Nâng mũi có được ăn thịt dê không?

Nâng mũi là giải pháp làm đẹp được chị em phụ nữ lựa chọn phổ biến trong thời gian qua. Sau khi hoàn tất quá trình nâng mũi, chị em thường phải kiêng sử dụng một số loại thực phẩm nhất định, giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn. Vậy liệu rằng sau nâng mũi có được ăn thịt dê không?

Nâng mũi có được ăn thịt dê không? Nâng mũi có được ăn thịt dê không?

Sau khi tiến hành nâng mũi, việc sử dụng thực phẩm thế nào là điều cần được quan tâm, chú ý. Điều này tác động lớn đến quá trình hồi phục của mũi, mang lại cho chị em dáng mũi hoàn chỉnh như ý. Một trong số đó, thịt dê có phải là loại thực phẩm cần tránh hay không.

Nâng mũi có được ăn thịt dê không?

Thịt dê là một trong những món ăn khoái khẩu của nhiều chị em phụ nữ. Xét về mặt dinh dưỡng, loại thịt này hứa hẹn mang đến rất nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, với những người vừa trải qua quá trình nâng mũi, đây là loại thực phẩm cần phải tránh xa tuyệt đối.

Điều này bởi lẽ thịt dê vốn mang tính nóng, ngọt. Khi nâng mũi, trên khuôn mặt của người thực hiện thường xuất hiện vết thương hở nhỏ. Đặc biệt ở thời gian đầu thực hiện, mũi và chất độn chưa thực sự kết nối với nhau. Do đó, nếu ăn thịt dê có thể gây viêm, nhiễm trùng vùng mũi cũng như khiến vùng mũi lâu lành và dễ bị sẹo.

vicare.vn-nang-mui-co-duoc-an-thit-de-khong-body-1

Sau nâng mũi xong nên kiêng thịt dê bao lâu?

Bạn không nên sử dụng thịt dê trong vòng 1 tháng sau nâng mũi. Đây là khoảng thời gian “nhạy cảm”, là khi mũi đang vào form chuẩn cũng như vùng mũi vừa nâng đang lên da non.

Sau khoảng 1 tháng, các bạn nên tái khám tại các thẩm mỹ viện. Nếu bác sĩ chẩn đoán tình trạng mũi của bạn đã hoàn toàn hồi phục. Lúc này, bạn có thể sử dụng thịt dê theo ý muốn của mình.

Một số thực phẩm khác cần kiêng sau nâng mũi

Với câu hỏi nâng mũi có được ăn thịt dê không, các bạn đã tìm được câu trả lời cho bản thân mình. Tuy nhiên liệu rằng sau nâng mũi, bạn còn cần kiêng sử dụng những loại thực phẩm nào để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra tốt nhất?

  • Tránh dùng các loại thủy hải sản bởi chúng có thể khiến vết thương vùng mũi lâu hồi phục. Đồng thời, bạn có thể cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu tại vị trí này.
  • Các loại thịt đỏ như thịt bò, trâu, cừu... cũng cần kiêng để tránh gây sẹo thâm.
  • Một số món ăn làm từ đồ nếp hay thịt gà cũng không thích hợp cho người vừa tiến hành nâng mũi. Chúng sẽ khiến vết thương bị sưng, mưng mủ, ảnh hưởng đến quá trình lên da non của vết thương.
  • Không ăn rau muống do thực phẩm này để lại sẹo lồi sau thẩm mỹ nâng mũi.

Ngoài danh sách các loại thực phẩm nói trên, các bạn cũng cần tránh sử dụng đồ uống có tính kích thích như rượu, bia... Các loại gia vị cay, nóng như hành, tỏi, ớt,... hoặc các món ăn lên men như dưa chua, nem chua...

vicare.vn-nang-mui-co-duoc-an-thit-de-khong-body-2
Kiêng rau muống để tránh bị sẹo lồi

Sau nâng mũi nên ăn gì để vết thương nhanh hồi phục?

Ngoài việc không sử dụng thịt dê và các loại thực phẩm nói trên. Những người vừa thực hiện nâng mũi cần bổ sung các loại thực phẩm sau đây để tăng sức đề kháng, giúp vùng mũi mau chóng phục hồi.

  • Bạn nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh. Các loại rau, hoa quả đặc biệt tốt cho người sau nâng mũi gồm rau cải, súp lơ xanh, rau chân vịt, cà chua, quả bơ,...
  • Uống nhiều nước để giúp quá trình hồi phục vết thương diễn ra nhanh hơn.
  • Các bạn cũng đừng quên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tái khám đúng lịch hẹn

Xem thêm:

  • Những điều bạn nên biết khi nâng mũi S-line
  • Nâng mũi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?
  • Nâng mũi không phẫu thuật dáng mũi có tự nhiên không?