Nấu cháo sai cách khiến con suy dinh dưỡng

Nấu cháo cho bé ngỡ tưởng là một việc đơn giản, tuy nhiên, nếu không để ý thì các bà mẹ cũng rất dễ gặp phải các sai lầm. Cùng điểm qua 5 cách nấu cháo làm con suy dinh dưỡng các mẹ hay gặp phải. Các biện pháp phục hồi trẻ suy dinh dưỡng cũng như chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Nấu cháo sai cách khiến con suy dinh dưỡng Nấu cháo sai cách khiến con suy dinh dưỡng

5 cách nấu cháo làm con suy dinh dưỡng

Cho thêm ngũ cốc vào cháo

Nhiều bà mẹ với mong muốn tăng cường dưỡng chất có trong ngũ cốc nên đã cho thêm ngũ cốc vào cháo của con. Tuy nhiên, đây lại là một phương pháp chế biến không đúng, do bản thân ngũ cốc rất giàu chất dinh dưỡng nhưng lại không phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ. Việc cho ngũ cốc vào cháo cũng làm cho món cháo trở nên dễ ngán, khó tiêu, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn và có thể gây suy dinh dưỡng cho trẻ.

Thêm gia vị quá nặng mùi vào cháo

Không giống như người lớn, trẻ em thường có vị giác nhẹ hơn và thích các đồ ăn nhạt hơn. Do vậy, khi nấu cháo cho con, các bà mẹ thường cảm thấy cháo của con rất nhạt nhẽo.

Chính vì vậy mà các bà mẹ đã nên thêm các loại gia vị nặng như nước mắm, muối, đường... cho nhiều gia vị vào trong cháo của trẻ rất có khả năng làm cho trẻ khó tiêu, gây đau bụng và tạo ra áp lực lớn cho dạ dày của bé.

Không những vậy, việc nêm nhiều gia vị nặng, cũng như nấu cháo cho trẻ với vị mặn còn gây hại cho thận nữa vì chúng phải làm việc quá sức.

HoiBenh.vn-nau-chao-sai-cach-khien-con-suy-dinh-duong-body-2
Không nên nấu cháo quá mặn cho trẻ

Dùng nước xương hầm để nấu cháo

Rất nhiều bà mẹ nghĩ rằng, nước hầm xương là rất tốt, cho nên đã dùng loại nước này để làm nước nấu cháo cho con, tuy nhiên suy nghĩ này lại không đúng.

Trong nước hầm xương có rất nhiều nitơ và chất béo, ít đạm và ít canxi. Nước hầm xương tuy tạo cảm giác ngon miệng nhưng thực chất lại không mang nhiều dinh dưỡng, không những vậy còn rất dễ gây khó tiêu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

Đối với trẻ 8 tháng tuổi trở lên thì bạn có thể bắt đầu dùng nước hầm xương nấu cháo xen kẽ với các món ăn khác, với mục đích tạo hương vị thơm ngon và ngọt nước cháo cho bé.

Bạn có thể dùng xương hom, xương sườn... để nấu nước cho đỡ bị mỡ. Khi đun nhớ mở vung và hớt bọt thường xuyên.

Khi nấu cháo bằng nước hầm xương thì mẹ nên cho cả phần thịt băm nhỏ vào để tăng thêm chất dinh dưỡng cho bé. 1 tuần mẹ chỉ nên thực hiện nấu cháo với nước hầm xương 2 lần để đổi khẩu vị mà thôi.

Không cho dầu ăn vào cháo

Dầu ăn cho bé (bao gồm dầu thực vật và dầu cá) nhằm cung cấp chất béo cho bé. Đây là một nhóm dinh dưỡng rất quan trọng, đóng vai trò cung cấp chất năng lượng cho các hoạt động của trẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hấp thụ các vitamin, thúc đẩy quá trình chuyển hóa...

