Nâng mũi ăn hải sản có sao không?

Phẫu thuật nâng mũi là tiểu phẫu xâm lấn nhẹ. Sau nâng mũi để có dáng mũi đẹp, thanh tú, tự nhiên thì bạn cần phải kiêng rất nhiều trong chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt. Vậy nâng mũi ăn hải sản có sao không?

Nâng mũi ăn hải sản có sao không? Nâng mũi ăn hải sản có sao không?

Sau nâng mũi để có dáng mũi đẹp, thanh tú, tự nhiên thì bạn cần phải kiêng rất nhiều trong chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt. Vậy nâng mũi ăn hải sản có sao không?

Nâng mũi ăn hải sản có sao không?

Phẫu thuật nâng mũi là tiểu phẫu xâm lấn nhẹ. Bác sĩ sẽ đưa vật liệu sụn nâng mũi vào bên trong khoang mũi, tạo dáng mũi thanh thoát, phù hợp với tỉ lệ của gương mặt.

Sau khi nâng mũi, bạn sẽ thấy hiện tượng sưng bầm trong khoảng 7 ngày đầu tiên. Sau đó hiện tượng này sẽ giảm dần.

Để đảm bảo quá trình lành vết thương nhanh thì bạn cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, nhiều đạm, vitamin để phục hồi.

Và một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm đó là nâng mũi ăn hải sản có sao không? Hải sản bao gồm: Tôm, cua, cá, mực, đồ biển...

  • Thực tế nâng mũi tiểu phẫu, vết thương tuy nhỏ nhưng ăn hải sản sẽ tác động xấu đến vết thương. Làm chậm lại quá trình phục hồi sau nâng mũi, kết quả nâng mũi.
  • Hải sản rất giàu Protein, Canxi, khiến mạch máu bị co làm giảm sự cung cấp oxy đến các mô, vết thương lâu lành hơn. Dễ gây ra sẹo lồi, rất mất thẩm mỹ.
  • Ăn hải sản dễ gây ngộ độc, dị ứng ở những người có sức đề kháng yếu, cơ địa dễ dị ứng, dễ làm sưng, ngứa ngáy, ảnh hưởng đến dáng mũi, quá trình lành vết khâu sau phẫu thuật.
HoiBenh.vn-nang-mui-hai-san-co-sao-khong-body-2
Hải sản làm chậm lại quá trình phục hồi sau nâng mũi, kết quả nâng mũi

Nâng mũi phải kiêng hải sản trong bao lâu?

Để đảm bảo kết quả nâng mũi tốt nhất, dáng đẹp tự nhiên, thanh thoát cần phải kiêng hải sản ít nhất 1 tháng. Đến khi mũi lành hẳn, tái khám bác sĩ thông báo kết quả tốt bạn sẽ được ăn hải sản trở lại.

Những thực phẩm cần kiêng sau khi nâng mũi

Bên cạnh vấn đề nâng mũi ăn hải sản có sao không? Cần kiêng trong bao lâu thì bạn cũng cần phải kiêng những thực phẩm sau:

  • Rau muống, thịt bò... ít nhất trong 2 tuần sau khi nâng mũi, đến khi vết thương lành hẳn. Hai thực phẩm này rất dễ gây sẹo lồi sau khi nâng mũi.
  • Kiêng ăn các món ăn được chế biến từ gạo nếp như xôi, bánh chưng trong 30 ngày, thực phẩm này rất dễ gây mưng mủ, vết thương sưng tấy, khó lành miệng, ảnh hưởng đến định hình dáng mũi.
  • Kiêng ăn các loại thực phẩm khó tiêu hóa, đặc biệt các loại thức ăn đã lên men, thức ăn dễ gây dị ứng với cơ thể như ớt, hạt tiêu, mù tạt. Ăn thực phẩm này dễ có phản ứng hắt hơi, ảnh hưởng đến mũi, xoang.
  • Đồng thời, sau khi nâng mũi bạn cần phải có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, theo sự chỉ dẫn của bác sĩ thực hiện phẫu thuật. Với người bị cận thị thì hạn chế đeo kính trong 1 tháng, không nên mang khẩu trang quá chật.
  • Khi đi ngủ hạn chế nằm nghiêng, nên nằm ngửa.
  • Kiêng các hoạt động bơi lội, tắm biển. Vì trong nước có clorua dễ khiến vết thương bị nhiễm trùng.
  • Trong 10 ngày đầu sau khi nâng mũi, không nên đụng chạm, sờ nắn vào mũi của bạn.
  • Uống thuốc giảm đau, giảm sưng theo sự chỉ định của bác sĩ. Tái khám định kỳ để tránh những biến chứng có thể xảy ra.

Hiện nay phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi không còn xa lạ với phái đẹp. Để có kết quả ưng ý, mũi đúng dáng, thanh thoát tự nhiên thì bạn cần phải kiêng khem khắt khe trong 1 tháng.

Xem thêm:

  • Nâng mũi ở đâu đẹp và đảm bảo an toàn?
  • Nâng mũi như thế nào không để lại biến chứng?
  • Những điều bạn nên biết khi nâng mũi S-line