Ngứa cổ họng ho nhiều về đêm phải làm gì để nhanh khỏi?
Tình trạng ngứa cổ họng ho nhiều về đêm diễn ra rất phổ biến đặc biệt là về mùa đông hoặc khi thay đổi thời tiết. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách để xử lí để giúp bệnh thuyên giảm. Nguyên nhân nào đẫn dến tình trạng này? Ngứa cổ họng, ho nhiều về đêm làm gì để nhanh khỏi?
Ngứa cổ họng ho nhiều về đêm phải làm gì để nhanh khỏi?
Tình trạng ngứa cổ họng ho nhiều về đêm diễn ra rất phổ biến đặc biệt là về mùa đông hoặc khi thay đổi thời tiết. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách để xử lí để giúp bệnh thuyên giảm. Nguyên nhân nào đẫn dến tình trạng này? Ngứa cổ họng, ho nhiều về đêm làm gì để nhanh khỏi?
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ngứa cổ họng ho nhiều về đêm?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng ngứa cổ họng, ho nhiều về đêm, nhưng chủ yếu là các yếu tố liên quan đến thời tiết, cơ địa và một số bệnh lí.
Do chế độ ăn uống, sinh hoạt và không gian sống
Lạnh thường là nguyên nhân gây ra tình trạng kích ứng niêm mạc họng và gây ra ho, ngoài ra cơ thể thiếu sắt do chế độ ăn không cung cấp đủ, ngồi trong phòng điều hòa nhiều, môi trường không khí ô nhiễm, bụi bẩn sẽ làm ngứa cổ họng, khiến niêm mạc họng bị tổn thương và gây ngứa cổ họng, ho nhiều về đêm.
Sống ở nơi có khí hậu lạnh hoặc khi thời tiết thay đổi, từ nóng sang lạnh đột ngột, hoặc ban ngày nóng nhưng ban đêm lạnh cũng là những lí do khiến cổ họng bị ngứa và ho nhiều.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Ho là một trong những triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, do nhiều nguyên nhân mà acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây kích ứng cổ họng và gây ho. Bệnh thường kèm theo các triệu chứng khác ợ hơi, ợ chua, buồn nôn và nôn, có cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị...
Bệnh viêm xoang
Do tác động của môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, thời tiết thay đổi gây nên hiện tượng nghẹt mũi mãn tính, vào ban đêm các dịch nhầy ở mũi thường đọng lại và chảy xuống cổ họng, gây ra tình trạng ngứa ở họng và ho
Cảm cúm
Chảy mũi là dấu hiệu đặc trưng của việc nhiễm các loại virus cúm, khi chúng xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng niêm mạc mũi tăng xuất tiết, tạo ra một lượng dịch nhầy khá lớn và liên tục, do các khoang mũi miệng thông với nhau nên dịch nhầy này có thể chảy xuống cổ họng và lưu lại ở đó gây kích ứng niêm mạc họng gây ngứa họng và ho
Ngoài các lí do được đưa ra trên đây thì tình trạng ngứa họng, ho nhiều về đêm của bạn có thể liên quan đến một số bệnh lí khác như viêm phổi mạn tính, viêm phế quản, lao.... Cần đi khám tại cơ sở uy tín nếu thấy tình trạng lâu không khỏi
Ngứa cổ họng ho nhiều về đêm làm gì để nhanh khỏi?
Ngoài việc sử dụng các loại thuốc tây y có tác dụng giảm ho và ngứa họng , bạn có thể áp dụng một số kinh nghiệm dân gian đơn giản ngay tại nhà để giảm tình trạng này tránh gây ảnh hưởng đến cuộc sống, đặc biệt là giấc ngủ.
Trị ngứa cổ họng ho nhiều về đêm bằng mật ong
Trong thành phần mật ong chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe,trong đó có rất nhiều thành phần giống như một chất kháng sinh tự nhiên,có tác dụng kháng khuẩn làm dịu cổ họng,giảm nhẹ đi các triệu chứng viêm.
