Nên tập ngồi cho bé vào thời điểm nào?
Tập ngồi là một trong những bước phát triển quan trọng của trẻ nhỏ, là dấu mốc quan trọng để trẻ tiến tới việc bò, đứng và đi về sau. Tuy nhiên, nên tập ngồi cho bé khi nào là tốt nhất, cách tập ngồi đúng cách cho bé là gì là thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ.
Nên tập ngồi cho bé vào thời điểm nào?
Tập ngồi là một trong những bước phát triển quan trọng của trẻ nhỏ, là dấu mốc quan trọng để trẻ tiến tới việc bò, đứng và đi về sau. Tuy nhiên, nên tập ngồi cho bé khi nào là tốt nhất, cách tập ngồi đúng cách cho bé là gì là thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ.
1. Thời điểm và dấu hiệu bé nên tập ngồi
Cơ cổ và đầu của bé đến tháng thứ 4 phát triển nhanh chóng và khá cứng cấp. Vì vậy, bé có thể tập cách ngẩng cao đầu và giữ đầu khi lẫy. Thời gian này cũng là lúc bé tập ngồi vững vàng hơn khi được 8 tháng tuổi.
Khi bé có thể ngẩng cao và giữ được đầu và giữ được mình, bé sẽ rất hào hứng dùng cánh tay để nâng người lên. Đến tháng thứ 5, bé có thể ngồi dậy mà không cần sự giúp đỡ của người lớn . Tuy nhiên, bố mẹ vẫn nên ở bên cạnh bé để giúp đỡ bé khi cần và đặt chăn, mền xung quanh phòng trường hợp bé ngã.
Bé tìm cách căn bằng cơ thể bằng cách hơi đổ người về phía trước, một hoặc hai tay chống xuống đất. Khi 7-8 tháng tuổi, bé biết cách chống đẩy tay để ngồi lên và ngồi vững vàng mà không cần sự hỗ trợ từ người lớn.Tay bé có thể vung vẩy theo ý thích, với lấy những thứ mà mình cần.
2. Giai đoạn tập ngồi của bé: Mẹ cần chuẩn bị những gì?
- Mẹ nên tập cho bé nâng cao đầu và ngực, giúp cơ thể bé cứng cáp và rèn luyện khả năng kiểm soát đầu khi ngồi.
- Mẹ cần phải kiểm tra bé có phát triển phù hợp hay không. Một khi bé tự tin khi ngồi, mẹ có thể để đồ chơi hoặc những đồ vật hấp dẫn xa bé, khiến bé.
- Mẹ luôn phải bên cạnh bé để hỗ trợ và phòng khi bé ngã, động viên bé khi bé muốn thể hiện khả năng mới này.
3. Một số lưu ý khi tập ngồi cho trẻ
Trong quá trình tập luyện, mẹ cần giúp trẻ có thể ngồi thoải mái và cân bằng, cơ bụng và đùi được tăng cường. Dưới đây là một số những lưu ý giúp cha mẹ tập ngồi cho con đúng cách và hiệu quả:
- Khi giữ trẻ trong lòng, mẹ hãy để trẻ ngồi dậy và cho bé tựa lưng vào người mẹ.
- Mẹ có thể cho bé ngồi trong góc phòng, xung quanh đặt gối và chăn để tránh những tổn thương khi bé ngã.
- Khi bé ngả người, mẹ không nên vội vàng dựng bé dậy, hãy để bẹ tự cố gắng ngồi thẳng dậy. Việc này giúp bé củng cố các cơ bắp cạnh sường cho trẻ. Sau khoảng 30s, mẹ thấy bé chưa thể ngồi dậy được thì có thể giúp đỡ.
- Trong giai đoạn tập ngồi, mẹ có thể mua thiết bị tập ngồi để hỗ trợ trẻ. Nó sẽ hỗ trợ lưng dưới, giúp trẻ thẳng lưng, gáy, cổ.
- Mỗi ngày mẹ nên cho bé tập ngồi khoảng 10-15 phút. Mẹ cũng cần chắc chắn rằng, vị trí mà trẻ ngồi an toàn, bằng phẳng.
- Nếu mẹ muốn cùng bé tập, hãy để bé trên bụng, dùng tay và đùi đỡ trẻ, cho tay bé bám chắc vào tay trẻ rồi từ từ hạ chân ra xa để trẻ tự ngồi. Mẹ có thể thực hiện động tác này 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 10 phút, cho đến khi bé có thể ngồi vững.
- Nếu trẻ không ngồi được thường xuyên hoặc chậm hơn bởi mỗi bé có một thời điểm phát triển các nhau nên mẹ đừng quá lo lắng. Theo nghiên cứu, có đến 80% trẻ có thể ngồi vững vàng khi 8 tháng tuổi dù có hay không sự hỗ trợ của mẹ.
Còn gì vui hơn khi cha mẹ được chứng kiến từng giây phút phát triển của mẻ. Cha mẹ luôn muốn theo dõi từng giây phút con có thể tự ngồi, sau đó đứng và đi. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần biết những kiến thức cơ bản để giúp con tập ngồi đúng thời điểm và hiệu quả nhất.