Nâng ngực rồi có cho con bú được không?
Tình trạng ngực chảy xệ, ngực teo nhỏ, ngực chùng nhão sau sinh là những vấn đề khiến nhiều bà mẹ bỉm sữa đau đầu. Phẫu thuật nâng ngực ra đời giúp chị em nhanh chóng tìm lại vòng ngực của thời "thanh xuân", thế nhưng sau khi phẫu thuật, chị em thường lo lắng: nâng ngực rồi có cho con bú được không?
Nâng ngực rồi có cho con bú được không?
Tình trạng ngực chảy xệ, ngực teo nhỏ, ngực chùng nhão sau sinh là những vấn đề khiến nhiều bà mẹ bỉm sữa đau đầu. Phẫu thuật nâng ngực ra đời giúp chị em nhanh chóng tìm lại vòng ngực của thời "thanh xuân", thế nhưng sau khi phẫu thuật, chị em thường lo lắng: Nâng ngực rồi có cho con bú được không? Hãy để HoiBenh giảm bớt nỗi lo âu của chị em về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Các ý kiến của chuyên gia về vấn đề nâng ngực rồi có cho con bú được không?
Đại tá, BS CKII Bạch Quang Tuyến, nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật tạo hình Thẩm mỹ - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, có rất nhiều chị em chia sẻ về lo lắng, liệu nâng ngực rồi có cho con bú được không. Bác sĩ Tuyến khẳng định chắc chắn rằng việc nâng ngực không ảnh hưởng gì đến việc tiết sữa của mẹ bỉm sữa.
Có thể hiểu như sau: Tuyến sữa không nằm rải rác ở trong toàn bộ bầu vú của người phụ nữ mà nằm tập trung thành một bánh và được gọi theo một cách đơn giản là bánh sữa. Trong bánh sữa có rất nhiều ống tuyến nhỏ rồi tập trung vào một vài ống tuyến lớn, sau đó sẽ đổ vào đầu vú. Do vậy khi áp kỹ thuật đặt túi độn ngực cho chị em phụ nữ, các bác sĩ có thể tiến hành đưa vào bằng nhiều đường và đặt túi ở nhiều vị trí khác nhau. Nhưng các vị trí được đặt túi độn là ở dưới tuyến sữa của chị em (ví dụ có thể đặt trên cơ hoặc dưới cơ là những bình diện phổ thông). Do vậy, không gây nguy hiểm gì. Vì vậy, câu trả lời cho vấn đề nâng ngực rồi có cho con bú được không là hoàn toàn có thể.
Ngoài ra, PGS.TS Trần Thiết Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật - Tạo hình, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội cũng cho biết: “Nỗi lo nâng ngực rồi có cho con bú được không là hoàn toàn có cơ sở. Bởi, quá trình nâng ngực sẽ phụ thuộc vào kỹ thuật của bác sĩ có làm ảnh hưởng đến chức năng tuyến vú hay việc tiết ra sữa của mẹ bầu khi có con hay không. Với phương pháp phẫu thuật đặt túi ngực sau cơ để nâng ngực sẽ không làm ảnh hưởng gì đến chức năng tiết sữa của tuyến vú. Ngoài ra, nếu dùng biện pháp nâng ngực bằng bơm mỡ tự thân sẽ không ảnh hưởng gì đến chức năng tuyến vú hay việc tiết sữa khi có con”.
Vì vậy, với hai ý kiến trên của các chuyên gia, các mẹ bầu có thể yên tâm về nâng ngực rồi có cho con bú được không rồi nhé. Câu trả lời là hoàn toàn có thể, bởi việc nâng ngực, nếu đúng kỹ thuật thì không ảnh hưởng gì tới tuyến sữa.
Một số vấn đề mà mẹ sau sinh có thể gặp phải sau khi nâng ngực
Bên cạnh vấn đề nâng ngực rồi có cho con bú được không thì dưới đây là những vấn đề mà bà mẹ bỉm sữa có thể phải đương đầu sau khi tiến hành phẫu thuật núi đôi:
- Độ nhạy của núm vú: Nếu ngực của mẹ bầu đã được phẫu thuật mở rộng bằng cấy ghép silicon hoặc nước muối, núm vú của chị em có thể nhạy cảm nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường.
- Căng thẳng quá mức: Sau khi sinh em bé và tiến hành phẫu thuật, bạn có thể bị căng vú quá mức khi sữa trở lại sau phẫu thuật, từ đó có thể gây ra đau dữ dội hơn, sốt và ớn lạnh.
- Rủi ro giảm lượng sữa sau phẫu thuật: Hầu hết các bà mẹ đều có thể sản xuất một số sữa sau phẫu thuật nâng ngực. Tuy nhiên, có một số bà mẹ không có nguồn sữa đầy đủ để nuôi dưỡng cho con. Vì vậy, chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để được tư vấn, xác định kế hoạch cho ăn tốt nhất cho bé.
Làm thế nào để tăng lượng sữa cho mẹ sau phẫu thuật nâng ngực?
Ngoài vấn đề nâng ngực rồi có cho con bú được không thì việc tăng được lượng sữa, cung cấp đủ thức ăn cho con sau khi phẫu thuật là vấn đề mà bất kì mẹ bầu nào cũng quan tâm. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho các bà mẹ bỉm sữa sau nâng ngực:
- Cho con bú rất thường xuyên, cứ sau 2 đến 3 giờ đồng hồ, cộng với sử dụng máy hút sữa sau mỗi lần cho ăn để giúp kích thích sản xuất sữa
- Sử dụng hệ thống trợ giúp sữa mẹ nếu bạn cần bổ sung cho bé. Nếu bạn không muốn bổ sung bằng sữa công thức, hãy nói chuyện với bác sĩ của bé về việc sử dụng sữa từ các bà mẹ khác hiến tặng từ ngân hàng sữa mẹ.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các loại thảo mộc để giúp tăng nguồn sữa của bạn .
- Cứ tiếp tục cho con bú cho dù là lượng sữa tiết ra từ bầu vú mới là rất ít đi chăng nữa. Bởi vì ngay cả một lượng nhỏ sữa mẹ cũng sẽ cung cấp cho em bé của bạn nhiều lợi ích về sức khỏe, hơn thế nữa là mối liên kết cảm xúc và sự an toàn từ việc cho con bú là rất cần thiết cho sau này.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất chính là sự bàn bạc, thấu hiểu kĩ lưỡng về mong muốn của bạn trước khi phẫu thuật với bác sĩ. Hãy cho bác sĩ biết nguyện vọng của mình là bảo tồn càng nhiều mô sữa, ống dẫn sữa và dây thần kinh quanh núm vú và quầng vú của bạn càng tốt để không còn nỗi lo nâng ngực rồi có cho con bú được không.
Xem thêm:
- Phẫu thuật nâng ngực có ảnh hưởng tới việc cho con bú không?
- Nâng ngực nội soi giá bao nhiêu tiền?
- Nâng ngực chảy xệ không cần phẫu thuật bí quyết cho các mẹ đã từng sinh đẻ