Ngày đèn đỏ có nên uống nước rau má không?

Rau má là một loại lá mát trong Đông Y có nhiều tác dụng như giải độc, thanh nhiệt cơ thể... Nhiều chị em phụ nữ đã từng áp dụng rau má như một bài thuốc để chữa đau bụng kinh. Vậy chuyện này thực hư ra sao, liệu ngày đèn đỏ có nên uống nước rau má không? Mời bạn xem giải đáp ngay sau đây.

Ngày đèn đỏ có nên uống nước rau má không? Ngày đèn đỏ có nên uống nước rau má không?

Rau má là một loại lá mát trong Đông Y có nhiều tác dụng như giải độc, thanh nhiệt cơ thể... Nhiều chị em phụ nữ đã từng áp dụng rau má như một bài thuốc để chữa đau bụng kinh. Vậy chuyện này thực hư ra sao, liệu ngày đèn đỏ có nên uống nước rau má không? Mời bạn xem giải đáp ngay sau đây.

1. Cây rau má là gì? Ngày đèn đỏ có nên uống nước rau má không?

Khái niệm về cây rau má

Cây rau má thuộc cây thân thảo và có đến hơn 40 loài. Đây là một loại cây có thân khá nhỏ, mọc bò ở nhiều nơi và đặc biệt phát triển ở khu vực ẩm mát. Thân cây rau má khá mảnh và lá rau má mọc so le, một mấu thường tụ khoảng 2 đến 5 lá.

Ở Việt Nam, rau má mọc dài ở bờ mương, thung lũng và đặc biệt rất dễ tìm thấy ở bên dưới tán lá vườn cây, ven bờ ruộng... Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh và Tiền Giang đã triển khai trồng một vài giống rau má thuần hóa ở các vùng chuyên canh.

Những tác dụng của rau má đối với sức khỏe

Theo nhiều nghiên cứu, trong rau má có chứa nhiều hoạt chất như Beta Carotene, Alkaloid, Saponin, các khoáng chất thiết yếu như Canxi, Magie, Mangan, Phốt Pho, Kali, Kẽm... và một số loại vitamin như vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin K...

Rau má được sử dụng để điều trị nhiều bệnh nhiễm trùng do virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng như bệnh cảm cúm, bệnh sán máng, bệnh phong, bệnh kiết lỵ, bệnh zona...

Ngoài ra, một số bệnh tâm thần như mệt mỏi, trầm cảm, bệnh Alzheimer cũng được nhiều bác sỹ áp dụng các bài thuốc từ rau má để cải thiện, đồng thời tăng cường trí nhớ. Bên cạnh đó, rau má còn có thể dùng để làm lành các vết thương và điều trị một số vấn đề lưu thông máu như máu đông, giãn tĩnh mạch... Đặc biệt, một số hoạt chất như Glycosid Asiaticoside, Hydrocotyle, Centellosid... có trong rau má cũng kích thích tái tạo tế bào và thanh lọc cơ thể, làm mát gan.

Ngày đèn đỏ có nên uống nước rau má không?

Rau má có tính mát và đây chính là tính chất quyết định khiến rau má có thể điều hòa kinh nguyệt và chữa các chứng đau bụng kinh của chị em phụ nữ. Các bác sỹ giải thích rằng, rau má có công năng thải độc lý tưởng và vì thế, sẽ thúc đẩy quá trình thải khí hư ra ngoài nhanh chóng hơn. Vì thế, tình trạng vón cục khí hư bên trong sẽ được cải thiện đáng kể và cơn đau bụng kinh không còn xuất hiện nữa.

Điều này cũng có nghĩa là, việc uống nước rau má trong ngày đèn đỏ là hoàn toàn có thể và rất cần thiết, không chỉ giúp cơ thể thanh mát, giảm mụn, mát gan mà còn chữa đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt...

vicare.vn-ngay-den-do-co-nen-uong-nuoc-rau-ma-khong-body-1

2. Một số bài thuốc dân gian chữa đau bụng kinh từ rau má

Rau má cho đến nay đã được dân gian xây dựng thành nhiều bài thuốc, trong đó, có 3 bài thuốc chính dùng để chữa đau bụng kinh cho chị em phụ nữ.

