Ngứa mí mắt là bệnh gì?

Nhiều người thắc mắc ngứa mí mắt là bệnh gì? Khi gặp phải tình trạng này, đặc biệt là nếu xảy ra liên tục và kéo dài. Da ở mí mắt là vùng da mỏng nhất trên cơ thể vì thế rất dễ bị kích thích gây ngứa, khó chịu. Nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn tới ngứa mí mắt, bao gồm vấn đề về di truyền và các chứng bệnh về da, dị ứng và nhiễm trùng.

Ngứa mí mắt là bệnh gì? Ngứa mí mắt là bệnh gì?

Nhiều người thắc mắc ngứa mí mắt là bệnh gì? Khi gặp phải tình trạng này, đặc biệt là nếu xảy ra liên tục và kéo dài. Da ở mí mắt là vùng da mỏng nhất trên cơ thể vì thế rất dễ bị kích thích gây ngứa, khó chịu. Nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn tới ngứa mí mắt, bao gồm vấn đề về di truyền và các chứng bệnh về da, dị ứng và nhiễm trùng. Hãy cùng chúng tôi tìm ngứa mí mắt là bệnh gì? Qua bài viết sau.

1. Ngứa mí mắt là bệnh viêm bờ mi

Viêm bờ mi là một trong những nghi vấn đầu tiên của thắc mắc ngứa mí mắt là bệnh gì? Viêm bờ mi là tình trạng viêm ở mí mắt. Viêm bờ mi thường liên quan đến phần của mí mắt nơi lông mi phát triển và ảnh hưởng đến cả mí mắt. Viêm mí mắt này là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng khô mắt.

Viêm bờ mi thường xuất hiện khi các tuyến nhờn nhỏ nằm gần nền các lông mi bị tắc nghẽn. Vấn đề này sẽ làm cho mắt của bạn trở nên bị kích thích và đỏ. Một số bệnh và tình trạng có thể gây ra viêm bờ mi.

Viêm bờ mi thường là một tình trạng mãn tính rất khó điều trị, có thể gây khó chịu và khó nhìn. Nhưng bệnh thường không gây tổn thương vĩnh viễn đến thị lực của bạn. Mặc dù mắt của bệnh nhân có màu đỏ và bị kích thích nhưng bệnh này không lây nhiễm.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chính xác của viêm bờ mi không rõ ràng. Nó có thể liên quan với một hoặc nhiều yếu tố, bao gồm: Viêm da tiết bã, gàu trên da đầu và lông mày, nhiễm khuẩn, Bị tắc hoặc tuyến nhờn bị hư hại trong mí mắt. Chứng đỏ mặt, một tình trạng da đặc trưng bởi đỏ mặt. Dị ứng, ve hoặc chấy ở mí mắt. Mất cân bằng hormone.

Có hai loại viêm mí mắt: viêm mí mắt trước và viêm mí mắt sau.

  • Viêm mắt trước xảy ra ở bên ngoài của mắt nơi lông mi mọc. Gàu trên lông mày và các phản ứng dị ứng ở mắt có thể gây viêm mí mắt trước.
  • Viêm mắt sau thường xảy ra ở các góc bên trong mắt. Đây là dạng viêm thường được gây ra bởi một tuyến nhờn bị hư hại trong các nang lông của lông mi.
vicare.vn-ngua-mi-mat-la-benh-gi-body-1

Triệu chứng của bệnh

Khi bạn thường xuyên gặp phải tình trạng ngứa mí mắt và thắc mắc ngứa mí mắt là bệnh gì? Thì bạn có thể nghĩ ngay đến căn bệnh viêm bờ mi. Đó là dấu hiệu dễ nhận biết nhất. Viêm bờ mi thường đáng chú ý vì có thể gây kích ứng đến mắt và ảnh hưởng đến thị lực của bạn.

Ngoài ra, các triệu chứng của viêm bờ mi còn bao gồm: Mí mắt sưng, mí mắt đỏ hay viêm, cảm giác nóng rát trong mắt, mí mắt tiết nhờn, cảm giác có cái gì đó trong hoặc trên đôi mắt, mắt đỏ, chảy nước mắt, ghèn ứ ở lông mi hoặc trong các góc của mắt, nhạy cảm với ánh sáng.

Cách điều trị và phòng tránh

Nếu bạn bị viêm bờ mi, các bước được liệt kê dưới đây sẽ giúp làm sạch mắt của bạn:

  • Làm ướt một khăn sạch trong nước ấm (không nóng)
  • Vắt khăn khô và đặt nó lên mí mắt trong 5 phút

Làm ướt lại khăn để giữ cho khăn ấm. Điều này sẽ giúp làm mềm ghèn và nới lỏng các tuyến nhờn.

