Nâng xoang trong cấy ghép Implant là gì?

Nâng xoang, cấy ghép xương... là những phẫu thuật thường được chỉ định trước khi cấy ghép Implant vì lý do nào đó ở vùng xương hàm. Ở bài viết này, HoiBenh sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn kỹ thuật nâng xoang trong cấy ghép Implant là gì cũng như các vấn đề xoay quanh kỹ thuật này.

Nâng xoang trong cấy ghép Implant là gì? Nâng xoang trong cấy ghép Implant là gì?

Nâng xoang, cấy ghép xương... là những phẫu thuật thường được chỉ định trước khi cấy ghép Implant vì lý do nào đó ở vùng xương hàm. Ở bài viết này, HoiBenh sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn kỹ thuật nâng xoang trong cấy ghép Implant là gì cũng như các vấn đề xoay quanh kỹ thuật này.

Thế nào là nâng xoang trong cấy ghép Implant?

vicare.vn-nang-xoang-trong-cay-ghep-implant-la-gi-body-1

Trước khi tìm hiểu về phẫu thuật này, bạn cần phải biết xoang hàm trên là gì.

Theo các bác sỹ, xoang hàm trên là vùng xoang lớn nhất trong tất cả loại xoang và nằm ở vị trí giữa đầu – mũi, kéo dài từ răng số 4 đến răng số 8 trên cung hàm. Khi răng hàm ở phía trên không bị mất, vùng xoang hàm này vẫn sẽ giữ đúng vị trí của mình.

Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó mà hàm trên mất đi 1 hay một vài chiếc răng, xoang hàm sẽ dần mở rộng hơn và bắt đầu phá hủy xương hàm từ bên trong. Việc này sẽ làm cung hàm bất ổn định, gây khó khăn cho quá trình cấy ghép Implant.

Vì lý do này, phẫu thuật nâng xoang trong cấy ghép Implant kết hợp với cấy ghép xương ra đời nhằm đảm bảo xương hàm có đầy đủ điều kiện để nâng đỡ trụ Implant một cách chắc chắn và hạn chế biến chứng xảy ra.

Đối tượng nào nên thực hiện nâng xoang trước khi cấy ghép răng Implant?

  • Mất răng hàm trên trong thời gian lâu ngày, khiến xương hàm trên tiêu biến dần.
  • Xương hàm mỏng và không đủ điều kiện để đảm bảo tính bền vững của trụ Implant trên cung hàm
  • Răng đã bị nhổ bỏ do nhiễm trùng, do sâu răng hoặc do nha chu ở mức độ nặng.
  • Đã đeo hàm giả tháo lắp hoặc làm cầu răng sứ nhiều năm, hiện tại đang bị tình trạng tiêu xương.

Nâng xoang chống chỉ định với những đối tượng nào?

  • Đối tượng có xoang không khỏe mạnh: khi xoang hoạt động không tốt, có bất thường... việc nâng xoang sẽ tạo điều kiện gây ra tích tụ niêm dịch, viêm xoang cấp tính, bội nhiễm...
  • Xoang có bất thường trong quá trình khám: có dị vật, có tổn thương...

Tổng hợp các kỹ thuật nâng xoang trong cấy ghép Implant

Ngày nay, hầu hết các bệnh viện và trung tâm nha khoa đều áp dụng 2 kỹ thuật chính trong nâng xoang là: nâng xoang kín và nâng xoang hở. Tùy theo các mục đích và điều kiện, tình trạng bệnh nhân... mà các bác sỹ sẽ có lựa chọn phù hợp.

Thế nào là nâng xoang kín?

Nâng xoang kín là kỹ thuật được tiến hành thông qua lỗ cấy Implant và phương pháp này đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận rất cao của các bác sỹ phẫu thuật.

Quy trình nâng xoang kín:

  • Đầu tiên, bác sỹ sẽ tạo ra một lỗ trống để đặt chân Implant.
  • Tiếp đó, bác sỹ sẽ áp dụng các dụng cụ nâng khoang chuyên dụng trong nha khoa nhằm bóc tách màng xoang ra khỏi đáy xoang.
  • Cuối cùng, xương nhân tạo sẽ được các bác sỹ khéo léo luồn qua lỗ này, đồng thời đặt chân Implant ngay sau thời điểm đó.