Theo như Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu – Trưởng khoa Dinh dưỡng bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết: “ Việc cho dầu ăn vào cháo, bột của trẻ là bắt buộc chứ không phải là nên hay không nên. Dầu ăn giúp trẻ phát triển, tăng cân, nếu trong chế độ ăn của trẻ mà không có dầu ăn thì nguy cơ sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng.”

Vì vậy, với mỗi lần nấu cháo cho con, mẹ hãy thêm một chút dầu ăn vào để kích thích tiêu hóa cũng như bổ sung thêm các chất sự phát triển của bé yêu.

HoiBenh.vn-nau-chao-sai-cach-khien-con-suy-dinh-duong-body-3
Mẹ hãy thêm một chút dầu ăn vào để kích thích tiêu hóa

Nấu một nồi cháo to ăn cả ngày

Do công việc bận rộn nên nhiều bà mẹ lựa chọn phương pháp nấu một nồi cháo rồi cho con ăn cả ngày. Nhưng bạn có biết rằng, cháo sẽ mất dần dinh dưỡng trong quá trình bảo quản. Nên việc nấu cháo để cho trẻ ăn cả ngày là không nên.

Trong điều kiện nhiệt độ phòng, nếu vào mùa nóng, thì cháo sẽ có dấu hiệu ôi thiu sau 2 tiếng. Còn nếu bảo quản ở ngăn mát của tủ lạnh thì thời gian sẽ là 3 tiếng, tuy nhiên cũng chỉ là hạn chế được phần nào sự phát triển của các vi khuẩn mà thôi. Các bà mẹ hãy hết sức lưu ý về vấn đề này, tránh để tình trạng cho con ăn phải cháo đã bị ôi.

Mẹ cũng nên thường xuyên đổi vị cháo cho trẻ, không nên cho trẻ ăn liên tục một vị cháo trong một thời gian dài, tránh trường hợp gây nhàm chán cho bữa ăn của trẻ, cũng như không cân bằng được lượng dinh dưỡng cung cấp cho con yêu.

Biện pháp phục hồi trẻ suy dinh dưỡng

HoiBenh.vn-nau-chao-sai-cach-khien-con-suy-dinh-duong-body-4
Biện pháp phục hồi cho trẻ suy dinh dưỡng

Đối với các bậc phụ huynh thì vấn đề trẻ suy dinh dưỡng luôn là mối lo hàng đầu và luôn đi tìm cách để chữa suy dinh dưỡng cho trẻ.

Suy dinh dưỡng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng nguyên nhân chủ yếu và gặp nhiều nhất đó là do chế độ dinh dưỡng không phù hợp.

Biện pháp phục hồi cho trẻ suy dinh dưỡng:

  • Tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho trẻ thông qua khẩu phần ăn. Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ các nhóm dưỡng chất.
  • Bữa ăn phải có đầy đủ: thịt, cá, rau xanh, hải sản... và được chế biến thành nhiều dạng.
  • Cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày, số lượng tăng dần.
  • Chú ý bổ sung các vitamin và khoáng chất cho trẻ, cho trẻ ăn nhiều rau xanh cũng như hoa quả tươi sạch.
  • Tạo cảm giác thèm ăn cho trẻ: chế biến thức ăn dưới nhiều dạng khác nhau, thay đổi mới ăn hằng ngày.
  • Có thể sử dụng phương pháp “ tô màu bát bột” để kích thích bé hứng thú với mỗi giờ cho ăn.
  • Cho trẻ hoạt động vui chơi ngoài trời một cách hợp lý, tốt nhất là vào lúc sáng sớm để hấp thụ được vitamin D.
  • Nếu các phương pháp tại nhà không mang lại hiệu quả cho bé, thì bạn có thể đến gặp các bác sĩ, chuyên gia tư vấn dinh dưỡng để nhận được lời khuyên phù hợp nhất.

Xem thêm:

  • Chế độ ăn cho bé suy dinh dưỡng
  • Bí quyết để bé "thoát" suy dinh dưỡng
  • Nhận biết dấu hiệu con bị suy dinh dưỡng