Thuốc kháng sinh sẽ được kê toa khi mí mắt bị nhiễm trùng. Kháng sinh sẽ làm giảm các triệu chứng và giải quyết tình trạng nhiễm trùng mí mắt do vi khuẩn. Có một loạt các dạng kể cả thuốc nhỏ mắt, kem và thuốc mỡ để sử dụng cho mí mắt. Nếu bạn không đáp ứng với kháng sinh tại chỗ, bác sĩ có thể đề nghị uống kháng sinh.

Các loại thuốc để kiểm soát tình trạng viêm như thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ steroid có thể giúp giảm viêm. Bác sĩ có thể kê toa kết hợp cả hai loại thuốc kháng sinh và kháng viêm.

Các loại thuốc có ảnh hưởng đến hệ miễn dịch có thể điều trị được bệnh. Cyclosporine bôi (Restasis®) là một chất ức chế calcineurin đã được biết có thể làm giảm một số dấu hiệu và triệu chứng của viêm bờ mi.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể điều trị cho các tình trạng cơ bản. Viêm bờ mi gây ra bởi viêm da tiết bã, chứng đỏ da hoặc các bệnh khác có thể được kiểm soát bằng cách điều trị các bệnh đó.

Các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn đối phó với viêm bờ mi:

  • Giữ mí mắt sạch sẽ. Hãy chắc chắn rằng bạn rửa mặt thường xuyên, bao gồm tẩy trang mắt và mặt trước khi đi ngủ. Đừng chạm vào mắt của bạn khi tay dơ bẩn và không chà xát mí mắt khi bị ngứa. Dụi mắt có thể lây lan tình trạng nhiễm trùng hiện có.
  • Không nên trang điểm kẻ mắt sát mí. Nếu đang ở trong giai đoạn đầu của điều trị viêm bờ mi, bạn có thể ngăn chặn sự kích thích hơn nữa bằng cách không trang điểm. Khi bạn bắt đầu sử dụng lại, thay thế các sản phẩm được sử dụng trong hoặc gần mí mắt của bạn. Chúng có thể đã bị nhiễm trùng.

2. Ngứa mí mắt là bệnh viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc cũng là một trong những nghi vấn hàng đầu của thắc mắc ngứa mí mắt là bệnh gì?. Viêm da tiếp xúc hay còn gọi là viêm da là một dạng kích ứng da phổ biến. Viêm da tiếp xúc không gây hại tới sức khỏe nhưng sẽ gây khó chịu. Bệnh không lây truyền và nguyên nhân gây kích ứng sẽ khác với từng người.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh là do tiếp xúc trực tiếp với các chất gây dị ứng viêm da tiếp xúc dị ứng) hoặc các chất kích thích (viêm da tiếp xúc kích ứng). Với viêm da tiếp xúc dị ứng, các chất gây dị ứng thường là phấn hoa, bào tử mốc, thuốc mỡ kháng sinh, bụi, lông động vật. Trong khi đó “thủ phạm” gây viêm da tiếp xúc kích ứng phổ biến bao gồm nước hoa, mỹ phẩm chăm sóc da và tóc, sơn móng tay và thuốc nhỏ mắt.

Triệu chứng của bệnh

Các triệu chứng điển hình của viêm da tiếp xúc ở mí mắt là đỏ, ngứa, phát ban. Xuất hiện quầng đen xung quanh mắt. Ngứa và rát da từ 24 – 36 tiếng sau khi tiếp xúc, cùng đó là các nốt rộp chảy nước kèm theo da đóng vảy và sưng. Chất lỏng trong nốt rộp không lây nhiễm cho người khác. Bạn nên tránh gãi vì có thể dẫn đến nhiễm trùng. Hít vào hoặc nuốt chất kích ứng có thể gây thở khò khè hoặc buồn nôn.

Cách điều trị và phòng tránh

Tránh tiếp xúc với các chất kích hoạt gây nên viêm da tiếp xúc ở mí mắt là rất cần thiết để kiểm soát tình trạng này. Thuốc kháng histamin và thuốc chống viêm mắt có thể được chỉ định để làm giảm các triệu chứng viêm da tiếp xúc mí mắt.

