Nam nữ hôn nhau có thể truyền vi khuẩn gây ung thư dạ dày không?
Tại Việt Nam, tỷ lệ người tử vong do ung thư dạ dày ngày càng tăng cao. Nguyên nhân chính mắc ung thư dạ dày là do khuẩn Hp. Khuẩn này dễ dàng lây lan từ người sang người qua nhiều con đường. Vậy ung thư dạ dày có lây không? Nhiều người bày tỏ lo lắng, liệu rằng hôn nhau có thể lây ung thư dạ dày hay không.
Nam nữ hôn nhau có thể truyền vi khuẩn gây ung thư dạ dày không?
Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây ung thư dạ dày là gì?
Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh ung thư dạ dày là do khuẩn HP. Khuẩn Hp là viết tắt của elicobacter pylori. Khi đi vào cơ thể, khuẩn HP sẽ chui vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, đồng thời tiết ra chất kích thích làm sản sinh axit dạ dày nhiều hơn. Từ đó, nó làm suy yếu lớp nhầy bảo vệ và tạo nên một số độc tố, gây tổn thương cho các tế bào nằm bên dưới lớp nhầy. Từ sự hủy hoại này, niêm mạc dạ dày sẽ bị ăn mòn bởi chất axit có trong dịch tiêu hóa của dạ dày, gây ra bệnh viêm loét dạ dày, nặng hơn là dẫn đến ung thư dạ dày.
Nam nữ hôn nhau có thể truyền vi khuẩn gây ung thư dạ dày không?
Về bản chất, ung thư dạ dày không có khả năng lây lan. Do đó, nam nữ hôn nhau không thể lây ung thư cho nhau. Tuy nhiên, vi khuẩn Hp gây ung thư dạ dày thì có khả năng lây nhiễm rất cao.
Khuẩn Hp có thể lây truyền từ người này sang người khác từ đường ăn uống, nước bọt, phân, dịch tiêu hóa với 2 con đường chính là từ miệng qua miệng, từ dạ dày qua miệng.
Vi khuẩn Hp lây lan từ miệng qua miệng
Việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân như bát đũa, bàn chải đánh răng sẽ khiến việc lây lan vi khuẩn Hp từ người này sang người khác. Vì khuẩn Hp tồn tại rất nhiều trong khoang miệng, mảng bám của cao răng. Nam nữ hôn nhau cũng có lây truyền vi khuẩn Hp.
Vi khuẩn Hp lây truyền từ đường dạ dày qua miệng
Đây cũng là một con đường lây truyền của vi khuẩn HP. Triệu chứng thường gặp ở những người mắc bệnh ung thư dạ dày sẽ là ợ chua. Lúc này vi khuẩn Hp trong khoang miệng sẽ được đẩy lên khoang miệng. Lúc này vi khuẩn Hp có thể lây lan sang những người xung quanh.
Nếu phát hiện dương tính với vi khuẩn Hp thì người bệnh cũng không phải quá lo lắng. Vì chỉ cần điều trị theo đúng chỉ định của bác sỹ thì sau 2 tuần uống thuốc, bệnh nhân sẽ khỏi hoàn toàn.
Những cách phòng chống vi khuẩn HP xâm nhập vào cơ thể
Để ngăn chặn vi khuẩn Hp xâm nhập vào cơ thể, bạn nên thực hiện những điều sau đây:
Không ăn các loại thức ăn chưa được nấu chín
Cho dù ăn uống ở nhà hay ăn ở ngoài thì bạn đảm bảo nguồn thực phẩm đã được nấu chín. Vì thực phẩm chưa được nấu chín không chỉ làm tăng nguy cơ bị ngộ độc mà còn là nguồn lây nhiễm vi khuẩn Hp. Vì khuẩn Hp tồn tại trong thực phẩm sống và sẽ được loại bỏ khi nấu chín thức ăn.
Tránh những nơi có môi trường ô nhiễm
Tình trạng ô nhiễm, vệ sinh kém ở môi trường sống chính là một điều kiện lý tưởng để vi khuẩn Hp phát triển. Chính vì thế, bạn cần tránh xa những nơi có môi trường ô nhiễm, nguồn nước thải. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải dọn dẹp môi trường sống xung quanh mình thật sạch sẽ
Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị nhiễm vi khuẩn Hp
Nếu người thân trong gia đình bạn bị nhiễm vi khuẩn Hp thì bạn không nên sử dụng đồ dùng cá nhân chung với người đó như bàn chải đánh răng, ly, chén, đũa. Vì vi khuẩn Hp có thể lây qua nước bọt. Bên cạnh đó, bạn cũng không được hôn hay quan hệ tình dục với người bị nhiễm vi khuẩn Hp cho đến khi người đó được khẳng định là âm tính với vi khuẩn Hp.
Xem thêm:
- Vi khuẩn HP có chữa khỏi không?
- Nhiễm vi khuẩn Hp có lây không? Nếu có thì lây qua những đường nào?
- Bác sĩ nhận định: Không phải ai mắc vi khuẩn HP cũng có thể bị ung thư dạ dày