Nên tắm nước nóng hay tắm nước lạnh?

Nên tắm nước nóng hay tắm nước lạnh là chủ để được khá nhiều người quan tâm và thảo luận. Thực tế, dù bạn tắm nước nóng hay tắm nước lạnh đều mang lại lợi ích cho sức khỏe nếu bạn tắm với nhiệt độ phù hợp, vào thời gian thích hợp. Vậy khi nào bạn nên tắm nước nóng? Khi nào thì tắm nước lạnh? Hãy tham khảo bài viết sau.

Nên tắm nước nóng hay tắm nước lạnh? Nên tắm nước nóng hay tắm nước lạnh?

1. Tắm nước nóng (nước ấm)

Tắm nước nóng có thể làm giảm căng thẳng và làm dịu cơ bắp. Nếu bạn tắm dưới vòi hoa sen mạnh, nó sẽ giống như bạn được mát-xa toàn cơ thể, từ cổ tới lưng.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tắm vòi hoa sen nóng có thể làm tăng mức oxytocin và giảm bớt sự lo lắng. Vì vậy, tắm nước nóng sẽ rất có lợi cho những ai làm việc nhiều căng thẳng. Vòi sen nước nóng cũng hoạt động như một loại thuốc thông mũi tự nhiên để làm giảm triệu chứng cảm lạnh, vì hơi nóng làm ẩm đường mũi.

vicare.vn-nen-tam-nuoc-nong-hay-tam-nuoc-lanh-body-1

Tuy nhiên, khi tắm bằng nước nóng bạn cũng cần chú ý:

  • Không nên tắm ở nước quá nóng.
  • Không nên tắm nước nóng quá lâu.
  • Sau khi tắm nước nóng xong nên tráng qua một lượt bằng nước lạnh.

Bên cạnh đó, việc tắm nước quá nóng hay tắm quá lâu cũng ảnh hưởng tới cơ thể:

  • Giảm khả năng sinh sản.
  • Giảm sức miễn dịch.
  • Làm khô da.
  • Ngừng tim hoặc tim đập nhanh.
  • Đôi khi gây chóng mặt, buồn nôn.

2. Tắm nước lạnh

Tắm nước lạnh thực sự tốt cho cơ thể chúng ta:

  • Chỉ cần tắm nước lạnh 5 phút thôi cũng giúp bạn tỉnh táo, tập trung công việc.
  • Rất tốt cho bệnh nhân trầm cảm.
  • Tốt đối với tóc và da.
  • Kích thích mạch bạch huyết và hệ miễn dịch, bệnh nhân bị gan, khó tiêu,... nên tắm nước lạnh.
  • Thúc đẩy sản sinh hóc-môn testosterone , tăng cường sức khỏe nam giới.

Bạn cũng cần lưu ý khi tắm nước lạnh: Sau khi tắm xong, lau khô cơ thể, giữ ấm bàn chân. Không nên tắm quá lâu trong nước lạnh. Sau khi tắm xong, hít thở sâu và mạnh để máu có nhiều oxy, tạo nhiệt lượng. Đặc biệt, bạn không nên tắm khi vừa vận động mạnh, uống rượu bia và quan hệ tình dục xong, khi người đang bị lạnh, cảm cúm, sổ mũi,...

vicare.vn-nen-tam-nuoc-nong-hay-tam-nuoc-lanh-body-2

3. Khi nào nên tắm nước nóng?

Buổi tối: tắm nước nóng giúp ngủ ngon

Các chuyên gia về sức khỏe thường khuyên bạn nên tắm bằng nước nóng để thư giãn và mang đến giấc ngủ sâu hơn vào buổi tối. Ngâm mình vào nước nóng sẽ làm giãn các dây thần kinh, lưu thông khí huyết dễ dàng và mang lại cảm giác dễ chịu, giúp loại bỏ stress hiệu quả. Ngoài ra, bạn dùng nước nóng để chữa chứng khó ngủ, ngủ không ngon giấc vào ban đêm. Tắm nước nóng giúp cơ thể tỏa nhiệt nhiều, cảm giác mát lạnh thanh tĩnh giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn.

