Nên siêu âm thai nhi sứt môi hở hàm ếch ở tuần thứ mấy thai kỳ thì kết quả chính xác?

Sứt môi hở hàm ếch là dị tật bẩm sinh được hình thành từ giai đoạn đầu trong quá trình phát triển của bào thai. Thế nhưng nên siêu âm thai nhi sứt môi hở hàm ếch và các dị tật khác ở tuần thứ mấy thai kỳ thì sẽ cho kết quả chính xác?

Nên siêu âm thai nhi sứt môi hở hàm ếch ở tuần thứ mấy thai kỳ thì kết quả chính xác? Nên siêu âm thai nhi sứt môi hở hàm ếch ở tuần thứ mấy thai kỳ thì kết quả chính xác?

Sứt môi hở hàm ếch là dị tật bẩm sinh được hình thành từ giai đoạn đầu trong quá trình phát triển của bào thai. Thế nhưng nên siêu âm thai nhi sứt môi hở hàm ếch và các dị tật khác ở tuần thứ mấy thai kỳ thì sẽ cho kết quả chính xác?

Sứt môi hở hàm ếch là gì?

Phần đầu của thai nhi được hình thành sớm trong giai đoạn phát triển đầu tiên của bào thai. Để tạo được kết cấu của khuôn mặt thì mô cơ thể và những tế bào đặc biệt từ mỗi bên của phần đầu phát triển hướng về giữa khuôn mặt và liên kết lại với nhau. Việc kết nối của các mô này sẽ hình thành nên đặc điểm khuôn mặt, như hàm, môi và miệng.

Nếu trong quá trình ráp nối các bộ phận của răng hàm mặt ở thời kỳ phôi thai bị rối loạn sẽ gây nên sứt môi hoặc hở hàm ếch.

Sứt môi - hở hàm ếch là dị tật bẩm sinh vùng mặt khiến khuôn mặt trẻ bị biến dạng. Cụ thể:

  • Sứt môi: Môi được hình thành giữa tuần thứ 4 và 7 của thai kỳ. Sứt môi xảy ra nếu các mô hình thành môi không liên kết hoàn toàn với nhau trước khi em bé được sinh ra, khiến môi trên có khe hở. Khe hở ở môi trên có thể là một kẽ hở nhỏ, cũng có thể là một kẽ hở rộng chạy dài từ miệng tới mũi. Một đường sứt môi có thể ở một bên miệng hoặc bị sứt cả hai bên miệng, có trường hợp ở ngay chính giữa của môi (thường rất hiếm xảy ra). Trẻ em bị sứt môi cũng có thể bị (kèm theo) hở hàm ếch.
  • Hở hàm ếch: Phần vòm miệng của trẻ được hình thành giữa tuần thứ 6 và 9 trong quá trình phát triển của thai nhi. Hở hàm ếch xảy ra nếu mô cấu thành nên vòm miệng không liên kết hoàn toàn với nhau trong giai đoạn thai kỳ. Đối với một số trẻ, phần vòm miệng trước và sau đều mở ra. Một số trẻ thì chỉ một phần vòm miệng bị hở.

Sứt môi và hở hàm ếch có thể diễn ra riêng lẻ hoặc cùng lúc trên cùng một người. Sứt môi có hoặc không kèm hở hàm ếch thường phổ biến ở bé trai, trong khi hở hàm ếch thường gặp ở bé gái nhiều hơn. Dị tật này thường xảy ra với trẻ sơ sinh ở các quốc gia Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh và Châu Á.

vicare.vn-nen-sieu-am-thai-nhi-sut-moi-ho-ham-ech-o-tuan-thu-may-thai-ky-thi-ket-qua-chinh-xac-body-1

Nên siêu âm thai nhi sứt môi hở hàm ếch vào thời gian nào?

Dị tật sứt môi, hở hàm ếch có thể được phát hiện bằng cách siêu âm (4 chiều) trong quá trình mang thai.

Thời điểm quan trọng nhất để khám sàng lọc các dị tật thai nhi là từ tuần thai 21 đến 24. Siêu âm thai (nhất là siêu âm 4D) vào thời điểm này có thể giúp bác sĩ phát hiện ra phần lớn những bất thường về hình thái như: dị tật ống thần kinh, não úng thủy, nứt đốt sống, tim-phổi bẩm sinh, chân - tay khoèo, sứt môi hở hàm ếch, dị dạng bàng quang...

Mốc siêu âm này rất quan trọng vì nếu cần đình chỉ thai nghén thì phải làm trước tuần thai thứ 28. Sau thời gian kể trên, nếu kích thích đẻ non thì thai dị tật vẫn có thể sống và việc chẩn đoán trước sinh sẽ không còn ý nghĩa gì.

Đối với những trường hợp siêu âm thai phát hiện sứt môi, hở hàm ếch khi thai nhi ở tuần 22 tuần, các bác sĩ sẽ không có can thiệp cụ thể do tật này chỉ có thể tiến hành phẫu thuật sau khi bé chào đời và cứng cáp.