Sau khi vệ sinh họng sạch sẽ bằng nước muối, bạn chỉ cần lấy 2-3 thìa mật ong nguyên chất pha cùng 1⁄2 ly nước ấm, khuấy đều rồi uống, bạn cũng có thể cho thêm một vài lát gừng sống để tăng hiệu quả tác dụng, sử dụng cách này hàng ngày sẽ làm triệu chứng ngứa họng và ho nhiều về đêm của bạn giảm nhanh chóng.
Sử dụng gừng để trị ngứa họng và ho nhiều ban đêm
Gừng có tính ấm, kháng viêm hiệu quả vì vậy trong dân gian gừng được sử dụng rất nhiều để trị ho, cảm cúm và cảm lạnh cho người lớn và trẻ em.
Tuy nhiên cần sử dụng gừng với một lượng thích hợp với từng độ tuổi, với trẻ em chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ do gừng có tính nóng, có thể làm tổn thương niêm mạc họng của trẻ.
Cách sử dụng gừng rất đơn giản để trị ho, bạn cắt gừng sống thành các lát mỏng rồi ngậm và nhai nuốt nuốt nước, có thể ngậm 1-2 lát/ lần. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng các lát gừng mỏng này, trưng cách thủy cùng với đường phèn, mỗi ngày uống 2 lần vào sáng và tối.
Trị ngứa cổ họng và ho về ban đêm bằng muối
Với công dụng diệt khuẩn hiệu quả, muối có thể làm sạch khoang miệng, từ đó giảm tình trạng kích ứng niêm mạc họng, giảm ngứa họng và giảm ho.
Bạn có thể sử dụng nước muối đóng chai có bán sẵn tại các hiệu thuốc hoặc dùng nước muối tự pha tại nhà. Không nên sử dụng nước muối nồng độ quá cao hoặc ngậm trực tiếp hạt muối vì có thể làm cho niêm mạc họng của bạn bị tổn thương, gây viêm loét khoang miệng.
Nên tạo thói quen súc miệng nước muối vào buổi tối trước khi đi ngủ và sáng sớm khi ngủ dậy trong khoảng 30 giây, sau đó súc miệng lại bằng nước lọc, điều này sẽ làm giảm các triệu chứng ngứa họng và ho nhiều vào ban đêm rất hiệu quả.
Rễ cam thảo trị ho, ngứa họng
Với nhiều người, nước cam thảo là một loại thức uống ưa thích, tuy nhiên không nhiều người biết tác dụng trị ho và ngứa họng của cam thảo
Bạn có thể súc miệng bằng nước chiết xuất từ cam thảo hoặc nước pha với rễ cam thảo, việc này sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại trong khoang miệng và giảm triệu chứng ho và ngứa họng.
Khi bị ho nặng, bạn cũng có thể lấy một nhánh cam thảo ngậm cũng sẽ là dịu cơn ngứa họng.
Trị ho bằng bột nghệ
Trị ngứa cổ họng, ho nhiều về đêm bằng bột nghệ không những hiệu quả mà còn rất tốt cho những người mắc các bệnh lí dạ dày, khi uống nước bột nghệ sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn gây viêm họng.
Cách sử dụng: Pha một chút muối với nước ấm, sau đó cho thêm một muỗng tinh bột nghệ vào khuấy đều, uống trong vòng một ngày là bạn đã có thể thấy được hiệu quả.
Ngoài những cách trên để giảm triệu chứng ngứa họng và ho nhiều về ban đêm , bạn cũng cần lưu ý đến tư thế ngủ, vì tư thế ngủ sai có thể tạo điều kiện cho chất nhầy từ mũi và dạ dày trào ngược lên họng, tạo môi trường tốt cho sự phát triển của vi khuẩn và gây nên ngứa họng và ho về ban đêm.
Tuy nhiên những cách này chỉ có hiệu quả với các trường hợp ngứa họng và ho nhiều về đêm do nguyên nhân thông thường. Khi tình trạng này gây ra bởi các nguyên nhân phức tạp và khó điều trị hơn như ung thư, các bệnh lí lao, phổi... Bạn cần được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Xem thêm:
- Cổ nổi hạch, đau rát, ngứa phía dưới hầu có phải bị u nóc vòm họng không?
- Ngứa vòm họng là biểu hiện bệnh gì?
- Trẻ ho về đêm: Ba mẹ chớ nên coi thường!