Ngồi ít, tập nhiều, sao vẫn bị bệnh trĩ?

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh trĩ , trong đó có cả những nguyên nhân mà chúng ta không ngờ tới. Biết được những tác nhân gây nên bệnh trĩ sẽ giúp chúng ta có những biện pháp phòng tránh hiệu quả cho bản thân mình.

Ngồi ít, tập nhiều, sao vẫn bị bệnh trĩ? Ngồi ít, tập nhiều, sao vẫn bị bệnh trĩ?

1. Ngồi ít, tập nhiều, sao vẫn bị bệnh trĩ?

Bệnh trĩ ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, gây nên rất nhiều phiền toái cho bệnh nhân. Có rất nhiều người bị bệnh trĩ mà không biết nguyên nhân xuất phát từ đâu. Thậm chí, có những người vận động nhiều mà vẫn bị trĩ. Có một câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc: “Ngồi ít, tập nhiều, sao vẫn bị bệnh trĩ?”.

vicare.vn-ngoi-it-tap-nhieu-sao-van-bi-benh-tri-body-1
  • Thực tế việc ngồi ít, tập nhiều không quyết định rằng bạn sẽ tránh được bệnh trĩ. Thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh trĩ không liên quan đến chuyện lười vận động, điển hình là:
  • Căng thẳng thường xuyên, kéo dài: Căng thẳng là nguồn gốc gây nên rất nhiều bệnh cho cơ thể trong đó có cả bệnh trĩ. Khi căng thể, cơ thể bạn sẽ có hiện tượng mệt mỏi, buồn chán, hệ tiêu hóa bị ức chế và sự co giãn của cơ vùng hậu môn bị giảm có tác động trực tiếp đến việc hình thành bệnh trĩ.
  • Ăn ít chất xơ: chất xơ rất cần thiết cho đường ruột và tiêu hóa. Ăn ít chất xơ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa cũng như vận chuyển chất thải ra ngoài cơ thể. Do vậy, ăn ra quả đầy đủ, thường xuyên giúp cung cấp cho cơ thể rất nhiều vitamin, chất xơ cần thiết cho tiêu hóa.
  • Uống nước không đầy đủ: nước chiếm đến 2⁄3 cơ thể của chúng ta. Nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo các cơ quan trong cơ thể hoạt động ổn định. Thiếu nước khiến hoạt động của hậu môn suy giảm, lâu ngày dẫn đến bệnh trĩ. Một ngày, chúng ta cần uống một lượng nước vừa đủ với cơ thể mình.
  • Lượng nước cần uống trong một ngày = Trọng lượng cơ thể:0,03
  • Ngồi nhiều: đây là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ mà đa số dân công sở, các lái xe, giáo viên... thường hay gặp phải. Ngồi nhiều khiến vùng hậu môn trực tràng phải đón nhận sức nặng của toàn bộ cơ thể phần trên. Điều này làm máu khó lưu thông trở lại, gây nghẽn các tĩnh mạch trĩ và gây nên bệnh trĩ.
  • Làm việc quá nhiều: những người thường xuyên làm những công việc nặng tạo áp lực từ bụng đến hậu môn sẽ khiến cho các tĩnh mạch suy yếu và hình thành lên bệnh trĩ.
  • Tiêu chảy, táo bón chiếm đến 80% nguyên nhân gây nên bệnh trĩ. Vì vậy, nếu ai bị tiêu chảy, táo bón nên điều trị nhanh chóng và dứt điểm, phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh trĩ, có những nguyên nhân phổ biến và có cả những nguyên nhân ít phổ biến hơn. Điều này cho thấy rằng: “Ngay cả những người luyện tập nhiều, vận động nhiều hoặc biểu hiện trĩ ở vùng hậu môn dường như không có nhưng sau này vẫn có thể mắc phải”.

2. Những biểu hiện phổ biến của bệnh trĩ

Bệnh trĩ có một số hiện tượng phổ biến sau:

  • Đại tiện ra máu đỏ tươi: lúc đầu, máu xuất hiện ít, thường bám vào phân nên rất khó nhận biết. Lâu dần máu xuất hiện dưới dạng nhỏ giọt, thậm chí phun thành tia.
  • Đau vùng hậu môn.
  • Ngứa và rỉ nước do viêm vùng hậu môn.
  • Sưng nề vùng hậu môn: lúc này hậu môn có thể đã sa ra ngoài, tạo nên búi trĩ. Nếu gặp hiện tượng này, bạn cần đến gặp bác sĩ để được khám và chữa kịp thời.
vicare.vn-ngoi-it-tap-nhieu-sao-van-bi-benh-tri-body-2

3. Cách phòng ngừa bệnh trĩ

Để phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả, cách tốt nhất bạn cần làm là: “giảm thiểu các nguyên nhân gây nên bệnh trĩ”. Một số cách phòng ngừa bệnh trĩ ngay tại nhà đơn giản:

  • Ăn đủ chất xơ: chất xơ có nhiều trong các loại trái cây, rau, đậu, hạt...rất tốt cho ruột cũng như đường tiêu hóa, làm phân mềm ra. Tuy nhiên, việc bổ sung chất xơ cho cơ thể cần được tiến hành từ từ để tránh bị đầy hơi.
  • Uống đủ nước: bạn có thể cung cấp nước cho cơ thể thường xuyên bằng nước lọc, nước canh, sinh tố... Nước sẽ làm phân mềm ra, dễ dàng tiêu hóa và giúp hậu môn không phải co bóp quá sức.
  • Tập thể dục, vận động thường xuyên: giúp cơ thể được trao đổi chất, các cơ quan trong cơ thể được hoạt động nhịp nhàng, đầu óc minh mẫn, giảm căng thẳng và giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
  • Tránh làm việc quá căng thẳng, làm việc nặng.
  • Tập thói quen đi vệ sinh theo một khung giờ nhất định trong ngày bằng cách xoa bụng vòng theo khung đại tràng.

Xem thêm:

  • Chữa bệnh trĩ ngoại như thế nào là hiệu quả, an toàn?
  • Bệnh trĩ có tự khỏi được không?
  • Đừng bỏ qua các dấu hiệu bệnh trĩ