Nên tiêm phòng dại sau bao nhiêu giờ sau khi bị chó mèo cắn?
Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm do virus cấp tính có thể khiến người bệnh tử vong nếu không được xử lý đúng cách. Ngay khi bị chó mèo cắn chúng ta thường nhận được lời khuyên là đi tiêm phòng dại. Nhưng nên tiêm phòng dại sau bao nhiêu giờ sau khi bị chó mèo cắn và tiêm như thế nào để đạt được hiệu quả phòng dại?
Nên tiêm phòng dại sau bao nhiêu giờ sau khi bị chó mèo cắn?
1. Mối nguy chết người khi bị chó, mèo cắn
Bệnh dại là bệnh chủ yếu xảy ra ở các loại động vật máu nóng như chó, mèo... Người mắc bệnh dại là do bị động vật mắc bệnh dại cắn hoặc cào thậm chí virus dại trong nước dãi của các con vật nhiễm bệnh có thể truyền sang người khi chúng liếm vào các vết thương hở, vết trầy xước trên da người.
Thời gian ủ bệnh khoảng 10 ngày (từ khi bị cắn) hoặc lâu hơn tùy thuộc vào tình trạng, vị trí từ vết thương đến các dây thần kinh trung ương và lượng virus dại.
Biểu hiện lâm sàng nếu bị lây bệnh là vết cắn bị sưng tấy, đau nhức, người cảm thấy bồn chồn, co giật, sợ nước, sợ ánh sáng, liệt chi, phấn khích quá độ... thường tử vong sau khi phát bệnh vài ngày.
Theo thống kê, bệnh dại là bệnh do động vật máu nóng (chó, mèo, chuột...) truyền sang con người gây tử vong hàng đầu thế giới. Y học từ xưa tới nay vẫn chưa tìm ra thuốc hỗ trợ điều trị khi lên cơn dại, một khi đã lên cơn dại thì các trường hợp đều dẫn đến tử vong, vô phương cứu chữa hay hỗ trợ điều trị. Hiện nay, cách hữu hiệu nhất nếu chẳng may bị động vật mắc bệnh dại cắn hoặc bị nhiễm virus dại là tiêm phòng bệnh dại và huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không tự ý chữa trị bằng thuốc nam để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra.
2. Cách xử lý vết thương khi bị chó mèo cắn
- Ngay khi bị cắn cần rửa vết thương bằng nước xà phòng đặc 20%, nước muối sinh lý 0,9%. Vệ sinh vết thương bằng cồn, oxi già giúp chống bội nhiễm và hạn chế tối đa lượng virus dại xâm nhập vào cơ thể. Trường hợp cần thiết có thể cắt lọc vết thương nhưng không khâu ngay, chỉ khâu với những trường hợp vết cắn đã quá 3 ngày để tránh sự phát tán của virus dại.
- Ngay sau đó đưa người bị cắn đến trung tâm y tế gần nhất để thăm khám, hỗ trợ điều trị dự phòng bằng cách chích huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt. Những trường hợp cần phải tiêm đồng thời cả vacxin dại và huyết thanh kháng dại khi chó mèo cắn nghi ngờ là chó mèo bị dại hoặc đang lên cơn dại; hoặc trường hợp vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi nơi có nhiều dây thần kinh, bộ phận sinh dục dù vết cắn rất nhẹ; hoặc bị nhiều vết cắn nguy hiểm, vết cắn sâu.
- Bệnh nhân không tự ý đắp thuốc lá, hay áp dụng các mẹo dân gian như: bôi dầu gió, dầu hỏa, dầu xanh, đắp ớt hiểm, đất sét, tỏi, củ kiệu, lấy nọc bằng dao liếc, uống thuốc nam. Những phương pháp này dễ khiến vết cắn bị nhiễm trùng.
- Cần theo dõi con vật đã cắn mình trong vòng 10 ngày. Nếu sau 10 ngày con vật đó có biểu hiện dại, ốm,bệnh, chết thì người bị cắn cần đi tiêm phòng ngay. Nếu sau 10 ngày con vật đó vẫn còn sống thì chưa cần tiêm phòng.
3. Cần tiêm phòng dại sau bao nhiêu giờ sau khi bị chó mèo cắn?
Những trường hợp chết vì bệnh dại được ghi nhận là do bệnh nhân bỏ qua việc đi tiêm vacxin (con số này chiếm 77% - 94,6%) hoặc 2 - 3 ngày sau mới đi tiêm. Thậm chí nhiều người trong số đó sử dụng mẹo dân gian để điều trị.
