Ngứa lòng bàn tay bàn chân ở trẻ em là dấu hiệu bệnh gì?

Ngứa lòng bàn tay bàn chân ở trẻ em không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng lại gây nhiều khó chịu, mệt mỏi trong sinh hoạt cho người bệnh. Trẻ em chưa có các hệ thần kinh như người lớn nên tỷ lệ mắc nhiều hơn. Và khi mắc bệnh, trẻ em không kiểm soát được bệnh, thường gãi ngứa theo bản năng nên làm cho tình trạng ngứa thêm nặng hơn.

Ngứa lòng bàn tay bàn chân ở trẻ em là dấu hiệu bệnh gì? Ngứa lòng bàn tay bàn chân ở trẻ em là dấu hiệu bệnh gì?

Nguyên nhân gây ngứa lòng bàn tay bàn chân ở trẻ em

  • Do thức ăn: Đối với trẻ có cơ địa dị ứng thì hải sản, thịt bò, trứng,... là nguyên nhân gây nên ngứa lòng bàn tay và bàn chân.
  • Do viêm da cơ địa - bệnh chàm: Da trẻ xuất hiện nốt ban đỏ và dày. Các vùng da này trở nên dày hơn và bong tróc gây ngứa.
  • Do bệnh lupus ban đỏ: Triệu chứng của bệnh cũng xuất hiện nhiều nốt ban đỏ kèm theo tình trạng ngứa ngáy khó chịu.
  • Do mắc phải bệnh tổ đỉa: Bệnh tổ đỉa thường xuất hiện vào mùa hè và sẽ tái phát theo tuần trăng. Bé sẽ bị ngứa nên gãi thường xuyên sẽ khó khăn để kiềm chế lại. Điều trị bệnh tổ đỉa giống như bệnh chàm.
vicare.vn-ngua-long-ban-tay-ban-chan-o-tre-em-la-dau-hieu-benh-gi-body-1

Cách điều trị ngứa lòng bàn tay bàn chân ở trẻ em

  • Đến bác sĩ da liễu để được thăm khám và dùng thuốc theo đơn: Bác sĩ sẽ khám và kê thuốc uống hoặc bôi cho trẻ, như kháng sinh histamine, acid ursodeoxycholic. Phụ huynh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc cho trẻ uống khi thấy con bị triệu chứng ngứa lòng bàn tay bàn chân vì điều này có thể làm cho tình trạng nặng hơn, gây khó khăn cho việc điều trị.
  • Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ thường xuyên: Khi da trẻ được đảm bảo sạch sẽ thì vi khuẩn ít có có hội cư trú lâu dài trên da, nhất là lòng bàn tay bàn chân. Vì nếu da bẩn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, tình trạng ngứa lòng bàn tay bàn chân càng trở nên nặng hơn. Do đó, phụ huynh nên vệ sinh sạch sẽ thường xuyên cho trẻ. Cha mẹ có thể rửa cho con với dung dịch thuốc tím pha loãng với nước ấm.
  • Hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây ra dị ứng: Ngoài thức ăn thì còn nhiều tác nhân khác gây nên dị ứng như lông chó, lông mèo, nhụy hoa,... thì cha mẹ nên chú ý, có thể thay đổi môi trường sống cho trẻ. Cha mẹ cũng nên chú ý khi thời tiết thay đổi cũng là tác nhân khiến trẻ bị ngứa lòng bàn tay lòng bàn chân.
  • Thường xuyên cắt móng tay và móng chân cho con: Vì gãi ngứa gây tổn thương da nghiêm trọng như chảy máu, nhiễm khuẩn nên cha mẹ không để trẻ có móng dài, nhất là khi trẻ bị ngứa.
vicare.vn-ngua-long-ban-tay-ban-chan-o-tre-em-la-dau-hieu-benh-gi-body-2
  • Tắm gội cho trẻ bằng sản phẩm chuyên dụng: Cha mẹ không nên tắm gội chung cho trẻ với sản phẩm người lớn đang dùng. Bạn đừng nghĩ xà phòng, dầu tắm, dầu gội,... giống nhau. Mỗi sản phẩm có mục đích sử dụng khác nhau. Do đó, khi trẻ bị ngứa lòng bàn tay lòng bàn chân thì nên lưu ý chỉ dùng sản phẩm dành riêng cho trẻ. Cha mẹ cũng không nên ngâm lâu tay chân trẻ trong nước vì vô tình làm vi khuẩn có điều kiện sống lý tưởng.
  • Không nặn mụn nước hoặc gỡ da bong tróc: Cha mẹ không nên bóc mảng da đã thành vảy, không chọc hoặc nặn mụn nước cho trẻ vì việc này chỉ khiến tình trạng ngứa thêm nghiêm trọng.

Như vậy, tình trạng ngứa lòng bàn tay bàn chân ở trẻ sẽ không phải bệnh lý nếu cha mẹ tìm hiểu kỹ, có biện pháp phòng ngừa và điều trị đúng cách. Và nguyên tắc bất biến trong xử lý bệnh trạng viêm da cơ địa là hạn chế vi khuẩn tân công vào da.

Xem thêm:

  • Lòng bàn chân, tay bị ngứa sau khi vừa trị dứt sốt xuất huyết là sao?
  • Điều trị ngứa mu bàn chân và nổi mụn nước thế nào?
  • Có chữa được viêm da cơ địa hay không?