Trường hợp không phát hiện được bằng siêu âm thì sau khi sinh ra dị tật cũng sẽ được nhận dạng, đặc biệt là hở hàm ếch.

Trẻ bị tật sứt môi hay hở hàm ếch có khả năng gặp phải các vấn đề về thính giác như câm, điếc và khiếm khuyết khả năng nói... Dị tật còn làm phần trước khuôn mặt trẻ biến dạng ở khu vực môi, răng, mũi. Ảnh hưởng đến khả năng phát âm và ngôn ngữ khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc hòa nhập và sinh hoạt hằng ngày. Ngoài ra, những vấn đề về cấu trúc như: răng thiếu, thừa, răng mọc lộn xộn... cũng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của bé sau này.

vicare.vn-nen-sieu-am-thai-nhi-sut-moi-ho-ham-ech-o-tuan-thu-may-thai-ky-thi-ket-qua-chinh-xac-body-2

Phòng tránh tật sứt môi, hở hàm ếch ở thai nhi bằng cách nào?

Sứt môi hở hàm ếch là một dị tật bẩm sinh cho đến nay vẫn chưa xác định được rõ ràng nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến dị tật bẩm sinh này ở trẻ mà chúng ta cần lưu ý để giảm nguy cơ xuống thấp nhất có thể.

Các yếu tố nguy cơ đó bao gồm: dùng thuốc không đúng chỉ định trong thời gian đầu của thai kỳ; nhiễm chất độc hóa học; nhiễm tia X, nhiễm siêu vi, bị cảm cúm; cha mẹ bị bệnh giang mai - lậu mà không điều trị triệt để...

Ngoài ra khi mang thai người mẹ bị stress, khủng hoảng về tâm lý, suy nghĩ nhiều, hoang mang, điều kiện sống thấp, thiếu thốn, mẹ bị suy dinh dưỡng lúc mang thai... cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc dị tật sứt môi hở hàm ếch ở trẻ.

Những yếu tố về di truyền, mang thai lúc đã lớn tuổi, sức khỏe của thai phụ không tốt, bị cúm kéo dài từ tháng thứ nhất đến tháng thứ hai của thai kỳ thì nguy cơ trẻ bị cả sứt môi và hở hàm ếch là rất cao.

Do đó để hạn chế nguy cơ con bị sứt môi hở hàm ếch, người mẹ cần có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý khi mang thai. Hạn chế căng thẳng và tuyệt đối tránh các yếu tố gây hại như tia X, hóa chất độc hại. Thực hiện khám thai định kỳ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, bổ sung axit folic giúp mẹ phòng ngừa dị tật.

Đặc biệt, trong 3 tháng đầu là giai đoạn thai nhi đang phát triển các cấu trúc vùng hàm - mặt mẹ cần cẩn thận tuyệt đối. Vì chỉ một bất cẩn kéo dài của mẹ có thể dẫn đến việc thai nhi bị sứt môi hở hàm ếch.

Cách xử lý: Với trẻ bị khe hở môi đơn thuần thì chỉ cần đợi đến khi bé được 4 - 6 tháng tuổi, cân nặng đạt khoảng 6 kg thì sẽ được chỉ định phẫu thuật phù hợp. Đối với trường hợp bị khe hở hàm phức tạp, độ tuổi tốt nhất để thực hiện phẫu thuật là sau 12 tháng đến 18 tháng tuổi.

Ngoài việc điều trị bằng phẫu thuật, mẹ cũng cần lưu ý bổ sung dinh dưỡng cho trẻ ngay từ khi chào đời, bởi khớp hàm bị thiếu hụt sẽ khiến bé khó hấp thu dinh dưỡng hơn so với trẻ bình thường.

Siêu âm hình thái thai nhi ở mốc 21-24 đặc biệt quan trọng vì mốc này là mốc có thể sàng lọc dị tật thai nhi. Qua hình ảnh siêu âm bác sĩ có thể phát hiện gần như toàn bộ các dị tật về hình thái thai như: sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan nội tạng, dị dạng cấu trúc não, thoát vị màng não tủy, dị dạng chi...

Cột mốc này đặc biệt quan trọng, bởi nếu xác định được những bất thường ở thai nhi còn có thể đưa ra giải pháp đình chỉ thai nghén (đình chỉ thai nghén chỉ có thể được thực hiện trước tuần thứ 28 của thai kỳ). Đó là lý do thai phụ tuyệt đối không nên bỏ qua việc khám thai định kỳ và siêu âm ở khoảng thời gian này.

Xem thêm:

  • Đi khám thai 1 lần siêu âm hết bao nhiêu? Nên siêu âm ở đâu?
  • Siêu âm 37 tuần thai nhi không tăng cân, nhau quấn cổ có đáng lo?
  • Mẹ bầu siêu âm 4D có ảnh hưởng đến thai nhi không?