Nên ăn những thực phẩm nào sau khi bị sẩy thai?

Sẩy thai tuy không quá nguy hiểm nhưng lại dẫn đến những rối loạn trong tâm lý và làm gián đoạn sức khỏe của thai phụ. Ngoài việc động viên về tinh thần thì người thân cũng đừng quên chú ý đến chế độ ăn uống để cơ thể thai phụ nhanh chóng hồi phục. Vậy sẩy thai ăn gì cho tốt?

Nên ăn những thực phẩm nào sau khi bị sẩy thai? Nên ăn những thực phẩm nào sau khi bị sẩy thai?

HoiBenh sẽ giúp bạn có thêm thông tin bổ ích để chăm sóc đúng cách và tốt nhất cho phụ nữ sau sẩy thai.

Sẩy thai là hiện tượng kết thúc sớm (không mong muốn) thời kỳ mang thai của bà bầu. Thai nhi trong bụng mẹ không tiếp tục duy trì được sự sinh trưởng. Lúc này túi thai bị đào thải ra ngoài.

Việc sẩy thai khiến cho thai phụ ngoài việc bị tác động tâm lý còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Hiện tượng ra huyết kéo dài (trong khoảng 1 – 2 tuần) dẫn đến mất nhiều máu, khiến cơ thể mệt mỏi, xanh xao, chóng mặt, choáng váng. Cơ thể khi vừa sẩy thai cần thời gian hồi phục sức khỏe và chức năng của cơ quan sinh sản trở lại hoạt động bình thường. Vì vậy, bổ sung dinh dưỡng là vấn đề cần được đặt lên hàng đầu bên cạnh chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

Sẩy thai nên ăn gì cho tốt?

Bổ sung các thực phẩm bổ máu

Quá trình mất máu khi sẩy thai khiến cho cơ thể của thai phụ có dấu hiệu suy nhược. Điều này dễ gây ra một số triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, cảm giác không có sức lực, buồn ngủ ... Những nhóm thực phẩm giàu chất sắt nên được ưu tiên hàng đầu trong thực đơn hàng ngày nhằm kích thích sản xuất hemoglobin trong hồng cầu (RBCs).

Thịt đỏ có nguồn dinh dưỡng giàu hemoglobin, cơ thể dễ dàng hấp thụ. Nhóm thịt đỏ bao gồm: thịt bò, thịt lợn, thịt dê, thịt cừu, ...

Một số loại rau củ quả cung cấp chất xơ và chứa hàm lượng chất sắt dồi dào như: rau bina, các loại hạt (hạnh nhân, hạt dẻ, hạt điều, đậu phộng hạt bí đỏ), quả chà là, củ dền, lựu, táo, ... Cùng với đó, thai phụ có thể làm đa dạng bữa ăn với cá hồi, cá thu bởi chúng giàu axit béo sắt và axit béo omega-3.

vicare.vn-phu-nu-nen-nhung-thuc-pham-nao-sau-khi-bi-say-thai-body-1

Nhóm thực phẩm giàu canxi

Việc mang thai đã “tiêu tốn” khá nhiều nguồn canxi dự trữ của mẹ. Vì vậy, khi sẩy thai bạn nên bổ sung lại nguồn canxi bị mất nhằm cân bằng và chuẩn bị tốt hơn cho lần mang thai tiếp theo.

Nhóm thực phẩm giàu canxi nhất là sữa và các sản phẩm từ sữa. Để không bị ngán khi uống sữa, chị em phụ nữ có thể uống đa dạng các loại như: sữa bò tươi, sữa chua, sữa bột toàn phần, sữa bột tách béo, phô mai, ... Ngoài ra, trong hải sản (tôm, tép, cua đồng, cua biển, ốc, hàu), tảo biển, cải xoăn, bông cải xanh, atisô, kiwi, mận khô, yến mạch, ... cung cấp đầy đủ nhu cầu canxi cho thai phụ vừa bị sẩy thai.

Nhóm thực phẩm giàu axit folic

Axit folic có vai trò vô cùng quan trọng trong chế độ dinh dưỡng, nó là một trong những vitamin B không thể thiếu với việc sản xuất tế bào mới, đặc biệt là hồng cầu. Chính vì vậy, bổ sung thực phẩm giàu axit folic giúp thể chất của người mẹ sau khi sẩy thai nhanh chóng được phục hồi.

Một số gợi ý về thực phẩm giàu axit folic như sau: cam tươi, măng tây, lòng đỏ trứng, khoai tây, quả bơ, ngũ cốc thô, cà rốt, thịt bò, ... Tùy theo thể trạng của mỗi người mà bổ sung cho cân đối, tránh dư thừa dẫn đến tác dụng ngược, không tốt cho sức khỏe.

Thực phẩm giàu khoáng chất magiê

Magiê tốt cho chuyển hóa năng lượng, nâng cao thể chất của thai phụ. Chính vì vậy, sau khi sẩy thai phụ nữ nên ưu tiên sử dụng nhóm thực phẩm giàu khoáng chất magiê như khoai tây, bí đỏ, củ cải, rau củ cải đường, bắp cải, bông cải xanh, cần tây, atisô, gạo, lúa mì, yến mạch, bơ, chuối, xoài, dưa hấu, bưởi, ...

Nhóm thực phẩm giàu vitamin C

Sở dĩ nên bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin C trong bữa ăn hàng ngày bởi vitamin C giúp hấp thu hiệu quả chất sắt và canxi trong thực phẩm. Vì vậy, thai phụ nên bổ sung thêm vitamin C để vừa tốt cho sức khỏe vừa phòng ngừa những rắc rối trong thai kỳ tiếp theo

vicare.vn-phu-nu-nen-nhung-thuc-pham-nao-sau-khi-bi-say-thai-body-2

Một vài điều cần lưu ý cho sản phụ sau khi sẩy thai

Sau khi sảy thai, phụ nữ cần hạn chế những loại thực phẩm sau

  • Các loại đồ uống chứa caffeine như cà phê, nước ngọt, nước tăng lực
  • Các loại thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn, thức ăn nhanh gây khó tiêu, táo bón
  • Đậu nành và các loại thực phẩm làm từ đậu nành bởi chúng có chứa phytate cao gây trở ngại cho khả năng hấp thụ sắt

Thức ăn nên được nấu chín. Tránh ăn các thức ăn tanh, cay nóng bởi chúng ít “thân thiện” với những tổn thương do sẩy thai gây ra.

Về chế độ nghỉ ngơi

  • Đi lại thận trọng và nên vận động nhẹ nhàng
  • Không tiếp xúc với các chất độc hại
  • Không nên tắm ngay bằng nước lạnh, ăn uống đồ lạnh bởi sức đề kháng của mẹ còn yếu, dễ bị nhiễm lạnh.
  • Đặc biệt, không nên suy nghĩ quá nhiều về chuyện đã xảy ra, chia sẻ cùng chồng và người thân để giải tỏa bớt gánh nặng tâm lý. Nên để tinh thần thoải mái, thư giãn.

Không nên mang thai trở lại quá sớm và khi bạn chưa sẵn sàng. Hãy để cho cơ quan sinh sản của bạn bình phục về trạng thái tốt nhất.

Xem thêm:

  • Sau khi sảy thai 1 tháng có thai, nên hay không?
  • Xét nghiệm máu có thể chẩn đoán khả năng sảy thai ở phụ nữ
  • Sảy thai là gì? Tất cả những điều cần biết về sảy thai