Nếu con bạn lóng ngóng hay vụng về
Đối với một số đứa trẻ, rõ ràng rằng trước khi chúng đi học mẫu giáo, chúng sẽ chẳng bao giờ có thể chơi tennis trên sân quần vợt hay chơi bóng đá tại sân vận động. Sự phát triển chuyên nghiệp của đứa trẻ miêu tả chúng khi chúng gặp khó khăn với những kỹ năng vận động mạnh và nhiều. Nhưng trên sân chơi, bạn bè của chúng chỉ đơn giản ví chúng như những kẻ lóng ngóng, vụng về.
Nếu con bạn lóng ngóng hay vụng về
Là một đứa trẻ vụng về thường có những hàm ý xã hội khá sâu sắc thậm chí mang tính học thuật khi một đứa trẻ bước qua độ tuổi học tiểu học và bước vào thời thiếu niên. Nó cản trở những mối quan hệ xã hội và thường làm giảm đi lòng tự trọng ở những đứa bé đang trong giai đoạn tiền dậy thì, đặc biệt là giữa những cậu bé.
Những nhà tâm lý học và những giáo viên giáo dục thể chất, trong những ngày này, đang tập trung nhiều hơn vào những vấn đề học thuật và xã hội – những vấn đề mà hay đi cùng với sự vụng về của một đứa trẻ. Đó cũng là những cách phát triển để giúp cho những đứa trẻ này cải thiện được tình hình, điều mà nếu thoạt nhìn sẽ chẳng có gì liên quan đến nhau.
Ví dụ một đứa trẻ có thể lực không tốt có thể gặp rắc rối trong việc tập trung học hahf ở trường. Những khái niệm như là “vượt quá”, “dưới mức”, “xuyên suốt” đối với chúng thường khó hiểu hơn. Những nhà nghiên cứu chỉ ra rằng nhưng đứa trẻ vụng về có nguy cơ nảy sinh những vấn đề xã hội đáng chú ý hơn ở thời kỳ đầu. những kỹ năng vận động hình thành một phần lớn sự tự nhận thức của những đứa bé và cách chúng nhận biết những người khác. Những đứa bé gặp rắc rối trong việc phối hợp làm việc với những người khác thường có xu hướng không có nhiều bạn bè như những đứa bé chơi cùng chúng.
Những đứa bé phát triển kỹ năng thể chất theo tốc độ và thời gian khác nhau. Nhìn chung, dành ra một vài tuần hoặc vài tháng để thành thạo một, hai động tác phối hợp cơ bản như ngồi bật dậy, đi bộ hoặc chạy thường không có bất kỳ kết quả nào trong dài hạn. Nhưng bạn nên chú ý nhiều hơn nếu như có nhiều sự trì hoãn hoặc khó khăn. Khoảng 5% số trẻ em gặp rắc rối đáng lưu tâm trong vấn đề phối hợp với người khác. Trong một số trường hợp, vấn đề nằm ở chính bản thân chúng. Những nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 50% trẻ em - những bé gặp những vấn đề này lúc 5 tuổi - thì vẫn tiếp tục vướng mắc vấn đề đó ở độ tuổi lên 9.
Hầu hết những đứa trẻ tìm kiếm sự giúp đỡ để vượt qua được sự vụng về là những cậu bé. Cũng không rõ là bởi chúng mắc phải nhiều vấn đề hơn trong việc kết hợp với người khác hay bởi bố mẹ chúng và giáo viên có kỳ vọng cao hơn với chúng.
Bằng chứng gần đây cho thấy rằng nhiều trẻ em mà bố mẹ và giáo viên nói rằng chúng chẳng phối hợp được với người khác gặp những khó khăn cơ bản trong việc tự cân bằng bản thân. Một số đứa trẻ phải ngồi học ngay ngắn nghiêm túc – những điều mà đứa trẻ khác làm một cách tự động trước khi chúng là một đứa trẻ chỉ mới biết đi. Nếu bạn cho những đứa trẻ này vào lớp học nơi mà chúng phải ngồi trên ghế và viết bài, năng lượng của chúng chỉ tập trung đơn giản là vào việc ngồi thôi. Chúng không thể tập trung nhiều hơn vào những bài tập khó. Còn những đứa trẻ mà có thêm thể lực tốt thì chúng sẽ cải thiện được cả việc học ở trường nữa.
