Nâng mũi cấu trúc là gì?
Nâng mũi cấu trúc là phương pháp thẩm mỹ được các tín đồ làm đẹp rất ưa chuộng thời gian gần đây. Vậy phẫu thuật nâng mũi cấu trúc là gì, có phức tạp không, quy trình thực hiện như thế nào? Có lưu ý gì đặc biệt khi muốn sử dụng kỹ thuật làm đẹp này hay không?
Nâng mũi cấu trúc là gì?
Nâng mũi cấu trúc là phương pháp thẩm mỹ được các tín đồ làm đẹp rất ưa chuộng thời gian gần đây. Vậy phẫu thuật nâng mũi cấu trúc là gì, có phức tạp không, quy trình thực hiện như thế nào? Có lưu ý gì đặc biệt khi muốn sử dụng kỹ thuật làm đẹp này hay không?
1. Thế nào là nâng mũi cấu trúc?
Nâng mũi cấu trúc là phương pháp can thiệp tổng thể các khuyết điểm trên toàn bộ mũi: sử dụng sụn nhân tạo để dựng sóng mũi, sụn tự thân bọc đầu mũi và chỉnh sửa cấu trúc xương mũi dựa vào vách ngăn.
Nhờ khả năng chỉnh sửa cấu trúc mũi, phương pháp này mang đến cho bạn dáng mũi lượn nhẹ chữ S (còn có tên gọi khác là nâng mũi S Line). Độ cao sóng mũi vừa phải hợp với khuôn mặt người Á Đông, rất thon gọn và thanh thoát.
Bằng sự kết hợp giữa sụn tự thân và sụn nhân tạo, mũi sau khi phẫu thuật sẽ đạt được vẻ đẹp tự nhiên rất cao.
- Sụn nhân tạo: Sóng sụn là chất liệu silicon dẻo, với nhiều size dáng phù hợp với độ cao của từng chiếc mũi. Công nghệ nâng mũi cấu trúc có thể nâng cao 2/3 sóng mũi bằng loại sụn mềm này.
- Sụn tự thân: Lấy từ sụn tai, sụn vách ngăn mũi hoặc sụn sườn của người muốn phẫu thuật mũi. Sụn này có độ tương thích cao với cơ thể của chính người làm phẫu thuật, được dùng để điều chỉnh 1/3 đầu mũi, dựng vách ngăn và bảo vệ đầu mũi tránh khỏi biến chứng mũi tụt sóng.
2. Những ai phù hợp với nâng mũi cấu trúc
Có thể nói trong tất cả các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ, thì phương pháp nâng mũi cấu trúc chính là kĩ thuật đỉnh cao của nâng mũi hiện đại và an toàn cho người thực hiện.
Nâng mũi cấu trúc có thể thiết lập lại toàn bộ dáng mũi từ đầu mũi, sóng mũi, cánh mũi, lỗ mũi cho đến vách ngăn mũi bị lệch. Và ngay sau khi thẩm mỹ, dáng mũi của bạn đã có dáng S Line đẹp mềm mại như mong đợi.
Những người nào có thể dùng phương pháp nâng mũi cấu trúc để cải thiện dáng mũi?
- Những người trên 18 tuổi
- Những người có sống mũi thấp tẹt muốn nâng cao
- Những người mũi gồ, mũi vẹo vách ngăn, đầu mũi – cánh mũi thô, to... dáng mũi có nhiều khuyết điểm
- Những người mũi hớt, muốn có dáng mũi S line
- Người từng thẩm mỹ mũi nhưng chưa hài lòng với dáng mũi sau thẩm mỹ
- Người bị hỏng mũi cho tai nạn hoặc thẩm mỹ không thành công
Những trường hợp không phù hợp với phương pháp nâng mũi cấu trúc
- Phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang trong kì kinh nguyệt
- Người có tiền sử hoặc đang điều trị các bệnh về đường tim mạch, huyết áp, tâm lý, tiểu đường...