Ưu nhược điểm của phương pháp nâng xoang kín:

  • Về ưu điểm: phương pháp ít gây xâm lấn nhiều lần đến bệnh nhân, vì vậy đảm bảo hạn chế tình trạng sưng đau sau phẫu thuật.
  • Về nhược điểm: đòi hỏi bác sỹ phải có tay nghề và chuyên môn cao mới có thể thực hiện thành công ca phẫu thuật.

Tìm hiểu về nâng xoang hở

Kỹ thuật nâng xoang hở còn có tên gọi khác là nâng xoang bằng cửa sổ bên, được áp dụng nhiều trong các trường hợp:

  • Bệnh nhân bị thiếu hổng xương mức độ cao.
  • Đáy xoang gồ ghề, xơ dính.
  • Màng xoang có dị vật hoặc có dịch trong xoang...

Quy trình nâng xoang hở:

  • Đầu tiên, bác sỹ sẽ lật và mở rộng vạt lời nhằm tiếp cận đến vùng trước xoang hàm.
  • Tiếp đó, bộ dụng cụ phẫu thuật nâng xoang chuyên dụng sẽ được bác sỹ sử dụng để đục 1 lỗ có đường kính khoảng 10mm.
  • Sau khi bóc màng xoang qua “cửa sổ” này, bác sỹ sẽ nâng đáy xoang và từ từ đưa xương nhân tạo vào phía đáy xong, khâu kín lại.

Ưu nhược điểm của phương pháp nâng xoang hở:

  • Về ưu điểm: khá dễ thao tác và kiểm soát, không yêu cầu độ phức tạp cao trong phẫu thuật.
  • Về nhược điểm: có mức độ xâm lấn trên phạm vi rộng, vì thế dễ gây đau nhức dữ dội sau phẫu thuật cho bệnh nhân. Ngoài ra, phía thành trước xoang khi bị xâm lấn sẽ gây ảnh hưởng đến máu đến đây, vì vậy khiến quá trình hồi phục kéo dài. Nâng xoang hở rất ít được sử dụng trong cuộc sống ngày nay.
vicare.vn-nang-xoang-trong-cay-ghep-implant-la-gi-body-2

Những chú ý cần nhớ sau khi nâng xoang trong cấy ghép Implant

Sau khi phẫu thuật, toàn bộ vùng xoang và xương hàm cần một thời gian ít nhất 6 tháng trở lên để ổn định hoàn toàn. Vì vậy, bạn cần phải chú ý những điểm sau để đảm bảo quá trình hồi phục là nhanh nhất:

  • Không sử dụng ống hút khi uống nước và không khạc nhổ, điều này sẽ gây ra lực nhất định trong khoang miệng, ảnh hưởng xấu đến việc hồi phục. Tương tự như vậy, hút thuốc lá cũng là điều kiêng kỵ sau nâng xoang. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế hắt hơi.
  • Không nên chải răng ở khu vực phẫu thuật trong vòng ít nhất 3 ngày đầu để tránh tổn thương.
  • Hạn chế làm các công việc cần đến hoạt động của mũi, ví dụ như vận động mạnh gây thở gấp, thổi một thứ gì đó... hoặc di chuyển bằng đường hàng không – áp suất trên cao cũng sẽ gây hệ quả tiêu cực đến vùng xoang vừa nâng.

Có thể thấy, nâng xoang trong cấy ghép Implant là một phẫu thuật quan trọng nhằm giúp bệnh nhân hồi phục xoang và xương hàm khỏe mạnh. Chính 2 yếu tố này sẽ tăng khả năng cấy ghép răng Implant thành công, đem lại cho bạn hiệu quả phục hình cao nhất.

Xem thêm:

  • Cấy ghép răng implant có đau không?
  • Ghép xương cấy Implant có đau không?
  • Trồng răng Implant giá bao nhiêu?