Nghẹt mũi, nên dùng thuốc uống hay thuốc xịt?

Nghẹt mũi là hiện tượng khá phổ biến liên quan đến đường hô hấp tuy nhiên không ít người vẫn băn khoăn nghẹt mũi nên dùng thuốc hay thuốc xịt? Liều lượng, thời gian dùng như nào cho hợp lý mà không dẫn đến những hệ lụy xấu?

Nghẹt mũi, nên dùng thuốc uống hay thuốc xịt? Nghẹt mũi, nên dùng thuốc uống hay thuốc xịt?

Nghẹt mũi nên dùng thuốc uống hay thuốc xịt

Hiện nay, các thuốc điều trị nghẹt mũi trên thị trường chủ yếu là các thuốc cường giao cảm dùng dưới dạng nhỏ mũi, xịt mũi như ephedrin, naphazolin, oxymetazolin, xylometazolin hoặc dùng dưới dạng uống như phenylpropanolamin và pseudoephedrin. Với cơ chế kích thích thụ thể alpha adrenergic ở niêm mạc mũi, thuốc làm co mạch do vậy giảm phù nề, giảm thoát dịch, tăng thông khí ở mũi, giảm nghẹt mũi, giảm sung huyết mũi. Vậy nghẹt mũi nên dùng thuốc uống hay thuốc xịt thì tốt?

Ở dạng uống (thuốc toàn thân), thuốc được hấp thu vào hệ thống tuần hoàn, sau đó được phân bố khắp cơ thể. Chỉ khi thuốc được phân bố đến niêm mạc mũi, thuốc mới có tác dụng. Vì thế, thời gian khởi phát tác dụng của thuốc dạng uống thường chậm hơn, lượng thuốc sử dụng thường cao hơn, nguy cơ tác dụng không mong muốn thường nhiều hơn dạng tại chỗ.

Ở dạng nhỏ mũi, xịt mũi (thuốc tại chỗ), thuốc được hấp thu hạn chế, nguy cơ tác dụng không mong muốn của dạng này thường thấp hơn so với dạng uống. Thuốc được tiếp xúc với đích tác dụng nhanh hơn, lượng thuốc sử dụng ít hơn. Tuy nhiên, vẫn có một phần thuốc bị nuốt qua miệng và được hấp thu toàn thân. Dạng nhỏ mũi có lượng thuốc bị nuốt nhiều hơn so với dạng xịt mũi. Đây cũng là lý do mà phần lớn các chế phẩm điều trị nghẹt mũi, chảy nước mũi hiện nay thường được bào chế dưới dạng xịt mũi.

vicare.vn-nghet-mui-nen-dung-thuoc-uong-hay-thuoc-xit-body-1

Khi nào người bị nghẹt mũi cần dùng thuốc?

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh Hảo Hớn – Khoa Mũi Xoang, Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM, nghẹt mũi là các triệu chứng thường gặp của bệnh mũi xoang như: Viêm mũi xoang cấp, viêm mũi xoang mạn tính, polyp mũi, u nhú ngược mũi xoang, có thể là u vòm... Bệnh nhân cần điều trị đặc trị.

Nghẹt mũi cũng có thể do một số thay đổi cấu trúc giải phẫu thường gặp như: Vẹo vách ngăn; quá phát xương cuống mũi dưới hoặc niêm mạc cuống trong bệnh viêm cấp và mạn, hẹp van mũi... Bệnh nhân sẽ được phẫu thuật tạo đường thông thoáng cho hốc mũi để hết triệu chứng nghẹt mũi.

Ở một số trường hợp, bệnh nhân được chỉ định sử dụng thuốc xịt mũi. Thuốc xịt mũi ngày nay thường có 3 dạng chính: Dung dịch nước muối sinh lý, thuốc xịt mũi dạng Corticoid tại chỗ và thuốc xịt mũi dạng co mạch (Naphazoline, Oxymetazoline ...).