3. Ưu điểm nổi bật của phương pháp nâng mũi cấu trúc
So với các kỹ thuật nâng mũi truyền thống, thì nâng mũi cấu trúc có nhiều ưu điểm vượt trội hơn nên nhanh chóng trở thành trào lưu làm đẹp được ưa chuộng, không chỉ ở nữ giới mà còn có cả phái mạnh. Những ưu điểm của nó có thể kể đến như:
- Tái lập cấu trúc mũi
Nâng mũi cấu trúc là phương pháp sử dụng kỹ thuật bóc tách toàn diện cấu trúc mũi. Bằng tay nghề khéo léo và dày dặn kinh nghiệm của mình bác sĩ sẽ dùng kỹ thuật cấu trúc chia chiếc mũi làm 2 phần và xử lý can thiệp hiệu quả.
Theo đó, 1/3 đầu mũi ứng dụng sụn tự thân bao bọc toàn diện, 2/3 phần sóng mũi dùng sụn nhân tạo nâng cao tự nhiên. Ngoài ra, phần đầu, cánh và xương mũi sẽ được tái cấu trúc theo một tiêu chuẩn thẩm mỹ riêng để có được vẻ ngoài cân đối phù hợp cho từng khách hàng.
- Chỉnh sửa dáng mũi hỏng
Không chỉ can thiệp nâng mũi, phương pháp cấu trúc còn góp phần tái phẫu thuật chỉnh hình lại cho những chiếc mũi bị hỏng do tai nạn, hoặc đã trải qua chỉnh sửa trước đó mà không thành công.
Trước khi thực hiện, các bác sĩ - chuyên gia thẩm mỹ sẽ xác định nguyên nhân dáng mũi bị hỏng do đâu. Từ đó, mới tiến hành bóc tách toàn diện khoang mũi và loại bỏ sụn kém chất lượng ra khỏi vị trí, tái lập dáng mũi mới an toàn trên nguyên tắc thẩm mỹ. Nhờ đó, những chiếc mũi hỏng và biến chứng sẽ được chỉnh sửa hiệu quả với kỹ thuật nâng mũi cấu trúc.
- Phù hợp với nhiều cơ địa
So với các kỹ thuật cũ chỉ chú trọng can thiệp vào một đối tượng nhất định, thì kỹ thuật mũi cấu trúc nâng cấp hơn, phù hợp với nhiều cơ địa khác nhau. Những người có chiếc mũi thấp, da đầu mũi mỏng, mũi biến chứng, dị ứng với chất liệu sụn nhân tạo... có thể áp dụng phương pháp này để nâng cao tính thẩm mỹ.
Nâng mũi cấu trúc hiện nay đã trở thành lựa chọn an toàn cho nhiều người. Ứng dụng kỹ thuật hiện đại, kết hợp với sụn tự thân bao bọc đầu mũi, sụn nhân tạo chất lượng nâng cao sóng mũi, phương pháp nâng mũi cấu trúc đem đến dáng mũi đẹp, độ an toàn cao và không tồn tại biến chứng.
- Duy trì dáng mũi lâu
Dáng mũi đẹp, giữ được dáng lâu dài là một trong những ưu điểm của nâng mũi cấu trúc. Phương pháp này giúp dáng mũi sau khi nâng có kết quả thẩm mỹ cao, độ bền kéo dài.
Với nhiều ưu điểm khác biệt như trên nâng mũi cấu trúc trở thành công nghệ làm đẹp được lựa chọn nhiều thời gian qua.
4. Nâng mũi cấu trúc có an toàn và chi phí khoảng bao nhiêu?
Phương pháp nâng mũi cấu trúc hiện nay là kỹ thuật kết hợp sụn tự thân và sụn nhân tạo. Và sụn tự thân được lấy từ chính cơ thể sẽ đảm bảo độ tương thích cao, không gây dị ứng hoặc đào thải và không gây biến chứng bóng đỏ đầu mũi, lộ sóng mũi so với những phương pháp nâng mũi thông thường trước đây.
