Nên làm gì khi trẻ bị viêm ống tai ngoài?

Viêm ống tai ngoài là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, do các bé chưa có khả năng bảo vệ tai nên dễ mắc phải. Tuy viêm ống tai ngoài dễ điều trị, nhưng nếu không được phát hiện và xử lý đúng cách, bệnh có thể gây nguy hiểm với các biến chứng như ù tai, điếc,... Vậy bé bị viêm tai ống ngoài do đâu? Phải xử lý thế nào khi bé bị viêm tai ống ngoài?

Nên làm gì khi trẻ bị viêm ống tai ngoài? Nên làm gì khi trẻ bị viêm ống tai ngoài?

Viêm ống tai ngoài là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, do các bé chưa có khả năng bảo vệ tai nên dễ mắc phải. Tuy viêm ống tai ngoài dễ điều trị, nhưng nếu không được phát hiện và xử lý đúng cách, bệnh có thể gây nguy hiểm với các biến chứng như ù tai, điếc,... Vậy bé bị viêm ống tai ngoài do đâu? Phải xử lý thế nào khi bé bị viêm ống tai ngoài?

Nguyên nhân gây viêm ống tai ngoài ở trẻ

Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm ống tai ngoài ở trẻ là do bố mẹ chưa chăm sóc cũng như làm vệ sinh tai cho trẻ đúng cách:

  • Sử dụng dụng cụ vệ sinh chưa được khử trùng chứa nhiều vi khuẩn gây hại

  • Dùng dụng cụ vệ sinh quá cứng gây tổn thương tai của bé, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn dễ xâm nhập

  • Bố mẹ không thấm sạch nước trong tai bé sau khi tắm, lâu dần khiến tai bé bị viêm
vicare.vn-nen-lam-gi-khi-tre-bi-viem-ong-tai-ngoai-body-1

Nhận biết triệu chứng viêm ống tai ngoài ở trẻ

Vì bé chưa có khả năng chăm sóc bản thân cũng như nhận biết các triệu chứng bệnh, bố mẹ nên chú ý hơn nếu bé thấy những dấu hiệu bệnh viêm ống tai ngoài ở trẻ thường gặp dưới đây:

  • Tai trong của trẻ đau nhức, khiến trẻ khó chịu, gắt khóc khi bố mẹ chạm vào

  • Bé thường đưa tay lên gãi và quấy khóc liên tục

  • Bé liên tục trở mình, không thích nằm ngửa, có dấu hiệu giảm sút thính giác do bị dịch nhầy làm cản trở âm thanh

  • Tai bé sưng đỏ, trường hợp bệnh để lâu phát triển nặng hơn sẽ có chảy mủ

Bệnh viêm ống tai ngoài cần được phát hiện kịp thời để điều trị đúng cách. Khi bố mẹ phát hiện các triệu chứng phía trên, nên đưa trẻ đi khám ngay.

Cách xử lý khi trẻ bị viêm ống tai ngoài

Đối với bệnh viêm ống tai ngoài do virut gây ra, bố mẹ cần nhỏ thuốc đêu đặn theo chỉ định của bác sĩ.

Đối với bệnh viêm ống tai ngoài do nấm gây ra, nếu bên ngoài ống tai của bé đã chuyển màu vàng, xanh hoặc đen thì bố mẹ phải đưa bé đi hút hết dịch mủ. Sau đó, thực hiện nhỏ thuốc như với viêm ống tai ngoài do virut.
vicare.vn-nen-lam-gi-khi-tre-bi-viem-ong-tai-ngoai-body-2

Phòng bệnh viêm ống tai ngoài ở trẻ

Do nguyên nhân gây bệnh viêm ống tai ngoài ở trẻ chủ yếu là do tai không được vệ sinh đúng cách, vậy nên để phòng ngừa bệnh thì bố mẹ nên thực hiện theo các khuyến nghị sau:

  • Đảm bảo khử trùng sạch sẽ dụng cụ vệ sinh trước khi dùng cho bé, không sử dụng dụng cụ quá cứng

  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ tai – mũi – họng để ngăn vi khuẩn xâm nhập gây bệnh

  • Nếu bé phải nhỏ thuốc tai, bố mẹ nên để một thời gian rồi lau sạch lượng thuốc còn sót lại để đảm bảo vệ sinh cho bé

  • Tránh để các loại sữa tắm, nước rửa rơi vào tai bé.

  • Khi đưa bé đi tắm, bố mẹ nên để đầu bé hơi ngửa, sau đó dội nước từ từ từng bên một để nước không rơi vào tai bé.

  • Trong trường hợp tai bé bị nước rơi vào, bố mẹ cần xử lý theo hai bước dưới đây:

Bước 1: Để bé nằm nghiêng đầu về phía có nước.

Bước 2: Lắc nhẹ đầu trẻ để lượng nước từ từ ra hết. Sau đó lau nhẹ bằng tăm bông những giọt nước còn sót lại phía ngoài. Lưu ý không lau quá sâu, tránh làm bé đau.

Mặc dù bệnh viêm ống tai ngoài không khó để trị khỏi nếu được can thiệp kịp thời, nhưng tốt hơn hết là bố mẹ nên thực hiện vệ sinh tai cho bé thường xuyên, đúng cách để ngăn ngừa bệnh ngay từ đầu.