Nên làm gì khi bị ngứa da vào ban đêm

Ngứa da vào ban đêm là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải. Đây có thể là một cảm giác sinh lý thông thường, nhưng cũng có thể là dấu hiệu hướng đến một bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, chúng ta không cần quá lo lắng, nhưng cũng không nên chủ quan khi xuất hiện tình trạng này. Vậy nên làm gì khi bị ngứa da vào ban đêm?

Nên làm gì khi bị ngứa da vào ban đêm Nên làm gì khi bị ngứa da vào ban đêm

Ngứa da vào ban đêm là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải. Đây có thể là một cảm giác sinh lý thông thường, nhưng cũng có thể là dấu hiệu hướng đến một bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, chúng ta không cần quá lo lắng, nhưng cũng không nên chủ quan khi xuất hiện tình trạng này. Vậy nên làm gì khi bị ngứa da vào ban đêm?

Nguyên nhân gây ngứa da vào ban đêm

Ngứa da vào ban đêm không chỉ gây khó chịu mà khi bạn bị ngứa, gãi quá nhiều cũng dễ dẫn đến nhiều tổn thương, ngứa rát, thậm chí xước da, chảy máu, nhiễm khuẩn,... Cùng với đó, các cơn ngứa cũng khiến bạn mất ngủ, mệt mỏi, giảm hiệu quả làm việc cho ngày hôm sau. Biết được nguyên nhân gây ngứa da vào ban đêm, bạn sẽ có cách xử trí phù hợp để giảm thiểu tình trạng này.

Ngứa da vào ban đêm có thể là những biến đổi sinh lý thông thường, hoặc do tác động tại chỗ của ngoại cảnh, nhưng đôi khi lại là dấu hiệu của một bệnh lý tại chỗ hay toàn thân, cần điều trị sớm.

Để xem xét nguyên nhân bị ngứa da vào ban đêm, chúng ta chia làm 2 nhóm: Nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Theo đó:

Nhóm các nguyên nhân sinh lý bao gồm:

  • Các cơ chế tự nhiên của cơ thể: Nhịp sinh học tự nhiên hay các hoạt động thường ngày có ảnh hưởng đến các chức năng của da như điều hòa thân nhiệt, bảo vệ cơ thể, điều tiết và cân bằng dịch. Các chức năng này thay đổi làm cho vào buổi tối, nhiệt độ cơ thể và lượng máu tới da tăng, da ấm lên so với ban ngày, đôi khi còn ra mồ hôi. Từ đó dẫn tới việc bị ngứa da vào ban đêm.
  • Thông thường, da sẽ mất nhiều nước hơn vào ban đêm. Lúc này da trở nên khô, kém ẩm nên dễ gây ngứa ngáy, khó chịu. Đây cũng là lý do bị ngứa da vào ban đêm trong những mùa thời tiết hanh khô.
  • Sự thay đổi hormon theo nhịp sinh học của cơ thể: Bị ngứa da vào ban đêm là kết quả của việc tăng hay giảm tiết một số hormon. Đó là:

Tăng giải phóng cytokin - tăng các phản ứng viêm dẫn tới ngứa da.

Giảm sản sinh hormon làm giảm viêm corticosteroid - tăng ngứa da.

Thay đổi nồng độ hormon sinh dục nữ estrogen ở phụ nữ đang mang thai hoặc trong thời kì tiền mãn kinh - mãn kinh. Lúc này da thường khô, làm tăng nguy cơ kích ứng, cùng với nhiệt độ hạ thấp hơn vào ban đêm, dẫn đến cảm giác ngứa da mà rất nhiều chị em trong những giai đoạn đặc biệt này gặp phải.

  • Ban ngày, nếu bạn bị ngứa da, các hoạt động học tập, làm việc sẽ khiến bạn dễ sao nhãng và quên đi cơn ngứa. Tuy nhiên, vào ban đêm, không hoặc ít có các yếu tố này nên bạn dễ tập trung vào cảm giác ngứa da. Và khi bạn càng gãi, càng kích thích bề mặt da, làm cơn ngứa tăng và lan rộng hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người bị ngứa da vào ban đêm.

