Nên ăn gì khi bị viêm dạ dày cấp?

Viêm dạ dày cấp là bệnh có phản ứng viêm nhưng hạn chế ở niêm mạc dạ dày. Bệnh khởi phát và tiến triển nhanh chóng nếu gặp tác nhân độc hại hoặc niêm mạc dạ dày bị nhiễm khuẩn. Nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách sẽ khiến bệnh phát triển nặng thành viêm dạ dày mãn tính, viêm loét dạ dày.

Nên ăn gì khi bị viêm dạ dày cấp? Nên ăn gì khi bị viêm dạ dày cấp?

Viêm dạ dày cấp là bệnh có phản ứng viêm nhưng hạn chế ở niêm mạc dạ dày. Bệnh khởi phát và tiến triển nhanh chóng nếu gặp tác nhân độc hại hoặc niêm mạc dạ dày bị nhiễm khuẩn. Nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách sẽ khiến bệnh phát triển nặng thành viêm dạ dày mãn tính, viêm loét dạ dày. Trong đó, ăn gì khi viêm dạ dày cấp cũng là vấn đề rất đáng quan tâm, góp phần không nhỏ vào việc đẩy lùi bệnh và chăm sóc sức khỏe dạ dày tốt hơn.

Nguyên tắc ăn uống trong điều trị viêm dạ dày cấp

  • Không nên sử dụng thuốc có hại cho dạ dày như aspirin, thuốc kháng viêm không có steroid. Khi sử dụng thuốc điều trị bệnh khác kèm theo thì cần hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Không nên sử dụng rượu bia, cà phê, trà đặc, thuốc lá, thức ăn nhiều gia vị (tỏi, ớt), thức ăn nhiều chất béo khó tiêu, thực phẩm gây đầy hơi,...
  • Ăn thức ăn loãng mềm, dễ tiêu và đủ dinh dưỡng để bảo vệ niêm mạc dạ dày như: Sữa, trứng, gạo nếp, bánh mỳ, bột sắn,...
  • Không nên ăn thức ăn chế biến sẵn, thức ăn sống, lạnh và thức ăn có độ acid cao như cà muối, dưa muối,... hoặc trái cây có vị chua
  • Nên chế biến thức ăn ở dạng luộc, hấp, hạn chế xào rán.
  • Nên ăn chậm, nhai kỹ để tăng bài tiết nước bọt. Nước bọt có tác dụng giảm axit và bão hòa axit trong dạ dày. Ban đầu nên ăn thức ăn loãng, sau đó có thể ăn đặc dần. Không nên ăn quá no vì làm dạ dày căng phồng sinh ra nhiều axit có hại.
  • Viêm dạ dày cấp còn do các yếu tố khác gây nên. Do đó, không chỉ quan tâm đến ăn gì khi bị viêm dạ dày cấp mà còn phải chú ý đến các yếu tố tâm lý. Tránh để thần kinh căng thẳng, stress, lo âu vì chúng sẽ làm thần kinh bị kích thích sản xuất nhiều axit. Do đó, con người cần sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi hợp lý,....
vicare.vn-nen-gi-khi-bi-viem-da-day-cap-body-1

Bị viêm dạ dày cấp nên ăn gì?

1. Cháo quế hoa

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Quế hoa 5g: Quế hoa có tính ấm, vị cay, đắng, ngọt, có tác dụng hóa đàm, tán ứ.
  • Phục linh (20g): Phục linh có tính bình, vị ngọt, nhạt có tác dụng lợi thủy thẩm thấp, kiện tỳ hòa vị, ninh tâm an thần. Ngoài ra, phục linh còn có tác dụng dự phòng lở loét môn vị và giảm tiết acid dịch vị.
  • Gạo tẻ (100g): Gạo tẻ có tính bình, vị ngọt. Gạo tẻ có tác dụng bổ trung ích khí, cầm tr lỵ, kiện tỳ hòa vị, trừ phiền khát.

Cách chế biến: Bọc trong túi vải các thành phần quế hoa, phục linh rồi khâu kín, sau đó cho vào trong nồi, đổ nước vừa đủ để đun sôi bằng lửa mạnh. Khi sôi thì chuyển lửa nhỏ ninh khoảng 20 phút là được. Lấy nước cốt để sử dụng. Gạo tẻ đem vo sạch để cho vào nồi, thêm nước cốt đã làm phía trên, tiếp tục đun sôi, sau đó chuyển lửa nhỏ để ninh đến nhừ thì dùng. Gạo tẻ ninh cháo, dùng ăn bữa sáng, rất thích hợp dùng cho người suy chức năng tiêu hóa.