Cải thiện hoạt động thể chất của một đứa trẻ thông qua việc luyện tập. Trong khi hầu hết những đứa trẻ thấy các hoạt động thể chất rất vui thì những đứa trẻ vụng về lại thấy những môn thể thao và trò chơi đó chỉ là dịp để thất bại hoặc bị đánh bại mà thôi. Sau đây là những điều bạn có thể làm để giúp đỡ chúng:
1. Chơi những trò chơi năng động với con cái của bạn. Một vài đứa trẻ mà bố mẹ của chúng không chơi trò đuổi bắt với chúng thì thường gặp rắc rối trong những hoạt động thể chất khi tham gia với bạn bè trước khi học tiểu học. Hãy nhớ rằng trong những năm tháng đầu, con cái của bạn cảm nhận được niềm vui khi ném một trái bóng còn quan trọng hơn là chúng đá bóng giỏi. Nếu con của bạn đang cười, cả bạn và con bạn đang làm rất tốt đó.
Làm việc theo những kỹ năng mà đòi hỏi sự cân bằng. Sự cân bằng chủ yếu là để phối hợp với nhau. Hãy giả bộ với con bạn rằng bạn là người diễn xiếc khi bạn đi dọc theo rìa đường hoặc trên một tấm ván hẹp. Hãy thử trượt pa-tanh hoặc trượt bang. Một lần nữa, hãy bắt đầu bằng việc tập trung vào niềm vui hơn là những kỹ thuật.
2. Làm những kỹ năng vận động mạnh và khéo léo. Hai điều này không phải lúc nào cũng song hành cùng nhau. Một số đứa trẻ rất giỏi trong việc sử dụng tay để làm những nhiệm vụ phức tạp như viết chữ hay xâu kim chỉ, nhưng chúng lại rất kém trong những kỹ năng vận động mạnh như nhày hay chạy.
3. Hãy thể hiện sự cảm thông. Nếu con bạn nói nó không giỏi thể thao và không giỏi ném bóng, hãy cho đứa bé thấy rằng bạn biết điều đó đối với con thật buồn biết bao. Nếu bạn tranh cãi hoặc nói rằng điều đó không quan trọng, con bạn sẽ chẳng nghe đâu. Bước tiếp theo là giúp con bạn nhận ra nó không hoàn toàn thất bại. Hãy tập trung vào những hoạt động mà đứa bé thành công hơn. Ví dụ, một đứa bé nói rằng nó không giỏi môn bóng rổ thì có thể nó bắt bóng khá tốt. Nhưng đứa bé đó có thể không được chú ý đến bởi nó luôn nghĩ rằng nó ném bóng tệ.
4. Đăng ký cho con bạn tham gia một chương trình thể thao sau giờ học. không may thay, một số chương trình thể thao này có thể khiến đứa trẻ cảm thấy tệ hơn. Một tín hiệu của một chương trình tốt cho trẻ em là rằng nó nhấn mạnh đến sự hoàn thành hơn là sự chiến thắng. Nên có nhiều hơn những hoạt động khuyến khích cũng như huấn luyện một thày một trò. Nếu tất cả các chương trình đều yêu cầu thể thao theo nhóm, con của bạn có thể trở nên kém nhiệt tình và mất tự tin hơn. Hãy phỏng vấn những người làm chương trình. Hãy xem một vài buổi học và nói chuyện với những phụ huynh khác. Hãy nhớ rằng trẻ em thích những hoạt động thú vị vui vẻ và cải thiện được kỹ năng hơn là để giành chiến thắng.
5. Hãy dành cho con cái của bạn một môi trường an toàn để hình thành những kỹ năng. Một số việc huẩn luyện một thầy - một trò, hoặc là bạn, hoặc là huấn luyện viên; giáo viên hoặc một bé lớn tuổi hơn có thể giúp đỡ con bạn theo kịp những bạn bè cùng trang lứa. Những trò chơi gia đình vui vẻ cũng cho phép bạn không chỉ đưa ra những lời khuyên chân tình cho con mà bạn còn có thể tán dương con bạn nữa. Hãy trông đợi xem con cái của bạn phản ứng như thế nào với thất bại (chúng sẽ tức giận hay bỏ cuộc?). Đừng có luyện tập quá mức. 20 phút mỗi ngày sẽ hiệu quả hơn là ba giờ đồng hồ mỗi ngày.
6. Đừng để con của bạn trở nên thụ động. Trẻ con mà cảm thấy chúng không thể theo kịp bạn bè hoặc không làm tốt việc gì đó có thể phản ứng theo cách mà khiến cho mọi chuyện tồi tệ đi. Chúng có thể lảng tránh tất cả những trò chơi thể chất và bắt đầu ngồi yên một chỗ. Bạn có thể phải làm những thứ không được phổ biến cho lắm như là tháo ổ cắm ti-vi để khuyến khích con chơi.
Theo Psych Central