Nhóm các nguyên nhân bệnh lý bao gồm:

  • Tình trạng thiếu máu hay suy giảm nồng độ huyết sắc tố trong hồng cầu dẫn đến một số thay đổi. Bên cạnh các triệu chứng thường gặp như mệt mỏi, chóng mặt, móng tay dễ gãy, sưng tê lưỡi, da - niêm mạc nhợt, người thiếu máu đôi khi hay có cảm giác ngứa chân, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Triệu chứng của một số tổn thương tại tiền liệt tuyến. Hormon tại tiền liệt tuyến làm giãn các mạch máu, đặc biệt là mạch ngoại vi, gây kích ứng, dẫn đến cảm giác ngứa da vào ban đêm.
  • Một số bệnh lý tại da như viêm da tiếp xúc, viêm nang lông, vẩy nến, bệnh chàm, viêm da cơ địa, hắc lào, mề đay,... Đặc biệt đối với các bệnh lý dị ứng như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, nguyên nhân gây ngứa da vào ban đêm có thể là bất cứ dị vật nào mà bạn tiếp xúc như đồ ngủ, chăn, gối, mỹ phẩm ban đêm, thậm chí việc thay đổi đồ dùng trong phòng như giường, tủ, rèm cửa,... cũng có thể khiến bạn bị ngứa da vào ban đêm do gỗ, vải, bột giặt,...
  • Một số bệnh lý có nguyên nhân là các vi sinh vật như ghẻ, chấy rận, giun kim, rận giường,... cũng có triệu chứng ngứa da vào ban đêm rõ rệt.
  • Một số bệnh lý có ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây ngứa da vào ban đêm với những đặc điểm đặc trưng như: cảm giác ngứa thường bắt đầu ở lòng chi (lòng bàn tay, bàn chân), sau đó lan ra các vị trí khác. Cảm giác ngứa đôi khi đi kèm với tê bì, giảm xúc giác. Đây là một tình trạng khá nguy hiểm, là biến chứng thần kinh của các bệnh cấp và mãn tính: suy giảm chức năng thận, suy giảm chức năng gan, tiểu đường, rối loạn chức năng tuyến giáp, zona thần kinh, bệnh đa xơ cứng,...
  • Các rối loạn tâm lý như căng thẳng, lo âu, stress, trầm cảm, tâm thần phân liệt, theo các nghiên cứu, làm tăng nguy cơ gây ngứa da vào ban đêm. Biểu hiện của các rối loạn tâm lý này thường không điển hình, thay đổi khác nhau ở những cá nhân khác nhau. Có thể kể đến như: đau đầu vô căn hoặc khi căng thẳng, thở mạnh, tim đập nhanh, tiết nhiều mồ hôi, tiểu tiện nhiều lần, bồn chồn, ngứa da vào ban đêm, lúc chuẩn bị đi ngủ hoặc khi ở một mình.
  • Dấu hiệu của ung thư:

Ung thư da: tỉ lệ gặp ung thư da không quá cao so với các bệnh lý ung thư khác, nhưng là bệnh lý tại da nghiêm trọng nhất, mà hậu quả có thể gây tử vong cho bệnh nhân. Biểu hiện ung thư da thường đa dạng và phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh:

  • Xuất hiện các vị trí thay đổi sắc tố da, màu nâu hoặc đen sẫm, có hình dạng, kích thước khác nhau và tăng dần theo mức độ bệnh.
  • Xuất hiện các nốt đỏ, phẳng hoặc sần nhẹ, khô, có vảy. Những vị trí này thường gây cảm giác ngứa da vào ban đêm cho người bệnh.
  • Loét da không lành.

Bên cạnh ung thư da, các bệnh ung thư khác như ung thư máu, ung thư hạch lympho Hodgkin, do đặc điểm bệnh lý có sự tích tụ acid ngay dưới bề mặt da nên người bệnh có dấu hiệu bị ngứa da vào ban đêm, kéo dài và tiến triển ngày càng nghiêm trọng.

vicare.vn-nen-lam-gi-khi-bi-ngua-da-vao-ban-dem-body-1

Nên làm gì khi bị ngứa da vào ban đêm?