Tác dụng cháo quế hoa: Bổ trung ích khí, kiện tỳ hóa thấp, trị tiêu chảy, hóa đàm tán ứ. Người tỳ vị hư nhược, người bị rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa rất thích hợp dùng cháo quế hoa. Đối với người viêm dạ dày cấp tính, có thể dùng cháo quế hoa sau khi điều chỉnh bù nước và chất điện giải, nên ăn lúc cháo âm ấm.

2. Nước cam - mật ong

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Cam (50g): Cám có tính hơi ấm, vị ngọt. Tác dụng của cam là hành khí giảm đau và hạ khí tiêu thũng.
  • Mật ong (30g): Mật ong phải dùng sống thì có tính mát, giúp thanh nhiệt, giúp bổ trung, dùng chín tính ấm. Tác dụng của mật ong còn là giải độc, giảm đau, tăng khả năng miễn dịch, ức chế sự sinh trưởng của E. coli và trực khuẩn lỵ.

Cách chế biến: Đem cam rửa sạch, cắt làm tư cả vỏ, cho vào trong nồi rồi đổ nước vừa đủ để đun sôi. Sau khi sôi thì thêm mật ong và cho lửa nhỏ, ninh tiếp 20 phút, loại bỏ cam, dùng phần nước cốt.

Tác dụng: Nước cam và mật ong có tác dụng bổ trung ích khí, nhuận táo giải độc, noãn cấp giảm đau. Những người suy nhược cơ thể, người bị viêm dạ dày cấp tính gây tỳ vị hư nhược, người đau dạ dày và người táo bón do ruột táo thiếu tân dịch uống nước cam mật ong rất thích hợp.

vicare.vn-nen-gi-khi-bi-viem-da-day-cap-body-2

3. Nước sắn dây - câu kỷ tử

Nguyên liệu chuẩn bị:

Câu kỷ tử (20g): Câu kỷ tử có tính bình, vị ngọt. Tác dụng bổ can thận, nhuận phổi trị ho, sinh tân dưỡng huyết, sáng mắt, và nâng cao khả năng miễn dịch, chống đột biến,...

Bột sắn dây (50g): Bột sắn dây có tính mát, vị ngọt. Tác dụng thanh nhiệt sinh tân, mát máu tán ư, trị tiêu chảy, bổ tỳ khai vị, trị tiêu chảy.

Cách chế biến: Vo sạch câu kỷ tử. Lấy bột sắn dây thêm nước vừa đủ để đun sôi. Khi sôi thì để lửa nhỏ và cho thêm vào câu kỷ tử, ninh tiếp 3 phút thì được.

Tác dụng: Nước sắn dây - câu kỷ tử có tác dụng khai vị kiện tỳ, chống mỏi mệt, thanh nhiệt sinh tân, bổ ích cân cốt. Những người tỳ hư hoặc người bị viêm dạ dày cấp tính chán ăn, người cơ thể suy nhược sử dụng rất thích hợp.

4. Cháo vỏ quất

Đây là một món ăn thích hợp nếu bạn đang băn khoăn với câu hỏi bị viêm dạ dày cấp nên ăn gì. Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Vỏ quất tươi (20g): Vỏ quất tươi có tính ấm, vị cay, đắng. Tác dụng lý khí, hóa đàm, kiện tỳ, táo thấp. Ngoài ra, vỏ quất còn có tác dụng làm ấm và kích thích đường ruột, kích thích bài tiết dịch tiêu hóa, chống lở loét, loại bỏ khí tích trong ruột, chống hình thành sỏi mật, oureusidin giúp chống viêm.
  • Gạo tẻ (100g): Như đã nói, gạo tẻ có tính bình, vị ngọt. Có tác dụng bổ trung ích khí, trừ phiền khát, cầm tả lỵ, kiện tỳ hòa vị.

Cách chế biến: Rửa sạch vỏ quất tươi, xé lát, ninh nhừ cùng gạo tẻ. Dùng vào buổi sáng khi cháo còn ấm rất thích hợp cho người có sức tiêu hóa kém.

Tác dụng: Cháo vỏ quất có tác dụng lý khí hòa vị, trị tiêu chảy, kiện tỳ táo thấp. Những người bị viêm dạ dày cấp tính dùng rất thích hợp.

Xem thêm:

  • Viêm dạ dày ruột cấp có nguy hiểm không?
  • Bệnh viêm dạ dày có nguy hiểm không?