Ngồi nhiều có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, ngay cả những người thường xuyên tập thể dục cũng có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ nếu họ ngồi quá nhiều. Tiến sĩ Deborah Rohm Young, chủ trì nghiên cứu cho biết chúng ta đang dành nhiều thời gian ngồi trước máy tính hơn mức độ có thể. Vận động đã bị lờ đi khỏi cuộc sống và lời khuyên tốt nhất là hãy giảm thời lượng ngồi một...

Ngồi nhiều có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch Ngồi nhiều có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, ngay cả những người thường xuyên tập thể dục cũng có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ nếu họ ngồi quá nhiều. Tiến sĩ Deborah Rohm Young, chủ trì nghiên cứu cho biết chúng ta đang dành nhiều thời gian ngồi trước máy tính hơn mức độ có thể. Vận động đã bị lờ đi khỏi cuộc sống và lời khuyên tốt nhất là hãy giảm thời lượng ngồi một chỗ và hoạt động nhiều hơn.

vicare.vn-ngoi-nhieu-tang-nguy-co-benh-tim-mach-body-1

Bà Young, tác giả nghiên cứu hành vi tại Kaiser Permanente, Nam California đã hợp tác với một số chuyên gia để nghiên cứu về sự ảnh hưởng khi con người lười vận động. Các tác giả kết luận rằng lười vận động kéo dài có hại đến trái tim và mạch máu dù cho có hoạt động thể chất bao nhiêu đi nữa.

Bà Young nói: “Nếu bạn sẵn sàng hoạt động thể chất, đó là việc có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên cũng cần giải lao ở những khoảng thời gian khi bạn phải ngồi một chỗ. Thay vì chỉ ngồi yên tại chỗ vào giờ nghỉ trưa, bạn có thể đi bộ xung quanh văn phòng một vài lần để thư giãn”,

Nghiên cứu cũng cho thấy bằng chứng khuyến cáo việc ít vận động quá nhiều làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tiểu đường và tử vong. Xu hướng ít vận động của người Mỹ đang tăng lên. Người Mỹ hiện tại có khoảng 6-8 giờ ít vận động, bao gồm các hoạt động như ngồi, lái xe, đọc sách, xem truyền hình và sử dụng máy tính.

vicare.vn-ngoi-nhieu-tang-nguy-co-benh-tim-mach-body-2

Tiến sĩ Marc Hamilton, giáo sư tại Đại học Houston, tác giả của nhiều nghiên cứu về việc lười vận động nói rằng những nghiên cứu của bà cho thấy người lớn đang có 9 tiếng mỗi ngày ít vận động. Bà cho rằng việc tập luyện 30 phút mỗi ngày không thể giúp bạn ngăn ngừa những biến chứng sẽ xảy ra sau độ tuổi 23.

“Cơ thể chúng ta được cấu tạo để hoạt động cả ngày. Cơ thể không sinh ra để nhàn rỗi và sống kiểu ngu muội. Khi chúng ta hoạt động cơ bắp trong cả ngày, có những biến đổi rất mạnh trong cơ thể. Bạn không thể thay đổi quy luật nếu chỉ vào phòng tập thể dục 30 phút”.

Các báo cáo cũng lưu ý rằng các ứng dụng điện thoại thông minh có thể là một cách hiệu quả để khuyến khích mọi người hoạt động. Điều này cần được nghiên cứu sâu hơn nhưng rất có triển vọng.

vicare.vn-ngoi-nhieu-tang-nguy-co-benh-tim-mach-body-4

Bà Young cũng cho biết vẫn có nhiều câu hỏi về việc sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng ra sao khi chúng ta lười vận động. Điều đó phụ thuộc vào thời gian thụ động và được định nghĩa là thời gian bạn ngồi im tại một vị trí.

Thời gian thụ động khá mơ hồ. Liệu đứng có tốt hơn ngồi? Đánh máy trong khi ngồi tốt hay không tốt hơn không đánh máy? Cả 2 hình thức đều là ít vận động nhưng chúng ta không thể biết chắc chắn hoạt động nào trong thời điểm đó hữu ích.

Các chuyên gia chỉ khuyên bạn nên dành 30 phút hoặc hơn để tập luyện các bài tập mạnh mỗi ngày nhằm đáp ứng quy chuẩn của AHA là 150 phút vận động vừa phải hoặc 75 phút hoạt động cường độ mạnh.

vicare.vn-ngoi-nhieu-tang-nguy-co-benh-tim-mach-body-4

Các bác sĩ cũng có thể trợ giúp xử lý bằng cách khuyên nhủ bệnh nhân rời xa chiếc ghế sofa và giảm thời gian ngồi trước máy tính. Bà Young cũng muốn gửi thông điệp tới mọi người hãy ngồi ít hơn, di chuyển nhiều hơn và chú ý tới tầm quan trọng của hoạt động thể chất.

(Nguồn: news.heart.org)