Ngứa dữ dội - Cảnh giác nguy cơ bị viêm da thần kinh

Nhiều người mắc phải viêm da thần kinh nhưng lại dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh có biểu hiện tương tự. Điều này kéo dài thời gian điều trị cũng như chữa bệnh tận gốc rất khó. Vậy nên đa số mọi người có cùng chung lo lắng rằng liệu bị bệnh viêm da thần kinh có thể chữa khỏi được không?

Ngứa dữ dội - Cảnh giác nguy cơ bị viêm da thần kinh Ngứa dữ dội - Cảnh giác nguy cơ bị viêm da thần kinh

Nhiều người mắc phải viêm da thần kinh nhưng lại dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh có biểu hiện tương tự. Điều này kéo dài thời gian điều trị cũng như chữa bệnh tận gốc rất khó. Vậy nên đa số mọi người có cùng chung lo lắng rằng liệu bị bệnh viêm da thần kinh có thể chữa khỏi được không?

Viêm da thần kinh là bệnh gì?

Viêm da thần kinh (trong y học cổ truyền gọi là bệnh ngưu bì tiên) là một bệnh ngoài da và nằm trong nhóm bệnh cơ địa. Đây là một thể liken hóa khu trú rõ nhất (thường ở cổ tay, cổ, vùng đáy chậu, đùi hay các vùng trên cơ thể), bệnh không do kích thích bên ngoài hay dị nguyên được xác định rõ ràng gây ra.

Bệnh viêm da thần kinh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi (thường trên 20 tuổi), đặc biệt là người lớn (tỷ lệ nữ bị nhiều hơn nam). Khi mắc phải bệnh này rất dễ trở thành căn bệnh mạn tính và tái phát thường xuyên.

vicare.vn-ngua-du-doi-canh-giac-nguy-co-mac-benh-viem-da-kinh-body-1
Gãi nhiều do ngứa là triệu chứng thường gặp ở viêm da thần kinh

Biểu hiện thường thấy của viêm da thần kinh

  • Ngứa dữ dội: đây là triệu chứng đầu tiên và điển hình của viêm da thần kinh. Vì vậy một số người còn gọi đó là bệnh “ngứa liken hóa” ở những khu vực có sẵn yếu tố chà xát như cổ áo, thắt lưng hoặc nơi ẩm ướt như bìu da, niêm mạc âm hộ, bẹn, nách. Bệnh diễn ra ở người rối loạn thần kinh với cơn ngứa nhẹ và tăng dần mức độ khi về đêm. Do đó người bệnh thường mất ngủ và gãi gây tổn thương da.
  • Hình thành những nốt đỏ sẩn dẹt bóng, hơi cộm. Sau chuyển thành đám sẩn có hình bầu dục. Đôi khi là vệt dài có viền không rõ và đều.
  • Xuất hiện những vảy có màu xám, đục hoặc trắng như bột. Sừng hóa ở các nếp và tổn thương có thể hơi chợt. Một số vùng điển hình như bìu da trở nên cộm, hăn da sâu, sẫm màu, nguy cơ chợt nhiễm khuẩn cao. Trong khi đó niêm mạc âm hộ tồn tại bựa trắng dạng bạch sản. Bẹn và nách bị liken hóa phì đại, sùi cộm, hình thành khối u rất ngứa, hiếm khi chảy máu.

Vì sao lại mắc phải viêm da thần kinh?

Cho đến nay căn nguyên gây bệnh viêm da thần kinh vẫn chưa rõ ràng, trong khi đó bệnh tiến triển khá âm thầm và tăng dần. Vòng luẩn quẩn giữa ngứa, gãi, dày da và liken hóa được cho là có liên quan ít nhiều đến vấn đề stress, căng thẳng, lo âu và rối loạn cảm xúc.

Ngoài ra, rối loạn tiêu hóa nội tiết, viêm loét dạ dày hành tá tràng cũng là một trong những tác nhân thúc đẩy viêm da thần kinh hình thành.

Khu vực bìu bị bệnh cần chú ý phát hiện có giun kim hay ở âm hộ có thể do khí hư, nấm Candida, Trichomonas, ...

Cần loại bỏ nguyên nhân phổ biến như viêm da cơ địa hay viêm da nổi mụn khi da tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc kích thích. Bên cạnh đó là bệnh vẩy nến, chàm đồng tiền, liken phẳng, nhiễm nấm có thể gây nhầm lẫn. Do vậy người bệnh có thể phải làm sinh thiết để chẩn đoán chính xác tình trạng tổn thương.

Viêm da thần kinh có nguy hiểm không?