Trên thực tế, nâng mũi cấu trúc có mức giá cao hơn những phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, điều này cũng dễ hiểu vì đây là công nghệ ưu việt, đảm bảo dáng mũi đẹp, giữ được lâu dài. Đồng thời hạn chế được những biến chứng thường thấy khi nâng mũi như lộ sóng mũi, bóng đỏ đầu mũi...
5. Quy trình nâng mũi cấu trúc được thực hiện như thế nào?
- Bước 1: Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa: Khách hàng sẽ được bác sĩ chuyên khoa mũi thăm khám và tư vấn. Tùy thuộc vào khuyết điểm, nguyện vọng của khách hàng mà bác sĩ sẽ tiến hành chọn lựa công nghệ nâng mũi phù hợp.
- Bước 2: Kiểm tra sức khỏe tổng quát: Bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các xét nghiệm quan trọng cho khách hàng. Khi xác định khách hàng đủ tiêu chuẩn về sức khỏe, ca phẫu thuật sẽ được tiến hành.
- Bước 3: Thực hiện nâng mũi: Sau khi gây mê, bác sĩ sẽ tiến hành lấy sụn nhân tạo nâng cao sóng mũi. Sau đó, dáng mũi sẽ được bóc tách toàn diện, bác sĩ đưa sụn tự thân vào để dựng trụ vách ngăn, nâng cao sóng.
Tiếp sau đó phần đầu mũi sẽ được can thiệp bằng sụn tự thân lấy từ tai để bao bọc. Cuối cùng, là khâu lại bằng chỉ thẩm mỹ chất lượng để không xuất hiện sẹo xấu.
- Bước 4: Nghỉ ngơi và theo dõi: Khách hàng nghỉ ngơi tại bệnh viện một đêm để bác sĩ theo dõi tình hình sức khỏe sau phẫu thuật.
- Bước 5: Tái khám sau phẫu thuật: Khách hàng tiến hành tái khám theo lịch của bác sĩ, sau khi cắt chỉ cần tuân thủ đúng những yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa.
6. Lưu ý chăm sóc sau phẫu thuật nâng mũi cấu trúc
Để có dáng mũi đẹp như mong đợi, việc chăm sóc sau phẫu thuật cũng vô cùng quan trọng. Do đó, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Trong 2 ngày đầu đầu tiên sau phẫu thuật, nên tích cực chườm lạnh để giảm vết bầm tím và tình trạng đau nhức.
- Tránh va chạm đến dáng mũi bằng việc tuyệt đối không lái xe, không nằm nghiêng
- Không chơi thể thao, kiêng tác động mạnh vào mũi để dáng mũi cố định
- Không để nước và bụi bẩn có cơ hội chạm vào vết thương ở mũi
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với nghỉ ngơi phục hồi
- Không sử dụng thực phẩm có thể gây sẹo hay kích ứng vết thương như hải sản, thịt bò
- Không tự ý tháo bỏ băng gạc mũi khi chưa có sự cho phép của bác sĩ
- Uống thuốc kháng viêm theo đơn bác sĩ kê
- Thực hiện tái khám và cắt chỉ theo đúng chỉ định
Sau khi tìm hiểu phương pháp nâng mũi cấu trúc là gì thì từ những thông tin trên bạn đã phần nào hiểu được về kỹ thuật này. Đây là kĩ thuật thẩm mỹ đang được ứng dụng rộng rãi tại Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Thái Lan... Và là một kĩ thuật tổng hợp của tất cả các kĩ thuật về phẫu thuật mũi hiện đại đem đến cho người được phẫu thuật một kết quả thẩm mỹ như ý, đẹp bền lâu và an toàn.
Xem thêm:
- Nâng mũi Sline ở đâu đẹp?
- Nâng mũi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?
- Hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật nâng mũi