Nâng ngực có nguy cơ ung thư không?

Vừa qua, FDA có đưa ra một thông cáo báo chí về mối quan hệ giữa nâng ngực và ung thư vú khiến chị em phụ nữ băn khoăn và lo lắng về độ an toàn của phương pháp này. Vậy thực hư chuyện nâng ngực có nguy cơ ung thư là như thế nào? Bài viết dưới đây của HoiBenh sẽ giải đáp vấn đề này một cách chi tiết.

Nâng ngực có nguy cơ ung thư không? Nâng ngực có nguy cơ ung thư không?

Vừa qua, FDA có đưa ra một thông cáo báo chí về mối quan hệ giữa nâng ngực và ung thư vú khiến chị em phụ nữ băn khoăn và lo lắng về độ an toàn của phương pháp này. Vậy thực hư chuyện nâng ngực có nguy cơ ung thư là như thế nào? Bài viết dưới đây của HoiBenh sẽ giải đáp vấn đề này một cách chi tiết.

Làm rõ thông tin của FDA cho rằng nâng ngực có nguy cơ ung thư

Vào tháng 3 năm 2017, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã ra thông cáo báo chí về một loại ung thư hiếm gặp gọi là u lympho tế bào lớn anaplastic liên quan đến cấy ghép vú (BIA-ALCL) - hay còn được gọi là ung thư Lympho ác tính tế bào khổng lồ, liên quan đến nâng ngực của phụ nữ sau khi tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ hoặc phẫu thuật tái tạo.

Chính thông cáo báo chí nào khiến nhiều chị em lo lắng đi tìm câu trả lời về vấn đề nâng ngực có nguy cơ ung thư không?

Giáo sư Jeffrey Kenkel - Chủ tịch Betty và Warren Woodward trong Phẫu thuật Thẩm mỹ và Chỉnh hình khuyến cáo rằng: Mặc dù BIA-ALCL có thể trở thành một căn bệnh nghiêm trọng, nhưng tỷ lệ mắc BIA-ALCL rất hiếm. Một trong 30.000 phụ nữ với cấy ghép vú bề mặt có kết cấu mới có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. FDA đã báo cáo rằng có đến 359 trường hợp BIA-ALCL tại Hoa Kỳ tính đến ngày 1 tháng 2 năm 2017 và 9 phụ nữ đã chết vì căn bệnh này.

Nhưng cấy ghép vú (nâng ngực) là an toàn. Trên thực tế, cấy ghép vú là một trong những vấn đề được nghiên cứu nhiều nhất trong y học. Và BIA-ALCL dường như chỉ được liên kết với cấy ghép vú bề mặt có kết cấu và chiếm một số lượng nhỏ trong các ca phẫu thuật.

Theo GS.TS Thiết Sơn - Trưởng bộ môn phẫu thuật tạo hình Đại học Y Hà Nội, Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, sự thực là ung thư Lympho ác tính tế bào khổng lồ chỉ liên quan đến túi nhám kích thước lớn. Cấu trúc vỏ túi này được sử dụng tạo túi giọt nước, không liên quan đến túi Allergan vỏ vi nhám, túi tròn, những loại được sử dụng phổ biến hơn ở Việt Nam trong hơn 10 năm qua.

Theo ThS Nguyễn Minh Nghĩa - giảng viên bộ môn Phẫu thuật - Tạo hình, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, loại ung thư này có tỉ lệ cực thấp, có thể gặp ở trên cả bệnh nhân đặt túi trong nâng ngực thẩm mỹ và tái tạo ngực sau cắt bỏ ung thư. Thời gian xuất hiện bệnh là trung bình khoảng 10 năm sau khi đặt túi.

Như vậy, có thể tổng kết lại rằng, nâng ngực có thể gây nguy cơ ung thư lympho ác tính tế bào khổng lồ nhưng tỉ lệ rất nhỏ, và chỉ nằm ở những trường hợp phẫu thuật với túi nhám kích thước lớn, để tạo hình túi giọt nước.