Bài thuốc 1

Đầu tiên, hãy rửa sạch rau má và sau đó ngâm rau má khoảng 10 phút với nước muối.

Phơi khô rau má (hoặc sấy khô để tiết kiệm thời gian), sau đó nghiền thành bột mịn.

Thêm bột vào lọ và giữ lọ bột rau má ở nơi thoáng mát.

Mỗi buổi sáng, pha khoảng 10 gram bột rau má với nước ấm, uống đều đặn hàng ngày.

Bài thuốc 2

Ở bài thuốc này, rau má sẽ không độc lập mà có sự tương tác với một số cây thuốc khác.

Hãy chuẩn bị khoảng 30 gram rau má, 8 gram ích mẫu, 12 gram hương nhu và 16 gram hậu phác. Sau đó, đun hỗn hợp trên với 600 ml nước sôi (lửa nhỏ) và để nguội.

Mỗi ngày duy trì uống nước thuốc trên 2 lần, một lần buổi sáng và một lần buổi tối.

Bài thuốc 3

Không chỉ hạn chế hiệu quả chứng đau bụng kinh, bài thuốc thứ 3 sẽ giúp chị em phụ nữ điều hòa kinh nguyệt hàng tháng.

Thành phần của bài thuốc gồm 20 gram củ gấu, 16 gram ích mẫu, 40 gram cỏ nhọ nồi, 20 gram sinh địa, 16 gram chỉ xác và 40 gram rau má.

Đun hỗn hợp trên với khoảng 800 ml ở lửa nhỏ, đun đén khi cô cạn còn khoảng 300 ml nước.

Uống nước này 2 lần mỗi ngày, một lần buổi sáng và một lần buổi tối. Uống chừng 10 thang là có hiệu quả rõ rệt.

Các bài thuốc này không có tác dụng điều trị cấp tốc chứng đau bụng kinh ở phụ nữ nhưng qua thời gian, bạn sẽ cảm thấy cơn đau hàng tháng sẽ không còn gây phiền phức cho bạn nữa. Đây là hiệu quả bền vững và dài lâu.

3. Lưu ý cần nhớ khi uống rau má

vicare.vn-ngay-den-do-co-nen-uong-nuoc-rau-ma-khong-body-2

Rau má tuy rằng có khả năng thanh nhiệt giải độc và xoa dịu các cơn đau bụng kinh cho chị em, nhưng không nên vì thế mà bạn được phép uống quá nhiều loại nước này.

Theo lương y Vũ Quốc Trung thuộc Phòng Chẩn trị Y học Cổ truyền, nếu bạn uống quá nhiều nước rau má hàng ngày, thậm chí là uống thay nước lọc, sẽ gây ra cho cơ thể nhiều nguy cơ khôn lường như bệnh tiêu chảy, đầy bụng, đặc biệt là đối với đối tượng có thân nhiệt thấp hoặc dễ bị lạnh bụng. Bên cạnh đó, rau má còn có thể làm tăng hàm lượng cholesterol trong cơ thể và dẫn đến nhức đầu, giảm khả năng mang thai ở phụ nữ...

Cái gì nhiều quá cũng đều không tốt. Vì thế, hãy chú ý lượng rau má cho phép hàng ngày trước khi uống và đừng để bản thân gặp phải các vấn đề tiêu cực do loại nước này.

Như vậy, chị em phụ nữ qua bài viết này đã biết ngày đèn đỏ có nên uống nước rau má và một số bài thuốc dân gian cực kỳ hiệu quả trong việc giảm đau bụng kinh. Hãy thử áp dụng các bài thuốc này để xoa dịu nỗi khó chịu hàng tháng của bạn.

Xem thêm:

  • Rau má có thể gây sảy thai?
  • Bà bầu không nên ăn rau gì trong thời kỳ mang thai?
  • Ăn rau má có tốt cho bà bầu không?