Việc này cho thấy thời điểm tiêm phòng dại có tính chất quyết định đối với việc có phòng được dại cho người bị chó mèo cắn hay không. Vậy nên tiêm phòng dại sau bao nhiêu giờ sau khi bị chó mèo cắn?
Đi tiêm vacxin ngay trong những giờ đầu tiên từ lúc bị cắn là biện pháp hữu hiệu nhất ngăn cản virus dại xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương.
Vì tiêm vacxin phòng bệnh dại là tiêm trực tiếp kháng thể vào người bệnh nhằm trung hòa với kháng nguyên của virus gây bệnh dại. Đây không phải là loại vacxin tạo phản ứng giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể nên nó không có tác dụng mãi mãi.
Nên tiêm càng sớm càng tốt, sau khi tiêm vacxin cần có một thời gian thì cơ thể mới hình thành được miễn dịch (bình thường từ 7 đến 14 ngày sau khi tiêm đủ liều lượng, đúng kỹ thuật). Nếu tiêm muộn, virus dại có thể đã vào đến não và phát triển, gây tổn thương cho tế bào thần kinh. Thì lúc này dù có tiêm đủ liều vacxin cũng vô ích vì cơ thể chưa đủ thời gian tạo ra lượng kháng thể đủ để trung hoà được virus dại.
Nếu tiêm đủ một liệu trình: tiêm 5 mũi và tiêm 1 mũi nhắc lại sau 1 năm thì vacxin phòng dại sẽ có tác dụng phòng vệ tối đa trong 5 năm.
Bên cạnh đó, khi cơ thể mắc các bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch nói chung và các bệnh mạn tính như viêm gan... Hay người bệnh đang áp dụng hỗ trợ điều trị bệnh khác bằng các thuốc chứa corticoide cũng sẽ làm giảm hiệu quả và thời gian bảo vệ an toàn của vacxin.
4. Những kiêng kỵ cần tuân thủ khi tiêm phòng dại?
Trong vòng 6 tháng sau khi tiêm phòng dại người bệnh nên chú ý những điều sau:
- Kiêng làm việc nặng, làm việc quá sức, cần nghỉ ngơi đầy đủ để đảm bảo sức khỏe, ngủ đủ giấc, không thức khuya.
- Sau khi tiêm phòng bệnh dại cần kiêng rượu bia, không ăn uống, sử dụng các chất kích thích, chú trọng đảm bảo về dinh dưỡng để nâng cao sức khoẻ.
- Không sử dụng các loại thuốc chứa corticoide, kể cả thuốc bôi ngoài da, thuốc làm giảm miễn dịch.
- Đối với những phụ nữ dự định có thai thì sau khi tiêm đủ 5 liều vacxin cần kiêng ít nhất là 1 tháng rồi mới để có thai.
- Khi tiêm phòng dại mà thấy các biểu hiện mệt, sốt, khó chịu... thì phải nói ngay cho bác sĩ.
- Sau khi tiêm xuất hiện các phản ứng phụ như: bị ngứa, sưng và đau chỗ tiêm, mệt mỏi, chóng mặt, sốt, dị ứng... thì cũng cần phải thông báo ngay cho bác sĩ.
- Khi tiêm vacxin dại cần chú ý phải tiêm đủ, tiêm đúng liều lượng, đúng trình tự thời gian theo quy định của nhà sản xuất.
- Trong thời gian tiêm phòng dại thì không nên quan hệ nam nữ: Vì tuy chưa ghi nhận trường hợp thực tế nào lây bệnh dại từ người sang người qua quan hệ tình dục. Nhưng vẫn có thể có rủi ro, nếu một trong 2 người mắc virus dại thì người còn lại cũng có khả năng mắc do tiếp xúc qua nước bọt khi hôn.
Khi bị chó, mèo nghi bị dại cắn hoặc tiếp xúc với chúng khi da có vết thương hở cần phải coi đó là trường hợp cấp cứu. Trước hết phải xử lý tại chỗ vết thương đúng cách, sau đó phải đến các cơ sở y tế để được thầy thuốc chuyên khoa khám và có biện pháp xử lý cụ thể cho từng trường hợp. Về việc nên tiêm phòng dại sau bao nhiêu giờ sau khi bị chó mèo cắn thì các bạn phải nhớ kỹ cần đi tiêm phòng dại ngay, càng sớm càng tốt.
Xem thêm:
- Thời gian ủ bệnh dại ở người là bao lâu?
- Triệu chứng ban đầu của bệnh dại
- Những người bị chó dại cắn bao lâu thì phát bệnh?