Với nước muối sinh lý (NaCl 0.09%) hoặc nước biển sâu, bệnh nhân chỉ có thể sử dụng dung dịch này để để rửa sạch bụi nhầy, vi khuẩn, vi trùng hít vào và bám vào niêm mạc mũi hằng ngày. Tuy nhiên, nước muối sinh lý và nước biển sâu chỉ là dung dịch xịt mũi an toàn, chức năng chính là vệ sinh làm sạch mũi, giúp phục hồi chức năng của long chuyển trên niêm mạc mũi chứ không có chức năng điều trị triệu chứng nghẹt mũi.

Thuốc xịt mũi dạng Corticoid tại chỗ thường sử dụng trong các trường hợp viêm mũi xoang dị ứng, viêm mũi xoang mạn tính. Dạng thuốc co mạch (Naphazoline, Oxymetazoline...) thường mang lại tác dụng phụ, vì vậy khi sử dụng cần có sự chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ.

Bên cạnh đó, nhiều người có thói quen sử dụng thuốc xịt mũi dạng co mạch dài ngày vì ban đầu sử dụng thấy hiệu quả. Tuy nhiên, khi hết thời gian co mạch, thuốc trở nên vô tác dụng, khi đó, triệu chứng nghẹt mũi có thể không hết mà còn dẫn đến tình trạng lờn thuốc.

Theo BS Hảo Hớn, thuốc xịt mũi dạng co mạch chỉ điều trị trong những trường hợp viêm xoang cấp do siêu vi, tuyệt đối không được sử dụng quá 7 ngày. Loại thuốc co mạch phải được dùng theo lứa tuổi phù hợp. Thuốc co mạch dạng Naphazoline, Oxymetazoline... chỉ được dùng ở người lớn và trẻ em trên 6 tuổi. Oxymetazoline có dạng 0.05% sử dụng được cho trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 6 tuổi.

Tuyệt đối, không được sử dụng thuốc nhỏ mũi dạng co mạch của người lớn cho trẻ em. Vì thuốc nhỏ mũi có thể ảnh hưởng đến niêm mạc mũi của trẻ, mất chức năng bảo vệ sinh lý tự nhiên, dễ gây nên tình trạng viêm mũi xoang sau này. “Bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị nghẹt mũi. Khi có vấn đề về viêm mũi, xoang, nên đến bác sĩ chuyên khoa về mũi xoang để khám và điều trị theo nguyên nhân thì tình trạng bệnh mới được cải thiện và tránh các hệ lụy xấu” - BS Hảo Hớn khuyên.

vicare.vn-nghet-mui-nen-dung-thuoc-uong-hay-thuoc-xit-body-2

Ngoài ra, có một số hoạt chất được phối hợp với các thuốc khác trong điều trị triệu chứng cảm cúm có sổ mũi, nghẹt mũi, đó là phenylpropanolamin, pseudoephedrin. Những chất này có hoạt tính cường giao cảm giống như ephedrin nhưng tác dụng co mạch của nó mạnh hơn. Với các thuốc này, những người bị cao huyết áp, tăng nhãn áp, cường giáp, phì đại tiền liệt tuyến, đái tháo đường cần thận trọng khi dùng.

Thuốc gây một vài tác dụng phụ như chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực; có thể làm giảm tác dụng của một số thuốc hạ huyết áp như metyldopa. Cho dù ít kích thích thần kinh hơn ephedrin nhưng pseudoephedrin vẫn có thể gây khó ngủ, nên uống thuốc ngay trước khi đi ngủ hoặc cách xa giờ đi ngủ.

Bạn cần hiểu khi nghẹt mũi nên dùng thuốc uống hay thuốc xịt đều rất cần nhận được lời tư vấn chính xác từ các chuyên gia y tế và bác sĩ.

Xem thêm:

  • Trẻ 2 tháng tuổi bị ho và nghẹt mũi mẹ phải làm gì tại nhà?
  • Viêm mũi dị ứng và viêm xoang khác nhau thế nào?
  • Viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi không?