Ngủ dậy không nâng được tay lên, có phải bị trúng gió?

Thời tiết giao mùa, mưa nắng thất thường, không khí nóng lạnh thay đổi đột ngột thường dễ khiến chúng ta mắc bệnh trúng gió. Sau khi ngủ dậy thấy chóng mặt, nhức đầu, sổ mũi, không nâng được tay, chân, thậm chí là bị liệt nửa người, méo miệng thì rất có thể chúng ta đã mắc phải tình trạng này.

Ngủ dậy không nâng được tay lên, có phải bị trúng gió? Ngủ dậy không nâng được tay lên, có phải bị trúng gió?

Thời tiết giao mùa, mưa nắng thất thường, không khí nóng lạnh thay đổi đột ngột thường dễ khiến chúng ta mắc bệnh trúng gió. Sau khi ngủ dậy thấy chóng mặt, nhức đầu, sổ mũi, không nâng được tay, chân, thậm chí là bị liệt nửa người, méo miệng thì rất có thể chúng ta đã mắc phải tình trạng này. Trong Tây y gọi là cảm mạo, Đông y gọi là bệnh “thời khí” – là bệnh do thời tiết gây nên. Để tìm hiểu về bệnh này, chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

1. Biểu hiện của người bị trúng gió

Người già, trẻ em và những người đang bị bệnh là những đối tượng dễ bị mắc trúng gió nhất. Những triệu chứng của bệnh này được thể hiện như sau:

  • Cảm thấy ớn lạnh ở phần gáy, sống lưng, tay chân.
  • Đau đầu, chóng mặt, chảy nước mũi.
  • Đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa.
  • Tình trạng nặng có thể dẫn đến hôn mê, chân tay co cứng, không cử động được.
  • Trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể bị liệt dây thần kinh số 7 dẫn đến cơ mặt bị tê liệt, méo miệng,...
vicare.vn-ngu-day-khong-nang-duoc-tay-len-co-phai-bi-trung-gio-body-1

2. Nguyên nhân gây ra trúng gió

Trong những trường hợp sau, chúng ta có thể dễ dàng bị mắc trúng gió:

  • Thời tiết thay đổi, mưa nắng, nóng lạnh thất thường khiến người bệnh không thích ứng kịp dẫn đến không khí lạnh xâm nhập vào cơ thể.
  • Người bệnh ngồi quá lâu trong phòng máy lạnh làm chênh lệch nhiệt độ bất ngờ khi đi ra ngoài.
  • Những người có tiền sử bệnh hạ đường huyết, huyết áp không ổn định, tiểu đường.
  • Những người uống rượu nhiều khiến lượng cồn trong máu đưa lên não và các cơ quan khác làm cơ thể mất nhiều nhiệt, khi gặp phải không khí lạnh cũng dễ mắc trúng gió.

3. Biến chứng để lại của trúng gió

Nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời, người bệnh có thể khỏe lại sau từ 1 đến 3 ngày. Nếu bệnh nhân không được điều trị đúng cách, trúng gió có thể phát triển theo chiều hướng xấu và để lại nhiều di chứng như phong thấp, tê thấp, suy giảm sức đề kháng, viêm loét giác mạc, co giật cơ mặt, cơ cứng, méo nửa mặt.

Đối với người bị trúng gió nếu không được đưa đi chữa trị kịp thời có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng như liệt nửa người, liệt tay chân vĩnh viễn, mất khả năng ngôn ngữ, điều khiển cảm xúc, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

4. Điều trị trúng gió như thế nào?

Đối với trúng gió nhẹ, người bệnh có thể điều trị bằng 1 trong 2 phương pháp Đông y hoặc Tây y.

Chữa trúng gió bằng phương pháp Đông y

  • Sử dụng phương pháp cạo gió, đánh gió bằng dầu nóng, rượu gừng, lưu ý không sử dụng với những người có bệnh cao huyết áp, phụ nữ đang mang thai.
  • Đặt bệnh nhân nằm ngửa, đầu thấp hơn chân, để bệnh nhân nghiêng đầu sang một bên, đắp chăn ấm, tránh gió lùa.
  • Cho người bệnh uống trà gừng, nước gừng nóng, ăn cháo tía tô, cháo hành và để bệnh nhân dần dần hồi phục.
  • Nếu người bệnh bị ngất, có triệu chứng méo miệng, run rẩy, có thể sử dụng kim chích hoặc dùng tay ấn vào huyệt nhân trung, làm ấm toàn thân để bệnh nhân tỉnh lại.

Điều trị trúng gió theo Tây y

Khi mắc trúng gió, các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc cảm như Paracetamol, panadol,.... Đồng thời người bệnh có thể bổ sung thêm vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Trong trường hợp nguy cấp, bệnh nhân không tỉnh lại hoặc bị nặng hơn sau khi sơ cứu, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế kịp thời để được cấp cứu.

vicare.vn-ngu-day-khong-nang-duoc-tay-len-co-phai-bi-trung-gio-body-2

5. Những cách phòng tránh trúng gió

Thông thường, trúng gió thường xảy ra vào mùa lạnh hay những khi thời tiết giao mùa nhưng bất kỳ lúc nào chúng ta cũng nên đề phòng tình trạng này. Đặc biệt những người có tiền sử hạ đường huyết, huyết áp thấp có nguy cơ bị trúng gió cao hơn những người khác.

Để đề phòng bị trúng gió, chúng ta có thể thực hiện các cách sau đây:

  • Không bật điều hòa có nhiệt độ chênh lệch quá cao so với nhiệt độ bên ngoài để tránh tình trạng bị sốc nhiệt khi đi ra ngoài. Tránh ngồi gần luồng khí lạnh ở phía sau điều hòa.
  • Thường xuyên vận động cổ tay, vai, gáy để khí huyết được lưu thông.
  • Thời tiết giao mùa cần chú ý mặc thêm áo, đội mũ, quàng khăn để tránh không khí lạnh lùa vào.
  • Khi đi ngủ hay đi tắm nên chú ý tránh những chỗ nhiều cửa sổ và gió lùa.
  • Sau khi ngủ dậy, nên nằm trên giường một lúc cho tỉnh hẳn rồi mới ngồi dậy và ra khỏi giường.
  • Vận động, tập thể dục thường xuyên giúp tăng sức đề kháng để ngăn ngừa trúng gió.

Xem thêm:

  • Sáng ngủ dậy đau nhức toàn thân
  • Môi bị sưng phồng sau khi ngủ dậy là do đâu?
  • Đau mỏi vai gáy sau khi ngủ dậy là bị làm sao?