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh viêm da tiếp xúc của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau đây:

  • Dùng thuốc steroid theo chỉ dẫn. Thuốc kháng histamin cũng có thể được dùng nếu cần và ngừng uống khi đã bớt ngứa;
  • Dùng lotion trị ngứa nếu cần nhưng tránh dùng trong vòng 1 tiếng đầu sau khi thoa steroid, kem hoặc thuốc mỡ để cho thuốc có thời gian thấm vào trước;
  • Thiết lập chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng;
  • Không dùng xà phòng hoặc chất tẩy rửa để làm sạch da gần mắt, để tránh gây tổn thương thêm cho mắt.
  • Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị sốt, ho, thở khò khè, nôn mửa hoặc tiêu chảy; nếu mẩn ngứa nặng hơn mặc dù đã điều trị hoặc nếu nổi thêm mẩn ngứa mới.
vicare.vn-ngua-mi-mat-la-benh-gi-body-2

3. Ngứa mí mắt là bệnh viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng còn được gọi là bệnh chàm, là một tình trạng bệnh lý thường gặp của da, đây là bệnh mãn tính. Viêm da dị ứng làm cho da trở nên nóng, ngứa, khô và tróc vảy. Những mảng da khô xuất hiện ở vùng da đầu, trán và mặt. Mức độ của bệnh biến đổi từ nặng đến nhẹ. Viêm da dị ứng có thể làm bạn ngứa rất nhiều nên gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày. Viêm da dị ứng ở vùng mí mắt có thể là nguyên nhân gây ngứa ở mí mắt. Đây cũng là một trong những câu trả lời cho câu hỏi ngứa mí mắt là bệnh gì?

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng có một vài yếu tố có thể dẫn đến chàm. Những người bị dị ứng có thể bị chàm, ví dụ dị ứng thức ăn hay hen. Dị ứng là nguyên nhân thường gặp nhất của chàm nặng ở trẻ nhỏ. Có một số yếu tố được biết gây ra viêm da dị ứng như: xà phòng, stress, độ ẩm thấp, dị ứng theo mùa, tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa hay thời tiết lạnh.

Triệu chứng của bệnh

Người bệnh có thể bị ngứa nghiêm trọng đến mức giác mạc bị biến dạng do dụi mắt quá nhiều. Ngứa ở mí mắt do viêm da dị ứng thường đi kèm với tình trạng mắt sưng, đỏ, chảy nước mắt hoặc rò rỉ mắt.

Cách điều trị và phòng tránh

Chẩn đoán bệnh viêm da dị ứng khá đơn giản. Bác sĩ hay chuyên gia da liễu có thể chẩn đoán dựa trên quan sát vùng da của bạn. Họ sẽ kiểm tra xem da bạn có đau khi chạm vào hay không hoặc kiểm tra mắt của bạn có bị tổn thương hay không. Xét nghiệm thường sẽ không giúp xác định bệnh. Bác sĩ có thể sẽ xét nghiệm 1 mẫu da để loại trừ tình trạng nhiễm trùng.

Không có phương pháp điều trị bệnh viêm da dị ứng một cách triệt để nhưng có thể điều trị để làm giảm các triệu chứng. Mục tiêu của điều trị bao gồm:

  • Ngăn cho bệnh diễn tiến xấu đi hoặc bùng phát bệnh;
  • Giảm đau, giảm ngứa;
  • Giảm cảm giác khó chịu hay yếu tố nguy cơ gây ra;
  • Ngăn nhiễm trùng;
  • Giúp da không bị dày lên.

Để phòng tránh tình trạng viêm da dị ứng các bạn nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Tránh tiếp xúc yếu tố khởi phát: bạn nên liệt kê tất cả những thứ dễ gây ra dị ứng mà bạn biết như thức ăn hay chất tẩy rửa, xà phòng.
  • Giữ ẩm vệ sinh cho mắt và vùng da quanh mắt.
  • Tránh trầy xước: việc cào gãi chỉ khiến cho da ngày càng tệ hơn. Bạn có thể hạn chế việc này bằng cách bôi chất chống ngứa.
vicare.vn-ngua-mi-mat-la-benh-gi-body-3

4. Ngứa mí mắt là bệnh Rosacea (chứng đỏ mặt)

Bệnh rosacea (hay còn gọi là chứng đỏ mặt) là một bệnh da phổ biến gây mẩn đỏ ở mặt và thường tạo ra những vết màu đỏ, thậm chí mụn đỏ hay mụn mủ. Bệnh làm da trở nên đỏ ở các vùng mũi, cằm, má và trán. Lâu ngày, da sẽ trở nên đỏ nhiều hơn và các mạch máu cũng có thể nhìn thấy rõ hơn. Khoảng một nửa những người người mắc bệnh Rosacea có liên quan đến mắt. khi bạn có thắc mắc ngứa mí mắt là bệnh gì? Có thể nghĩ ngay đến căn bệnh này.