Để biết chính xác nên làm gì khi bị ngứa da vào ban đêm, trước tiên, bạn cần đi khám để xác định nguyên nhân gây ngứa là sinh lý hay bệnh lý. Từ đó bạn sẽ có những biện pháp khắc phục phù hợp. Đó là:

Dùng thuốc có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, dễ ngủ như:

  • Kem bôi steroid cũng là liệu pháp tốt mà bạn nên sử dụng khi thắc mắc nên làm gì khi bị ngứa da vào ban đêm
  • Thuốc kháng histamin: chlorpheniramine (Chlor-Trimeton), hydroxyzine (Vistaril), diphenhydramine (Benadryl), promethazine (Phenergan), fexofenadine (Allegra), cetirizine (Zyrtec)
  • Melatonin có tác dụng điều hòa giấc ngủ
  • Thuốc an thần, chống trầm cảm: doxepin (Silenor), mirtazapine (Remeron)

Các biện pháp hỗ trợ giúp giảm cơn ngứa:

  • Chườm lạnh, chườm mát tại vị trí gây ngứa cũng có tác dụng giảm cơn ngứa da vào ban đêm
  • Sử dụng một số loại kem hoặc dung dịch dưỡng ẩm không chứa dầu, cồn. Lưu ý sử dụng cả ngày và đêm để tăng hiệu quả cấp ẩm cho da.
  • Tắm nước mát. Không nên tắm với nước quá lạnh hoặc quá nóng. Dùng sữa tắm hoặc xà phòng có thành phần giữ ẩm, không mùi, dịu nhẹ.
  • Dùng máy phun sương, máy tạo ẩm,... khi đi ngủ, đặc biệt là ngủ trong phòng có điều hòa nhiệt độ.
  • Thư giãn trước khi ngủ vào ban đêm như thiền, yoga,... để giảm căng thẳng, giúp cơ thể dễ đi sâu vào giấc ngủ.
  • Loại bỏ tác nhân gây kích thích, ngứa da nếu ngứa do dị ứng.
  • Nhỏ vài giọt tinh dầu thư giãn lên gối để dễ ngủ hơn.

Nếu trong quá trình điều trị, các cơn ngứa không giảm hay có dấu hiệu tăng lên về mức độ, mật độ hoặc xuất hiện những cơn ngứa dữ dội khiến bạn không thể chịu được, hay ngứa đi kèm một số triệu chứng như sốt, tăng sắc tố da,..., bạn nên đi khám ngay để được chăm sóc y tế và hỗ trợ điều trị.

Làm gì để hạn chế bị ngứa da vào ban đêm?

vicare.vn-nen-lam-gi-khi-bi-ngua-da-vao-ban-dem-body-2
  • Duy trì và kiểm soát nhiệt độ phòng khi ngủ: nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh khi ngủ cũng có nguy cơ gây ngứa da vào ban đêm.
  • Không tắm nước quá nóng, quá lạnh hay tắm quá lâu trước khi đi ngủ.
  • Đồ ngủ rộng, thoáng mát, chất liệu sợi tự nhiên như lụa, cotton.
  • Hạn chế dùng các chất kích thích như rượu bia, cafe trước khi đi ngủ vì có thể gây tăng lưu lượng máu dưới da, làm tăng cảm giác ngứa.
  • Vệ sinh phòng ngủ, đặc biệt là chăn, ga, gối thường xuyên với xà phòng, nước xả dịu nhẹ.
  • Lựa chọn mỹ phẩm, đặc biệt là mỹ phẩm dưỡng da ban đêm phù hợp với da người dùng.
  • Không gãi nhiều khi bị ngứa da vào ban đêm để tránh tổn thương da. Đồng thời bạn cũng nên cắt móng tay để hạn chế gây xước da, chảy máu.
  • Hạn chế các hoạt động nặng làm ra mồ hôi trước khi ngủ.

Tóm lại, ngứa da vào ban đêm có thể là sinh lý hoặc bệnh lý. Bạn nên đi khám để biết được nguyên nhân và biết nên làm gì khi bị ngứa da vào ban đêm. HoiBenh chúc bạn có những giấc ngủ thoải mái, dễ chịu và không còn bị làm phiền bởi những cơn ngứa.

Xem thêm:

  • Nguyên nhân khiến da đầu trẻ sơ sinh ngứa ngáy khó chịu
  • Điều trị chứng ngứa da mùa lạnh
  • Dị ứng ngoài da nổi mẩn đỏ gây ngứa là bệnh lý gì?