  • Tình trạng ngứa gãi nhiều dễ dẫn đến nhiễm khuẩn phụ. Nặng hơn là nổi đinh nhọt, áp-xe cạnh tổn thương.
  • Khi người bệnh viêm da cơ địa không được can thiệp sớm hoặc điều trị sai cách sẽ tiến triển nặng hơn ảnh hưởng đến thần kinh của bệnh nhân.
  • Tuy bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, không bị ung thư hóa nhưng nếu tổn thương của viêm da thần kinh tồn tại lâu có thể khiến người bệnh suy nhược và có thêm những triệu chứng tâm thần khác.
  • Bệnh ít khi tự khỏi hoàn toàn mà chỉ có biểu hiện chậm phát triển khi được bôi thuốc corticosteroid nhưng sẽ khởi phát ở vị trí khác nếu không kiên trì điều trị.

Do vậy, khi cảm nhận những dấu hiệu khác thường trên cơ thể, người bệnh cần đi thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Tuyệt đối không dùng các bài thuốc dân gian chưa được kiểm chứng vì có thể dẫn đến nhiễm trùng da, biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

vicare.vn-ngua-du-doi-canh-giac-nguy-co-mac-benh-viem-da-kinh-body-2
Người bệnh bị ảnh hưởng nhiều do viêm da thần kinh

Viêm da thần kinh có thể chữa dứt điểm được không?

Việc có thể chữa trị dứt điểm bệnh hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, điểm mấu chốt điều trị chính là phá vỡ vòng tròn ngứa – gãi. Bệnh nhân có thể được chỉ định dùng các thuốc kháng histamin để uống nhằm giảm bớt ngứa. Steroid tại chỗ có tác dụng ức chế viêm, một số kháng chế phẩm chứa hắc ín, ichthyol chống ngứa, bạt sừng.

  • Thuốc uống: có thể dùng một trong các loại như clarityne, histalong, cezil, zirtine, ... để cắt cơn ngứa
  • Bôi thuốc mỡ có diprolene, diprosone, dermovate, sicorten, ... Khi bôi thuốc xong cần phủ một tờ giấy bóng kính, dán băng dính và để qua đêm.

Bên cạnh đó, người bệnh viêm da thần kinh cần băng vùng da bị ngứa để tránh gãi trực tiếp vào khu vực thương tổn khi ngủ.

Trong một số tình huống, tiêm nội tổn thương bằng chế phẩm chứa corticoid như triamcinolon sẽ có hiệu quả nhất định. Chú ý, không tiêm vào nơi bị loét hay xước da vì rất dễ gây mưng mủ. Việc tiêm thuốc là giải pháp tối ưu nhưng cần có chỉ định cũng như giám sát của bác sĩ chuyên khoa.

Đặc biệt, muốn bệnh nhanh khỏi thì cần hạn chế stress, sang chấn tinh thần cũng như kiềm chế tối đa các cơn gãi.

Người bệnh không cần ăn kiêng mà bổ sung đầy đủ dưỡng chất để cơ thể tăng cường hệ miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.

Gợi ý một số bài thuốc đông y trị viêm da thần kinh

Theo quan niệm của y học cổ truyền thì viêm da thần kinh có 2 thể cơ bản: thể phong nhiệt (bệnh mới hình thành) và thể huyết táo (chuyển sang giai đoạn mãn tính).

Giai đoạn mới mắc bệnh

Thuốc uống

  • Bài 1: có tác dụng phong thanh nhiệt ẩm gia giảm. Nguyên liệu sau dùng để sắc uống trong 1 ngày: kinh giới 16g, thuyền thoái 6g, sinh địa 16g, phòng phong, kim ngân, cúc hoa, tạo giác thích, khổ sâm mỗi vị 12g.
  • Bài 2: có công dụng tiêu phong tán gia giảm. Nguyên liệu dùng để sắc uống 1 ngày bao gồm thạch cao 20g, kinh giới, sinh địa, phòng phong, ngưu bàng tử, tri mẫu, địa phụ tử, đương quy mỗi vị 12g; thuyền thoái 6g.

Thuốc bôi

Sử dụng các nguyên liệu từ phèn chua phi (tán nhỏ) 5g, lưu huỳnh 25g, khinh phấn 5ml tán nhỏ và ngâm trong cồn 70 độ 300ml khoảng 1 tuần. Sau đó dùng để bôi lên vết ngứa ngày 3 – 6 lần.

Giai đoạn viêm da thần kinh mạn tính:

  • Bài 1: dùng các vị thuốc hà thủ ô 16g, sinh địa 16g, kinh giới, huyền sâm, đương quy, bạch tật lê mỗi vị 12g, cương tàm 8g, toàn yết 6g để sắc uống ngày 1 thang.
  • Bài 2: dùng kinh giới 16g, kê huyết đằng, đỗ đen, cam thảo nam, sa sâm, cây cứt lợn, kỷ tử mỗi vị 12g, cương tàm 8g, thuyền thoái 6g và sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Xem thêm:

  • Điều trị viêm da tiết bã bằng Đông y
  • Phân biệt viêm da do bệnh zona thần kinh và kiến ba khoang chính xác