HoiBenh.vn-nang-nguc-co-nguy-co-ung-thu-khong-body-2
Nâng ngực có thể gây nguy cơ ung thư lympho ác tính tế bào khổng lồ nhưng tỉ lệ rất nhỏ

Vậy cần làm gì để hạn chế nguy cơ ung thư sau khi nâng ngực?

Nếu như phần trên đưa ra câu trả lời về vấn đề nâng ngực có nguy cơ ung thư không thì dưới đây sẽ giúp chị em hạn chế nguy cơ mắc ung thư vú sau khi nâng ngực.

  • Thứ nhất, hãy làm quen và thường xuyên để ý đến bộ ngực mới của bạn.

Trong khoảng 90% trường hợp ung thư vú, phụ nữ tự tìm thấy một khối u vú. Vì vậy, hãy tự kiểm tra ngực của bạn thường xuyên - đây là một trong những cách tốt nhất để phát hiện sớm ung thư vú.

Hãy cho cơ thể một khoảng thời gian để làm quen với núi đôi mới vì chúng sẽ có kết cấu khác với bộ ngực tự nhiên. Đôi khi chúng sẽ có những nếp gấp có thể nhận thấy. Thực tế cho thấy, phụ nữ sau khi nâng ngực đôi khi thậm chí có thể nhận thấy những thay đổi dễ dàng hơn so với phụ nữ không phẫu thuật thẩm mỹ vùng núi đôi. Nâng ngực có xu hướng đẩy các mô vú tự nhiên đến gần bề mặt của vú, làm cho khối u dễ cảm nhận hơn.

  • Thứ hai, thực hiện thêm các sàng lọc, có tính định kì hơn.

Hầu hết phụ nữ, bao gồm cả những người nâng ngực, nên bắt đầu chụp X-quang tuyến vú hàng năm ở tuổi 40.

Đối với việc chụp X-quang tuyến vú, hình ảnh được thu thập bằng cách làm phẳng vú giữa hai đĩa chụp quang tuyến vú. Nâng ngực có thể cản trở việc làm phẳng này và gây khó khăn cho việc nhìn rõ vú. Vì vậy, chị em có thể cần phải thực hiện nhiều bước chẩn đoán chuyên sâu hơn.

Các chuyên gia y tế khuyên rằng, chị em nên chụp X-quang tuyến vú trước và trong vòng một năm sau khi tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực. Các kết quả, theo dõi tuyến vú từ sau khi phẫu thuật nếu được thực hiện định kì và có kế hoạch sẽ thành cơ sở cho các xét nghiệm trong tương lai, giúp bạn cũng như bác sĩ dễ dàng nhận ra các nguy cơ về sức khỏe một cách sớm nhất, trong đó có khả năng nâng ngực có nguy cơ ung thư không.

  • Cuối cùng, hãy duy trì lịch tái khám và trao đổi thông tin với bác sĩ của mình.

Khi quyết định cấy ghép vú, điều quan trọng là phải biết về các biến chứng có thể xảy ra, trong đó có khả năng nâng ngực có nguy cơ ung thư không. Hãy nhớ rằng nâng ngực không phải là sản phẩm suốt đời, chúng đòi hỏi cần được bảo trì và thay thế nếu cần thiết. Vì vậy chị em phụ nữ cần biết cách nhận biết các biến chứng phổ biến, cụ thể như nhiễm trùng, dịch chuyển cấy ghép và tích tụ mô sẹo. Từ đó cung cấp thông tin cho bác sĩ của mình để đưa ra quyết định tốt nhất cho cơ thể của phái đẹp.

Xem thêm:

  • 3 địa chỉ uy tín sử dụng phương pháp nâng ngực Y-line
  • Tìm hiểu về phương pháp phẫu thuật nâng ngực
  • Nguy cơ ung thư do phẫu thuật nâng ngực!