Nên tắm nóng sau khi vận động hoặc cảm thấy nóng bức

Sau khi chơi thể thao, tập gym... hay vận động mạnh, nhiệt độ cơ thể tăng cao; nếu bạn tắm ngay bằng nước lạnh sẽ dễ dẫn đến hiện tượng sốc nhiệt (tăng hoặc giảm huyết áp, choáng váng, đau đầu, buồn nôn...). Lúc này, tắm bằng nước ấm và nước nóng chính là sự lựa chọn thích hợp nhất để bảo vệ sức khỏe. Nước nóng rửa sạch mồ hôi và vi khuẩn hiệu quả, giúp lỗ chân lông giãn nở và cơ thể tỏa nhiệt dễ dàng hơn. Đây là lý do vì sao tắm nước lạnh, nhanh bị nóng bức trở lại (do lỗ chân lông co lại, cơ thể khó tỏa nhiệt) và tắm nước nóng lại cảm thấy mát mẻ kéo dài vào những ngày hè nóng bức.

4. Khi nào nên tắm nước lạnh?

Buổi sáng: Thời gian tốt tắm nước lạnh

Buổi sáng, tắm nước lạnh giúp kích thích dây thần kinh và loại bỏ sự lười biếng và cảm giác buồn ngủ. Bạn nên tập thể dục rồi tắm, sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu, tạo cảm giác sảng khoái, mát mẻ, giúp tăng cường sự phục hồi sau khi vận động và giúp điều tiết tâm trạng, tinh thần thoải mái chào ngày mới.

Tắm nước lạnh vào những lúc

  • Cơ thể không nóng, không lạnh, không toát mồ hôi.
  • Bạn có thể tắm nước lạnh vào mọi thời điểm trong ngày, nhưng tránh buổi tối vì dễ gây hưng phấn mất ngủ.
  • Trước khi đi thi, đi làm, hoặc làm công việc cần động não
  • Trước khi quan hệ tình dục --> sau khi tắm nước lạnh, các giác quan được bật lên mạnh mẽ nhất. Như đã nói ở trên endorphine và testosterone được kích thích sinh ra trong lúc tắm nước lạnh.
vicare.vn-nen-tam-nuoc-nong-hay-tam-nuoc-lanh-body-3

5. Ngoài ra ta có thể tắm nước nóng và lạnh xen kẽ phù hợp

Phương pháp tắm âm – dương (tắm nóng – lạnh) khá phổ biến tại các nước phương Tây và Nhật Bản. Tắm xong dưới vòi sen, bạn chuyển sang tắm nước nóng (dương) chừng 2 – 3 phút với nhiệt độ tăng dần đến độ nóng thích hợp khoảng 40-50°C. Sau đó tiếp tục tắm nước lạnh cũng trong khoảng 2-3 phút với nhiệt độ lạnh tăng dần đến khi cơ thể có thể chịu được.

Phương pháp này giúp cơ thể thải độc, tẩy tế bào chết, tăng sức đề kháng và chống lão hóa hiệu quả. Đặc biệt vào buổi sáng, sau khi kết thúc tắm âm - dương, bạn sẽ cảm thấy tinh thần sảng khoái để bắt đầu một ngày làm việc và học tập tràn đầy năng lượng.Áp dụng phương pháp tắm này trong 5 ngày, bạn sẽ thấy hệ miễn dịch được cải thiện rõ rệt, đây cũng được coi là một liệu pháp và bí quyết chăm sóc sắc đẹp hiệu quả nhất. Muốn thử nghiệm, bạn nên trang bị một máy nước nóng có chất lượng cao, an toàn khi sử dụng với thiết kế tối giản, dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ khi tắm nóng – lạnh.

Như vậy , tắm nước nóng hay lạnh đều có tác dụng riêng và bạn đọc hãy chọn cho mình cách tắm phù hợp nhất để có một sức khỏe tốt

Xem thêm:

  • Bị ghẻ có được tắm nước nóng không?
  • Điều gì xảy ra nếu bạn bỏ tắm hai ngày
  • 5 cách tắm có hại cho sức khỏe