Nghỉ thai sản có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Một trong những câu hỏi mà nhiều người thắc mắc về vấn đề nghỉ thai sản và đóng bảo hiểm xã hội đó là khi người lao động nghỉ thai sản có phải đóng bảo hiểm xã hội không? Nếu đóng thì sẽ đóng theo mức nào và thời gian đóng là như thế nào?
Nghỉ thai sản có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Một trong những câu hỏi mà nhiều người thắc mắc về vấn đề nghỉ thai sản và đóng bảo hiểm xã hội đó là khi người lao động nghỉ thai sản có phải đóng bảo hiểm xã hội không? Nếu đóng thì sẽ đóng theo mức nào và thời gian đóng là như thế nào? Dưới đây, HoiBenh sẽ giúp cho các bạn làm rõ vấn đề này.
1. Bảo hiểm xã hội
Luật bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 tại Điều 35, Khoản 2 quy định mức hưởng chế độ thai sản của người lao động nữ như sau:
“Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.”
Theo Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 tại Điều 39, Khoản 2 quy định về mức hưởng bảo hiểm xã hội như sau:
“Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.”
Từ đó có thể kết luận rằng:
– Năm 2015: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản sẽ được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà không phụ thuộc vào thời gian nghỉ trong tháng đó là bao nhiêu.
– Từ năm 2016 trở đi: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản sẽ là:
+ Nếu trong tháng người lao động nghỉ từ 14 ngày trở lên thì được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
+ Nếu trong tháng người lao động nghỉ việc dưới 14 ngày thì người sử dụng lao động và người lao động nghỉ thai sản có phải đóng bảo hiểm xã hội trong tháng đó.2. Bảo hiểm y tế
Theo Luật bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 tại Điều 1, Khoản 7 Sửa đổi, bổ sung Điều 13 Luật số 25/2008/QH12 như sau:
“Điều 13. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế được quy định như sau:
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;”
- Theo quy định trên thì trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì hàng tháng mức đóng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng. Người lao động khi nghỉ thai sản vẫn phải đóng bảo hiểm y tế tuy nhiên việc đóng bảo hiểm y tế do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng cho người lao động.3. Bảo hiểm thất nghiệp
Tại Nghị định 28/2015/NĐ-CP tại Điều 11 quy định về tham gia hiểm thất nghiệp như sau:
“Trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật thì người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian này.”
Do vậy:
– Người lao động khi nghỉ sinh con sẽ không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian nghỉ sinh, doanh nghiệp và người lao động đều không phải đóng bảo hiểm trong thời gian này.
– Thời gian nghỉ sinh sẽ không được tính để hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.