Nếu bạn đang ngoáy tai bằng tăm bông cho bé, dừng lại ngay nhé

Nhiều bậc phụ huynh có thói quen ngoáy tai bằng tăm bông cho trẻ tại nhà. Tuy nhiên, ít ai biết thói quen này có thể gây ra rất nhiều hệ lụy khó lường. Vậy những hậu quả các bé có thể phải đối diện khi ngoáy tai bằng tăm bông là gì?

Nếu bạn đang ngoáy tai bằng tăm bông cho bé, dừng lại ngay nhé Nếu bạn đang ngoáy tai bằng tăm bông cho bé, dừng lại ngay nhé

Nhiều bậc phụ huynh có thói quen ngoáy tai bằng tăm bông cho trẻ tại nhà. Tuy nhiên, ít ai biết thói quen này có thể gây ra rất nhiều hệ lụy khó lường. Vậy những hậu quả các bé có thể phải đối diện khi ngoáy tai bằng tăm bông là gì? Chúng ta nên vệ sinh tai bé như thế nào cho đúng? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm được đáp án phù hợp cho những câu hỏi trên.

1. Vì sao không nên ngoáy tai bằng tăm bông?

Có nhiều người thường ngoáy tai cho con bằng tăm bông sau khi tắm vì cảm giác như vậy sẽ làm sạch tai tốt hơn và giúp bé không còn bị ngứa ngáy khó chịu. Thậm chí, họ còn dùng những dụng cụ sắc, nhọn như chìa khóa, bút bi, kẹp giấy,... để lấy ráy tai mà không mảy may ý thức được rằng chúng rất dễ gây tổn thương cho tai. Trong khi đó, các chuyên gia đều cho rằng chúng ta không nên ngoáy tai bằng tăm bông vì:

1.1 Tai có cơ chế tự làm sạch

Theo PGS Lê Công Định - Trưởng khoa Tai Mũi Họng của Bệnh viện Bạch Mai thì ráy tai là một lớp màng bảo vệ ống tai, màng nhĩ khỏi nguy cơ viêm nhiễm do bụi bẩn, vi khuẩn. Không chỉ vậy, nó còn có chức năng như tấm đệm để giảm tiếng ồn quá lớn từ môi trường bên ngoài.

Và chúng ta không cần thiết phải dùng tăm bông hay dụng cụ lấy ráy tai để vệ sinh tai cho trẻ nhỏ vì cơ quan này có cơ chế tự làm sạch khá hoàn thiện. Cụ thể, khi chúng ta nhai, khớp xương hàm sẽ chuyển động để đẩy ráy tai khô ra bên ngoài. Do đó, dù ở bất kỳ điều kiện nào thì bạn cũng không nên tự lấy ráy tai cho bé, đặc biệt là ngoáy tai bằng tăm bông hay các vật cứng, sắc nhọn.

vicare.vn-neu-ban-dang-ngoay-tai-bang-tam-bong-cho-be-dung-lai-ngay-nhe-body-1

1.2 Dùng tăm bông khiến ráy tai thụt sâu hơn

Khi ngoáy tai bằng tăm bông, bạn sẽ không nhìn thấy được dụng cụ này tác động tới ống tai như thế nào. Thực tế thì bằng hành động ngoáy tai, bạn đã đẩy ráy tai cùng bụi bẩn, vi khuẩn vào sâu trong tai hơn. Các chất bẩn bị mắc kẹt bên trong ống tai sẽ tạo thành một lớp sáp bên ngoài màng nhĩ. Lâu ngày, nếu không được phát hiện và kịp thời vệ sinh thì lớp sáp này có thể gây ảnh hưởng tới chức năng thính giác của các bé nhà bạn.

1.3 Tăng nguy cơ rách màng nhĩ do ngoáy tai bằng tăm bông

Màng nhĩ là một màng mỏng ở cuối ống tai. Khi ngoáy tai cho trẻ quá sâu, bạn có thể vô tình đâm thủng màng nhĩ, làm rách màng nhĩ. Và cũng có trường hợp con trẻ thích được ngoáy tai nên các bà mẹ đã duy trì thói quen ngoáy tai cho con để ru con ngủ. Tuy nhiên, không hiếm tình huống người mẹ sơ ý không rút bông tăm và dụng cụ lấy ráy tai này đã đâm thủng màng nhĩ của trẻ. Hậu quả là bé sẽ vô cùng đau đớn và thậm chí là mất thính giác. Dù màng nhĩ sau đó có thể lành lại nhưng thời gian chờ đợi sẽ rất dài và cảm giác đau đớn sẽ khiến các bé khổ sở.

1.4 Tăm bông cứng dễ gây nhiễm trùng tai

Và trong trường hợp không làm tổn thương trực tiếp thì về lâu dài, thói quen ngoáy tai bằng tăm bông cho bé vẫn có thể dẫn tới nhiều hệ lụy đáng sợ khác. Cụ thể, khi vệ sinh tai cho con bằng tăm bông, bạn có thể vô tình làm ống tai bé bị rách bởi làn da trong tai rất nhạy cảm. Và nếu gia đình bạn sống trong môi trường sống nhiều bụi bẩn, vi khuẩn thì ống tai trẻ rất dễ bị nhiễm trùng, dẫn tới nguy cơ nấm ống tai, viêm tai giữa hay thậm chí gây mất thính lực hoàn toàn.

2. Nên vệ sinh tai cho bé như thế nào?

vicare.vn-neu-ban-dang-ngoay-tai-bang-tam-bong-cho-be-dung-lai-ngay-nhe-body-2

Nếu bé bị ngứa tai thì các bậc phụ huynh có thể massage bên ngoài tai cho trẻ thay vì ngoáy tai cho con bằng tăm bông. Khi có nước chui vào ống tai bé thì bạn có thể bảo bé nghiêng tai để nước chảy ra hoặc cứ để tự nhiên vì nước trong tai trẻ sẽ tự khô. Các chuyên gia cũng khuyên rằng biện pháp đơn giản nhất là bạn chỉ cần sử dụng một miếng vải mềm để vệ sinh phần bên ngoài tai. Với phần bên trong tai thì bạn không cần phải tác động sâu bởi ráy tai có thể tự bong ra. Còn nếu ráy tai tích tụ nhiều gây ngứa, ù tai thường xuyên thì bạn có thể nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào tai bé để làm mềm ráy tai rồi nhẹ nhàng lấy nó ra ngoài bằng dụng cụ đã được diệt khuẩn.

Trong trường hợp trẻ khó chịu vì ráy tai quá dày nhưng các bậc phụ huynh không tự tin xử lý thì bạn nên đưa bé tới bác sĩ chuyên khoa để được lấy ráy tai bằng dụng cụ chuyên biệt. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ nhỏ nước vào để làm mềm ráy tai. Nếu ráy mềm, họ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để hút nó ra. Còn nếu ráy tai cứng hơn, họ sẽ dùng kẹp gắp từng mảnh ráy tai ra ngoài cho tới khi sạch hoàn toàn.

Hy vọng thông tin chia sẻ trên đây đã giúp các bậc phụ huynh biết được vì sao không nên ngoáy tai bằng tăm bông cho trẻ và nắm được phương pháp vệ sinh tai bé an toàn, hợp vệ sinh.

Xem thêm:

  • Ráy tai là gì và tại sao không nên dùng bông ngoáy tai?
  • Có nên lấy ráy tai khi hớt tóc và ngoáy bông tăm sau khi tắm?