Nên bồi bổ gì sau phẫu thuật ung thư đại tràng?
Sau phẫu thuật ung thư đại tràng, hệ tiêu hóa của người bệnh sẽ chịu những tổn thương nhất định gây ảnh hưởng đến ăn uống và hấp thụ thức ăn.
Nên bồi bổ gì sau phẫu thuật ung thư đại tràng?
Ung thư đại tràng còn gọi là ung thư ruột già là gì?
Ung thư đại tràng có thể phát triển từ một số loại khối u lành tính, như u tuyến. Ung thư đại tràng thường phát triển chậm, nhưng có thể đạt kích thước rất lớn. Bệnh gây tắc nghẽn đường ruột và/hoặc di căn đến các cơ quan lân cận, đặc biệt là gan. Nội soi giúp phát hiện bệnh. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có nhiều cơ hội sống sót.
Ung thư xảy ra khi một tế bào nào đó trong cơ thể của chúng ta bỗng dưng trở nên 'mất kiểm soát', sinh sôi nảy nở một cách nhanh chóng vượt khỏi sự kiểm soát chặt chẽ của các nhiễm sắc thể. (Nhiễm sắc thể với tên khoa học là ADN nằm trong nhân của tế bào chứa đựng những đặc tính di truyền của mỗi một cá nhân). Vì thế, tế bào ung thư sẽ tăng trưởng từ 1 thành 2, 2 thành 4, 4 thành 8, 8 thành 16... một cách rất nhanh và vô trật tự.
Ung thư ruột phát xuất từ một tế bào nào đó trên màng ruột già. Ban đầu chỉ là bướu nhỏ và từ từ lớn dần và từ đó biến dạng thành ung thư. Bướu lớn hơn 2 cm bắt đầu biến dạng thành tế bào ung thư. Trong một vài trường hợp hiếm hoi hơn, ung thư ruột hình thành một cách trực tiếp mà không qua trạng thái bướu ruột như trên.
Trong trường hợp này, tế bào ung thư không mọc lên như những nấm nhỏ mà chỉ "nhô" lên một chút hay đôi khi bị lõm xuống, nên rất khó định bệnh. Ngay cả khi soi ruột già hoặc chụp hình quang tuyến, bệnh có thể không được phát hiện trong những giai đoạn đầu. Đáng kể hơn, loại ung thư này có khuynh hướng phát triển nhanh chóng và lan tràn qua những cơ quan khác một cách dễ dàng hơn.Bài thuốc chữa ung thư đại tràng theo từng giai đoạn
Điều trị ung thư đại tràng (ung thư ruột già)
Việc điều trị ung thư ruột già tùy vào việc người bệnh được phát hiện ung thư sớm hay muộn, khối u còn tại chỗ hay đã ăn sâu xuống, lan đi xa. Ung thư tiến triển qua 5 giai đoạn (Hệ thống phân giai đoạn Dukes):
A: Khi ung thư còn ở nông trên lớp niêm mạc hoặc dưới niêm mạc ruột già.
B1: Ung thư lan vào cơ.
B2: Ung thư xuống vào hoặc qua màng thanh dịch.
C: Ung thư di căn đến các hạch bạch huyết vùng.
D: Ung thư di căn xa đến các cơ quan khác như gan, phổi, ...
Trước khi điều trị, để biết ung thư đã di căn đến đâu, cần soi toàn ruột già (nếu chưa soi), chụp phim ngực, chụp CT bụng và vùng chậu.
Phát hiện sớm trong giai đoạn A, khi ung thư mới còn trên lớp niêm mạc, chưa ăn sâu xuống lòng của ruột già, điều trị sẽ đơn giản, phẫu thuật cắt bỏ ung thư là xong, và tỉ lệ sống thêm 5 năm (5 - year survival rate) của người bệnh rất cao, trên 90%.
Dù vậy, người bệnh cần được theo dõi sát trong vòng 5 năm đầu sau khi mổ cắt bướu ung thư thành công, bằng cách đo chất CEA trong máu (Carcinoembryonic antigen, một chất tăng cao trong máu khi có ung thư ruột già) 3 tháng/lần, khám bệnh đều 6 tháng/lần, và soi lại hoặc chụp phim ruột già 3 năm/lần.
Ở các giai đoạn B và C, sau khi phẫu thuật cắt bỏ ung thư, thường phải trị liệu thêm bằng tia xạ (Radiation therapy) và điều trị hóa học (Chemotherapy), với hy vọng tiêu diệt hết những tế bào ung thư chưa cắt bỏ hết được. Còn khi phát hiện quá muộn, ung thư đã sang giai đoạn D, khối u di căn xa đến cả các cơ quan khác, điều trị chủ yếu là hóa trị liệu (Chemotherapy), dùng những thuốc có tác dụng diệt ung thư, nhờ thuốc đến mọi nơi trong cơ thể có tế bào ung thư để tiêu diệt chúng. Việc này không thành công nhiều, và tỉ lệ sống thêm 5 năm của người bệnh chỉ khoảng 5%.
>>> Xem thêm: Bài thuốc chữa ung thư đại tràng theo từng giai đoạn
Vậy cần lưu ý những gì sau khi phẫu thuật ung thư đại tràng
Hạn chế chất béo động vật
Việc hấp thụ nhiều chất béo động vật làm tăng nguy cơ hoà tan và hấp thu các chất gây ung thư. Bên cạnh đó, ăn nhiều chất béo sẽ làm tăng sự bài tiết axit mật trong đường ruột, gây kích thích và tổn thương tiềm ẩn đối với niêm mạc đường ruột. Tổn thương trong thời gian dài cũng có thể sinh ra tế bào ung thư và dẫn đến tái phát ung thư đại tràng.
Vì vậy sau khi phẫu thuật ung thư đại tràng người bệnh nên hạn chế hoặc không ăn những thực phẩm có nhiều chất béo và cholesterol bão hoà bao gồm: mỡ lợn, mỡ bò, mỡ gà, dầu dừa, thực phẩm chiên rán...
Nên ăn một lượng thích hợp những thực phẩm chứa chất béo không bão hòa như dầu oliu, cá ngừ, các loại dầu thực vật (dầu lạc, dầu đỗ, dầu vừng)....
Bổ sung chất xơ
Bổ sung chất xơ trong bữa ăn hằng ngày giúp hệ tiêu hóa nhanh hồi phục và làm việc hiệu quả hơn.
Nên ăn nhiều rau, uống nhiều nước. Nhất là các loại rau đậm mầu và nhiều loại trái cây khác nhau. Trung bình nên ăn khoảng 30 g chất xơ mỗi ngày. Ví dụ: 1 quả cam, hoặc táo chỉ chứa khoảng 3 g chất xơ.
Chất xơ có nhiều trong rau củ quả tươi có khả năng làm giảm nồng độ các chất gây ung thư có trong đường ruột, giúp tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra, chất xơ còn có tính hút nước rất mạnh có thể làm tăng thể tích của phân, giúp phân thành hình và đào thải tốt hơn.
Bổ sung vitamin
Vitamin A, vitamin C, vitamin E cùng các nguyên tố vi lượng selen và beta-carotene có tác dụng vai trò nhất định đối với việc phòng tránh ung thư. Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng là rau củ quả tươi, sản phầm từ sữa, mạch nha, cá, nấm...