Các tác nhân phổ biến gồm: phấn hoa, khói bụi, khói thuốc lá, lông vật nuôi... Các triệu chứng đi kèm: chảy nước mũi, nghẹt mũi, ngứa mắt, ngứa da, hắt hơi, mệt mỏi, mắt sưng, đỏ hoặc chảy nước mắt.

vicare.vn-ngua-vom-hong-la-bieu-hien-benh-gi-body-1

Dị ứng với thực phẩm

Ở một số người có cơ địa nhạy cảm, cơ thể họ rất dễ xảy ra phản ứng dị ứng với một số loại thực phẩm. Phản ứng dị ứng thường phát triển trong vòng vài phút hoặc vài giờ sau khi ăn loại thực phẩm gây dị ứng, thường gặp là: đậu phộng, hải sản, lúa mì, trứng, sữa. Dị ứng thực phẩm có thể gây triệu chứng ngứa vòm họng hoặc ngứa bên trong miệng, một số trường hợp hiếm có thể đe dọa tính mạng.

Dị ứng với thuốc

Một số loại thuốc như penicillin và một số kháng sinh khác có khả năng gây dị ứng: ngứa vòm họng, phát ban, đỏ vùng da xung quanh mắt, ngứa tai, buồn nôn hoặc ói mửa, sưng môi, tiêu chảy, đau bụng, sưng lưỡi, sưng cổ họng, khó thở hoặc khó nuốt, tụt huyết áp, mất ý thức, hôn mê, sốc phản vệ...

Ngứa vòm họng do nhiễm vi khuẩn hoặc virus

Các loại virus gây cảm lạnh thông thường hoặc virus cúm đều có thể gây chứng ngứa vòm họng. Khi dấu hiệu ngứa vòm họng mới xuất hiện, chưa trầm trọng, bệnh nhân bạn nên tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung vitamin C hoặc uống các loại nước trái cây. Ngứa vòm họng do virus thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, dao động khoảng từ một tuần hoặc hơn. Nếu tình trạng bội nhiễm xảy ra (nhiễm thêm các loại vi khuẩn khác) bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được chỉ định dùng kháng sinh thích hợp. Triệu chứng thường gặp: ngứa vòm họng, cảm thấy cơ thể đau nhẹ, sốt, đau đầu, ho, nghẹt mũi...

Mất nước

Khi thời tiết nóng, đặc biệt vào mùa hè, sau khi tập thể dục hoặc lao động ngoài trời, trong khi bị bệnh... cơ thể sẽ mất nhiều nước hơn mức cần thiết. Việc mất nước sẽ gây khô miệng tạm thời, miệng và cổ họng không đủ nước bọt có thể gây cảm giác ngứa ngáy.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày thực quản mạn tính thường gặp các vấn đề về vòm họng đi kèm, thậm chí là ho khan dữ dội và không đáp ứng với thuốc trị ho. Triệu chứng nhận biết bệnh: khó nuốt, cảm giác nóng rát ở ngực hoặc cổ họng (ợ nóng), mòn men răng, viêm thanh quản, viêm nướu...

vicare.vn-ngua-vom-hong-la-bieu-hien-benh-gi-body-2

Phản ứng có hại của thuốc

Thuốc trị cao huyết áp nhóm ức chế men chuyển có thể gây ngứa vòm họng dẫn đến ho khan mà không phải do phản ứng dị ứng. Đây là một tác dụng phụ điển hình của nhóm thuốc này, tuy không phải ai cũng gặp nhưng nó ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng cuộc sống của người cao huyết áp, bệnh nhân ho khan về đêm sẽ gây mất ngủ kéo dài. Khi gặp tác dụng phụ này cần báo ngay với bác sĩ để đổi thuốc vì cao huyết áp là một bệnh có đặc điểm dùng thuốc suốt đời.

Làm gì khi bị ngứa vòm họng?

Các biện pháp khắc phục khi bị ngứa vòm họng sẽ thay đổi tùy theo nguyên nhân gây ngứa. Tuy nhiên, một vài biện pháp có thể giúp ích tạm thời trong hầu hết các trường hợp:

  • Ngậm một muỗng cà phê mật ong khi vòm họng đang trong cơn ngứa
  • Súc miệng bằng nước muối và ngửa cổ lên “khò” một vài lần.
  • Ngậm các loại kẹo hoặc sử dụng siro trị ho
  • Sử dụng thuốc xịt mũi
  • Uống một tách trà nóng với chanh và mật ong.
  • Sử dụng thuốc chống dị ứng không kê đơn (còn gọi là thuốc kháng histamin H1: fexofenadine, cetirizine...) có thể làm giảm chứng ngứa vòm họng do dị ứng.
  • Bỏ thuốc lá và tránh xa rượu, cà phê, thức ăn có vị cay nóng.
  • Uống nước thường xuyên và đầy đủ lượng nước cần thiết.

Khi nào ngứa vòm họng cần đến khám bác sĩ?

Không phải bất cứ lúc nào vòm họng bị ngứa cũng phải đến bác sĩ khám. Thực tế khi bị ngứa nên tự chăm sóc bằng những cách nêu trên. Nếu ngứa không giảm mà vẫn kéo dài trên 10 ngày hoặc các triệu chứng đi kèm khác (khó thở, phát ban, sưng mặt, khó nuốt, sốt cao) trở nên tồi tệ hơn, bệnh nhân nên đến khám để được can thiệp điều trị thích hợp.

Ngứa vòm họng gây ho dẫn đến nhức đầu có bình thường hay không?

Nhức đầu có thể xảy ra ngay sau khi ho, thường kéo dài trong một vài giây đến vài phút, thậm chí nhức đầu hàng giờ. Thường gặp biểu hiện đau nhói hai bên thái dương và đau ở phía sau đầu, cơn đau âm ỉ trong nhiều giờ. Cơ chế gây đau đầu là do khi vòm họng bị ngứa, kích thích cơn ho làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch xung quanh não hoặc làm hẹp các tĩnh mạch cổ, xoang gây ra cơn nhức đầu. Khó có thể khẳng định chứng nhức đầu này có bình thường hay không.

Khi bệnh nhân chỉ bị nhức đầu do ngứa họng và ho, không ho sẽ không bị nhức đầu thì có thể yên tâm, đa số trường hợp này là bình thường. Tuy nhiên, nếu đau đầu đột ngột sau khi ho, đặc biệt cơn thường xuyên hoặc nghiêm trọng gây mất thăng bằng, mắt nhìn mờ hoặc nhìn đôi (thấy 2 ảo ảnh), bệnh nhân cần nhanh chóng đến bác sĩ khám và làm các xét nghiệm thăm dò cần thiết như: chụp MRI hoặc CT để xác định nguyên nhân. Vì lúc này, nhức đầu không đơn thuần chỉ do ngứa vòm họng và ho gây ra.

Xem thêm:

  • Cổ nổi hạch, đau rát, ngứa phía dưới hầu có phải bị u nóc vòm họng không?
  • Tại sao bị ung thư vòm họng?
  • Mẹo điều trị rát cổ họng không cần đến thuốc