Nguyên nhân gây bệnh

Yếu tố di truyền hoặc các yếu tố môi trường được cho là nguyên nhân gây ra bệnh rosacea. Rượu, đồ uống nóng và các loại thực phẩm nhất định tuy không gây ra bệnh nhưng có thể làm cho bệnh nặng hơn. Ánh nắng, stress, tập thể dục quá mức, tắm hơi, dùng thuốc corticosteroid hoặc các thuốc huyết áp cũng có thể làm bệnh trở nên nặng hơn.

Triệu chứng của bệnh

Các dấu hiệu và triệu chứng chính của bệnh rosacea bao gồm:

  • Kích ứng mắt: mắt có thể bị kích ứng gây ngứa, chảy nước mắt hoặc đỏ ngầu ở vài người mắc bệnh rosacea. Tình trạng này được gọi là Rosacea mắt, có thể gây mụn lẹo, đỏ và sưng mí mắt. Nếu tình trạng nghiêm trọng mà không được điều trị, có thể dẫn đến tổn thương giác mạc và mất thị lực.
  • Da ửng đỏ: Đa số những người mắc bệnh rosacea có tiền sử da bị ửng đỏ thường xuyên. Tình trạng đỏ mặt có thể xuất hiện và biến mất, nhưng thường là dấu hiệu sớm nhất của bệnh;
  • Các mạch máu xuất hiện: các mạch máu nhỏ xuất hiện rõ trên da. Da bị dày lên: trong vài trường hợp mắc bệnh rosacea, da có thể trở nên dày và phì đại từ những tế bào thừa. Tình trạng này thường xảy ra ở mũi, làm cho mũi có hình dáng phình to, gọi là mũi sư tử (rhinophyma).

Cách điều trị và phòng tránh

Nếu bị nhẹ bạn có thể được điều trị bằng một loại thuốc kháng sinh dạng kem (metronidazole, clindamycin, erythromycin) hoặc uống kháng sinh. Bệnh rosacea sẽ thường xuyên tái phát và bạn có thể phải cần uống thuốc thường xuyên để kiểm soát các triệu chứng. Điều trị sớm có thể làm chậm tiến trình bệnh. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn cần phải kết hợp các loại thuốc. Một vài trường hợp hiếm, mũi sưng nặng cần phẫu thuật hoặc điều trị bằng laser. Điều trị laser đôi khi được dùng cho các tĩnh mạch nổi lớn và đỏ.

Để hạn chế diễn tiến của bệnh Rosacea, bạn nên duy trì các thói quen sinh hoạt sau:

  • Rửa mặt 2 lần/ngày bằng khăn và sữa rửa mặt dạng nhẹ;
  • Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng sữa rửa mặt, kem chống nắng và thuốc. Điều trị sớm có thể ngăn ngừa những biến chứng về sau;
  • Ghi chép những hoạt động hằng ngày, những loại thức ăn và những vật dụng cá nhân có thể làm cho bệnh xuất hiện để có thể tìm ra nguyên nhân. Ví dụ như nếu da bị kích ứng và mẫn đỏ khi ăn cay, vậy ăn cay có thể là nguyên nhân làm bệnh khởi phát;
  • Nên đổi sang loại sữa rửa mặt hay kem dưỡng da nhẹ hơn, không có chứa chất tạo hương, dầu hay hương liệu mạnh để giảm thiểu kích ứng da;
  • Liên hệ với bác sĩ nếu bạn có những triệu chứng khác ở mắt hay mí mắt hoặc nếu quá trình điều trị của bạn không hiệu quả sau 3 đến 4 tuần.

Trên đây là bài viết ngứa mí mắt là bệnh gì? Hy vọng thông qua bài viết này các bạn sẽ có thêm các thông tin hữu ích để điều trị và phòng tránh những căn bệnh nêu trên, giúp mình và người thân có sức khỏe tốt nhất trong công việc cũng như học tập.

Xem thêm:

  • Cắt mí mắt có ảnh hưởng gì không? Có để lại di chứng không?
  • Bật mí cho mẹ cách day mắt khi trẻ bị tắc tuyến lệ
  • Nhấn mí mắt giữ được bao lâu