Ngứa gan bàn chân bàn tay là bệnh gì?
Có rất nhiều thắc mắc về vấn đề “Ngứa gan bàn chân bàn tay là bệnh gì?” Khiến nhiều người cảm thấy rất khó chịu vì tình trạng ngứa râm ran, càng gãi lại càng ngứa. Hãy cùng HoiBenh giải đáp ngay dưới bài viết sau đây.
Ngứa gan bàn chân bàn tay là bệnh gì?
Có rất nhiều thắc mắc về vấn đề “Ngứa gan bàn chân bàn tay là bệnh gì?” Khiến nhiều người cảm thấy rất khó chịu vì tình trạng ngứa râm ran, càng gãi lại càng ngứa. Hãy cùng HoiBenh giải đáp ngay dưới bài viết sau đây.
Bị ngứa lòng bàn tay bàn chân là dấu hiệu bệnh gì?
1. Mắc bệnh viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là căn bệnh thường gặp hiện nay, nguyên nhân gây bệnh được xác định do dị ứng thức ăn, nguồn nước ô nhiễm, khói bụi, thời tiết, hoá chất... Đặc trưng của bệnh này là da bị nổi mẩn đỏ, khô, nổi ban và ngứa. Sau vài ngày các nốt ban đỏ bắt đầu bong tróc ra và ngứa là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm da cơ địa. Cơn ngứa có thể xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc ở bụng, cổ, cánh tay, chân, trên mặt...
2. Bệnh tổ đỉa
Dấu hiệu nhận biết bệnh sớm nhất là mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân. Đặc biệt là ở mé bên của ngón tay, trong lòng bàn tay, mặt trên, mặt bên hoặc trong lòng bàn chân. Đặc điểm của bệnh tổ đỉa là không bao giờ vượt lên mé trên cổ tay và cổ chân. Mụn nước ăn sâu vào thượng bì làm da nổi gồng lên, có hình tròn, rải rác hay xếp thành chùm, khi dùng tay sờ vào mụn, bạn sẽ thấy các nốt mụn này rất săn chắc, cảm giác như có một hạt gì nằm xen trong da, kích thước khoảng 1 – 2mm và có thể trở thành bóng nước nhất là ở lòng bàn tay, bàn chân
Vào ban đêm cơn ngứa của bệnh tổ đỉa càng diễn ra trầm trọng hơn và mức độ bệnh sẽ phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, nhiệt độ.
3. Bệnh gan
Trả lời cho thắc mắc “Ngứa gan bàn chân bàn tay là bệnh gì?” thì đó rất có thể là biểu hiện của một số bệnh về gan. Đó là khi lòng bàn tay, bàn chân bị ngứa nhiều nơi, ngứa không xác định rõ vị trí, đi kèm với một vài dấu hiệu như vàng da vàng mắt, nước tiểu vàng, mệt mỏi, ăn kém, chảy máu răng, chảy máu cam... lúc này bạn không nên chủ quan.
Ứ mật
Axit mật là loại chất lỏng được bài tiết trong gan, chúng chảy vào các ống dẫn trong gan giống như nhánh cây rồi đi vào túi mật. Chúng có nhiệm vụ tiêu hóa hấp thu chất béo, điều chỉnh sự cân bằng nồng độ cholesterol, triglyceride, glucose, năng lượng trong tế bào, loại bỏ các chất độc trong gan. Nhưng vì một nguyên nhân nào đó axit mật này bị ứ lại, không chảy được vào gan mà chảy vào máu làm tăng axit mật trong máu kích thích vào các dây thần kinh dưới da gây ngứa.
Xơ gan ứ mật
Ngứa da là một trong những triệu chứng điển hình nhất ở người bệnh xơ gan ứ mật trong giai đoạn đầu. Vị trí ngứa thường ở trong lòng gan bàn tay, bàn chân. Mức độ ngứa càng trầm trọng hơn vào ban đêm và làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh. Ngoài ra, để biết bệnh chính xác hơn bạn cần căn cứ vào một số dấu hiệu khác như mệt mỏi, nước tiểu sậm, khô mắt, khô miệng.
Xơ gan ứ mật được chia làm 2 giai đoạn phát triển của bệnh đó chính là giai đoạn cấp tính và mãn tính. Ở giai đoạn cấp tính bệnh sẽ biểu hiện các triệu chứng ngứa làm người bệnh cảm thấy khó chịu, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm việc. Ở giai đoạn mãn tính bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như chảy máu đường tiêu hóa, nhiễm trùng, báng bụng, suy thận, hôn mê. Đặc biệt, các ống dẫn mật bị viêm, phá hủy các tế bào gan, lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa gan, xơ gan.
4. Ngứa do thay đổi nội tiết tố
Thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể là vấn đề thường gặp ở các chị em phụ nữ ( trong thời kỳ mang thai, giai đoạn mãn kinh và thời kỳ kinh nguyệt....) làm ảnh hưởng đến dòng chảy của mật gây ngứa ngáy. Cơn ngứa thường biểu hiện cụ thể ở lòng bàn tay, bàn chân một số trường hợp ngứa cả bụng, lưng... Tại vị trí ngứa thường không có phát ban hay bất cứ tổn thương gì đặc biệt.
Ngoài những thắc mắc về “Ngứa gan bàn chân bàn tay là gì?” Nhiều người còn thắc mắc có cách nào để phòng tránh không?
Để phòng tránh và khắc phục chứng ngứa ở lòng bàn tay bàn chân, bạn cần giữ vệ sinh chân, tay sạch sẽ mỗi ngày, không nên dùng các loại nước tẩy rửa sẽ gây kích ứng làn da thay vào đó bạn nên dùng nước trà hoặc nước muối pha loãng để rửa. Có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp để tránh tình trạng ngứa phát triển. Sau vài ngày nếu như tình trạng ngứa vẫn còn thì tốt nhất bạn nên đi khám và điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ.
Hi vọng qua bài viết trên, chúng tôi đã giải đáp những thắc mắc về việc “Ngứa gan bàn chân bàn tay là bệnh gì?”. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài trong nhiều ngày thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải các bệnh lý về da hoặc các bệnh trong cơ thể không nên chủ quan. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Xem thêm:
- Ngứa lòng bàn tay bàn chân ở trẻ em là dấu hiệu bệnh gì?
- Lòng bàn chân, tay bị ngứa sau khi vừa trị dứt sốt xuất huyết là sao?
- Điều trị ngứa mu bàn chân và nổi mụn nước thế nào?