Ngộ độc thực phẩm nhẹ uống thuốc gì?

Ngộ độc thực phẩm nhẹ là một trong những vấn đề thường gặp có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên không phải ai cũng biết ngộ độc thực phẩm nhẹ nên uống thuốc gì, nên giữ gìn sức khỏe như thế nào và sẽ cần đến sự hỗ trợ từ các bác sĩ khi gặp những dấu hiệu nghiêm trọng?

Ngộ độc thực phẩm nhẹ uống thuốc gì? Ngộ độc thực phẩm nhẹ uống thuốc gì?

Ngộ độc thực phẩm nhẹ là một trong những vấn đề thường gặp có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên không phải ai cũng biết ngộ độc thực phẩm nhẹ nên uống thuốc gì, nên giữ gìn sức khỏe như thế nào và sẽ cần đến sự hỗ trợ từ các bác sĩ khi gặp những dấu hiệu nghiêm trọng?

Bạn có đang bị ngộ độc thực phẩm?

Ngộ độc thực phẩm thường là do độc tố hay vi khuẩn lây lan trong quy trình chế biến, bảo quản hoặc xử lý thực phẩm không đúng cách. Trước khi xem xét việc ngộ độc thực phẩm nhẹ uống thuốc gì, bạn cần lắng nghe cơ thể mình có xuất hiện một số triệu chứng ngộ độc thực phẩm sau không:

Đau bụng

Những người bị ngộ độc thực phẩm nhẹ thường bị đau bụng do các vi khuẩn trong thức ăn gây ra độc tố kích thích niêm mạc dạ dày và thành ruột. Vị trí cơn đau có thể cảm nhận ở dưới xương sườn nhưng bên trên xương chậu. Tuy nhiên, cơn đau có thể thường không nhiều

Tiêu chảy

Đây là một triệu chứng điển hình của ngộ độc thực phẩm nhẹ khi ăn phải thực phẩm “bẩn”. Tiêu chảy là cách cơ thể đẩy đi những yếu tố gây ngộ độc ra ngoài. Tuy nhiên, bạn nên theo dõi tình trạng cơ thể mình. Nếu tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày hoặc đi ngoài kèm máu đó là biểu hiện tình trạng ngộ độc đang chuyển biến xấu đi, cần gặp bác sĩ sớm.

Nôn ói

Dù bị ngộ độc thực phẩm nhẹ hay nặng cũng dẫn đến tình trạng nôn ói vì đây là cơ chế bảo vệ của cơ thể cũng như tiêu chảy khi cố gắng loại bỏ các vi khuẩn hay độc tố nguy hiểm. Thông thường, cơn nôn đầu tiên thường rất dữ dội nhưng sau đó giảm dần. Do vậy, nếu bạn nôn ói kéo dài cần bổ sung nước cho cơ thể hoặc đến gặp bác sĩ để được điều trị.

Sốt nhẹ

Sốt là cách cơ thể chống lại sự nhiễm trùng gây ra bởi các vi khuẩn, chẳng hạn ngộ độc thực phẩm. Thường với những người bị ngộ độc thực phẩm nhẹ, nhiệt độ cơ thể sẽ không vượt quá 38 độ C. Nếu sốt do ngộ độc thực phẩm cao hơn 38 độ C đó là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo cần tới trung tâm y tế lập tức.

vicare.vn-ngo-doc-thuc-pham-nhe-uong-thuoc-gi-body-1

Ngộ độc thực phẩm nhẹ uống thuốc gì?

Đối với tình trạng ngộ độc thực phẩm nhẹ, nên để cơ thể tự tuân theo phản ứng tự nhiên làm sạch và thanh lọc đường tiêu hóa bằng cách loại bỏ vi khuẩn có hại qua các đường nôn ói, tiêu chảy... Điều này là vô cùng quan trọng. Đồng thời, đó cũng là lý do vì sao những trường hợp ngộ độc thực phẩm nhẹ chưa cần dùng thuốc.

Để tình trạng ngộ độc thực phẩm nhẹ không chuyển biến xấu cũng như rút ngắn thời gian bệnh, bạn nên:

Uống nhiều nước và chất lỏng

Khi bạn thường xuyên bị nôn và tiêu chảy, cơ thể sẽ nhanh chóng mất nước, dẫn đến thiếu nước. Do đó, bạn cần uống càng nhiều nước càng tốt để bù lại lượng chất lỏng mất đi vì giữ nước cho cơ thể là vô cùng quan trọng khi bị ngộ độc thực phẩm. Nên uống nước lọc, nước có điện giải và uống từng ngụm nhỏ.Trong trường hợp không thể nuốt nước do quá buồn nôn, bạn cần đi khám ngay và có thể sẽ phải nhập viện để truyền dịch qua tĩnh mạch.

Bạn có thể lựa chọn dùng bột bù nước. Đây là dạng mà bạn có thể pha vào nước lọc và các thức uống khác. Ngoài ra, bột còn giúp bù khoáng và dinh dưỡng mà cơ thể mất đi do nôn mửa và tiêu chảy.

Lựa chọn thực phẩm phù hợp

Từ từ bắt đầu ăn thức ăn nhạt. Khi thấy hơi đói và cơn buồn nôn giảm bớt, bạn có thể ăn những món ăn nhạt như chuối, cơm, sốt táo và bánh mì nướng. Những thực phẩm này giúp xoa dịu dạ dày và không kích thích cảm giác buồn nôn, nôn mửa. Thêm vào đó, bánh quy mặn, khoai tây nghiền và rau củ luộc mềm cũng là thức ăn dịu nhẹ tốt cho dạ dày đang bị đau. Lưu ý không nên ép bản thân ăn hoặc ăn vội, ăn quá nhiều

Tạm ngừng tiêu thụ các sản phẩm từ sữa động vật trong vài ngày đến khi khỏe lại. Khi đang chống lại tình trạng ngộ độc thực phẩm, cơ thể sẽ tạm thời ở trạng thái không dung nạp lactose. Do đó, tiêu thụ sản phẩm từ sữa (bơ, sữa, phô mai, sữa chua,...) có thể dẫn đến biến chứng.

Tránh thực phẩm kích thích cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa. Khi đã bị ngộ độc thực phẩm nhẹ, có thể thức ăn cay hay nhiều dầu mỡ không những không còn hấp dẫn đối với bạn mà có thể gây cảm giác buồn nôn khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng.

Tránh những loại thức uống chứa cồn và caffeine. Những thức uống này có tính lợi tiểu, khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn, có thể dẫn đến mất nước và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng đi kèm với nôn mửa, tiêu chảy thường xuyên

vicare.vn-ngo-doc-thuc-pham-nhe-uong-thuoc-gi-body-2
Nên uống nước lọc, nước có điện giải và uống từng ngụm nhỏ

Những lưu ý khi bị ngộ độc thực phẩm nhẹ

Dù bạn chỉ bị ngộ độc thực phẩm nhẹ cũng cần lưu ý những vấn đề sau để tránh những hệ lụy nguy hiểm đến cơ thể:

  • Đi khám ngay nếu tình trạng ngộ độc thực phẩm kéo dài hơn vài ngày, có triệu chứng sốt cao, vấn đề về thị lực hoặc khó thở, khó nuốt.
  • Tiếp nhận chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bị ngộ độc thực phẩm do ăn phải thực phẩm chứa nấm hoặc hải sản. Một số độc tố trong nhiều loại nấm và hải sản có thể gây chết người nên bạn cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.