Nên dùng phấn rôm hay kem chống hăm cho trẻ bị hăm tã?
Hăm tã là một chứng bệnh ngoài da, tại khu vực da tiếp xúc với tã của trẻ và bạn nên nhớ rằng, cho dù bạn dùng ta giấy hay tã vải, chứng hăm tã vẫn có thể xảy ra với con bạn. Việc dùng phấn rôm hay kem chống hăm là băn khoăn của nhiều bậc làm cha mẹ.
Nên dùng phấn rôm hay kem chống hăm cho trẻ bị hăm tã?
Nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã
Có nhiều lý do gây ra chứng hăm tã, nhưng thông thường nhất là do nước tiểu của bé hoặc phân “lưu trú” lâu trong tã. Từ các dấu hiệu hăm, tấy đỏ và một phần do các mẹ ít thay tã nên lớp da trở nên đỏ, căng bóng và có thể sinh ra mụn mủ. Chứng hăm tã cũng có thể do tắm bé xong hoặc sau khi bé đi vệ sinh mẹ lau không khô đã vội quấn tã ngay...
Một điều khá may mắn là hăm tã ở trẻ tuy phổ biến nhưng lại rất dễ chữa trị và phòng ngừa. Như đã trình bày, các bà mẹ cần lưu ý các dấu hiệu ở trẻ và vấn đề tốt nhất trong phòng ngừa chính là vệ sinh cho bé thật sạch, thật đúng cách
Biểu hiện trẻ bị hăm tã
Khi trẻ bị hăm tã, những dấu hiệu sau thường xuất hiện và có thể thấy bằng mắt thường, đó là: đỏ da ở vùng quấn tã; đỏ da ở xung quang bộ phận sinh dục, kèm theo mùi khai.
Vùng da đỏ có thể bắt đầu từ hậu môn của bé sau đó lan dần ra tới mông và đùi, da căng và ở giữa có mủ, có lốm đốm đỏ, ... sau đó có thể dẫn đến tiêu chảy cấp, bệnh thường xuất hiện vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau khi bị tiêu chảy.
Quan sát da vùng quanh hậu môn có màu đỏ tươi, sau thành loét đỏ, chảy nước, chảy máu, diễn tiến có mủ. Trẻ bị hăm da lúc đi tiểu thường bị đau, quấy khóc nhiều, kém ăn, khó ngủ, rất khó chăm sóc. Hăm da ở trẻ tiêu chảy có thể tồn tại mà người nhà không phát hiện được do vị trí quanh hậu môn ít được chú ý. Tình trạng ẩm ướt tại vùng hậu môn liên quan với số lần đi tiêu của bé trong ngày.
Chính vì vậy, những trẻ sơ sinh ít tháng có làn da mỏng sẽ không có khả năng chống đỡ với chất gây viêm và sẽ dễ bị hăm da hơn trẻ nhiều tháng. Ở những trẻ bú sữa bình, độ pH trong phân của trẻ cao hơn trẻ bú mẹ nên cũng dễ bị hăm da hơn.
Có nên dùng phấn rôm, kem chống hăm để trị hăm tã cho trẻ?
Một nguyên nhân hay gặp nữa là do lạm dụng phấn rôm. Có nhiều mẹ sau khi tắm xong thường thoa phấn rôm cho con. Họ lầm tưởng rằng phấn rôm có thể làm mát da mát thịt, chống rôm sẩy và chống hăm vì cảm giác bé thơm tho, mát mẻ. Nhưng họ không hề biết rằng phấn rôm dễ làm bít tắc lỗ chân lông, gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da và khiến hăm da xuất hiện.
Không dùng chung kem chống hăm cho nhiều bé. Khi dùng kem hăm các mẹ nên vệ sinh tay sạch sẽ. Các mẹ nên để da bé tiếp xúc với không khí trong khoảng thời gian ngắn sau khi thay bỉm. Như vậy da bé mới khô hẳn, giúp bé cảm thấy dễ chịu và vết hăm cũng sẽ mau lành hơn, bé sẽ thoải mái hơn.
Nếu được xử lý nhánh chóng thì vùng da bị hăm sẽ nhanh khỏi. Quan trọng nhất là chú trọng rửa vệ sinh cho bé. Khi rửa cần nhẹ nhàng, tránh để bé đau, xây xước da và phải rửa vùng kín cho bé bằng nước ấm, sạch, rồi thấm khô bằng khăn bông và thay tã mới.
Bên cạnh phấn rôm và những loại kem chống hăm trên thị trường, hiện nay có nhiều bài thuốc dân gian chống hăm cho bé rất hiệu quả, được các mẹ truyền tai nhau như: Dùng bụ vối, lá chè xanh hoặc lá trầu không rửa sạch, cho nước vào đun sôi lên. Khi nước còn ấm, dùng rửa vùng da bị hăm cho bé. Cách thứ 2 là lấy một nắm lá khế rửa sạch, vẩy khô, giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước chấm vào chỗ da bị hăm.
Tuy nhiên, nếu sau 2-3 ngày, vùng da bị hăm sưng tấy, đỏ, có dấu hiệu mưng mủ, rỉ nước, trẻ bị sốt và khóc nhiều, cần đưa đi khám bác sĩ nhi để có cách điều trị hợp lý. Hy vọng rằng những điều mà HoiBenh vừa chia sẻ sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn đọc giải quyết những băn khoăn về việc trị hăm cho trẻ nhỏ.