Nấm da quanh miệng nguyên nhân là đâu?
Hiện tượng nấm da quanh miệng là một tình trạng da liễu khá phổ biến. Ở một số trường hợp, viêm da quanh miệng chỉ thoáng qua và ảnh hưởng đến khu vực da quanh miệng, nhưng cũng có khi sẽ ảnh hưởng đến những khu vực khác như mắt, mũi... Để có thể điều trị hiệu quả bệnh da liễu này, bạn cần phải biết rõ nguyên nhân nào gây ra nó.
Nấm da quanh miệng nguyên nhân là đâu?
Hiện tượng nấm da quanh miệng là một tình trạng da liễu khá phổ biến. Ở một số trường hợp, viêm da quanh miệng chỉ thoáng qua và ảnh hưởng đến khu vực da quanh miệng, nhưng cũng có khi sẽ ảnh hưởng đến những khu vực khác như mắt, mũi... Để có thể điều trị hiệu quả bệnh da liễu này, bạn cần phải biết rõ nguyên nhân nào gây ra nó.
Tìm hiểu về nấm da quanh miệng
Viêm da quanh miệng là tình trạng khu vực da quanh vùng miệng phát ban, bong vảy hay nổi các đốm mụn li ti... Bệnh lý này có thể gặp ở nhiều đối tượng, tuy nhiên phổ biến nhất là nữ giới từ khoảng 16 tuổi đến 45 tuổi.
Bệnh nấm da quanh miệng có đặc trưng phổ biến nhất là các cụm sần, nhỏ trên nền da màu đỏ. Mụn sẩn thường có đường kính ngắn (dưới 1cm). Trên bề mặt có thể xuất hiện nhiều lớp vảy, mụn nước, mụn mủ... Triệu chứng bệnh thường có sự biến đổi từ không ngứa, đến cảm giác ngứa nhẹ và cuối cùng là vô cùng ngứa ngáy, đau rát. Tuy nhiên, sự biến đổi này cũng phụ thuộc khá nhiều vào độ nghiêm trọng cũng như mức bùng phát của bệnh.
Giải đáp nguyên nhân gây nấm da quanh miệng
Cho đến nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh viêm da quanh miệng. Lý do thường gặp nhất là việc sử dụng các steroid tại chỗ trong thời gian dài. Bên cạnh đó, bệnh nấm da quanh miệng còn có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân khác như:
- Mỹ phẩm: một số loại mỹ phẩm có chứa nhiều parafin, isopropyl, myristate hoặc kem chống nắng vật lý cũng có thể gây ra viêm da quanh miệng, đặc biệt là ở trẻ em.
- Các yếu tố vật lý: nắng mặt trời với tia cực tím mạnh, nhiệt độ cao, gió... cũng sẽ làm tình trạng viêm da quanh miệng tái phát/nặng nề hơn.
- Các yếu tố vi sinh: loài Candida và một số loại nấm thường sinh trưởng tại các vị trí tổn thương, từ đó gây ra viêm da quanh miệng.
- Các yếu tố sinh lý: sự giảm nội tiết tố, suy giảm tiền kinh nguyệt hay thuốc tránh thai qua đường uống... cũng sẽ gây bệnh ở đối tượng nữ giới.
- Do liếm môi: trẻ em có thói quen liếm môi thường xuyên, mút ngón tay hay chà xát vùng da quanh miệng cũng là một trong những yếu tố gây nấm da quanh miệng.
Nguyên tắc phòng tránh - điều trị bệnh viêm da quanh miệng
Làm thế nào để phòng tránh viêm da quanh miệng?
Biết được nguyên nhân gây ra nấm da quanh miệng, việc phòng tránh bệnh này tất nhiên sẽ có bản chất là tránh tiếp xúc với những nguyên nhân trên.
Cụ thể hơn, bệnh viêm da quanh miệng có thể phòng tránh bằng cách hạn chế sử dụng thuốc Steroid hay các loại kem mặt. Trong trường hợp cần bôi steroid để điều trị bệnh nào đó, bạn chỉ nên bôi đúng vào khu vực cần, đồng thời không bôi một ngày quá nhiều lần.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên giữ vệ sinh khu vực quanh miệng (rửa miệng sau khi ăn xong, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày...), hạn chế ăn các món cay nóng, sử dụng kem chống nắng thành phần thiên nhiên. Đối với trẻ em, bạn cần phải giữ không cho trẻ có thói quen liếm môi, mút ngón tay...
Nguyên tắc chữa trị nấm da quanh miệng hiệu quả
Điều trị bệnh viêm da quanh miệng có thể chỉ trong vài ngày nhưng cũng có thể kéo dài hơn vài tháng tùy theo cơ địa và điều kiện sinh hoạt của mỗi người. Tuy nhiên, nguyên tắc chung để điều trị bệnh là:
- Nên sử dụng loại xà phòng có thành phần chống dị ứng và không có chất bảo quản. Không nên sử dụng nước hoa, kem dưỡng, xà bông... thông thường vì sẽ khiến tình trạng viêm trở nặng.
- Ở giai đoạn cấp tính, bạn có thể sử dụng thuốc kháng Histamin để giảm nhẹ triệu chứng ngứa ngáy, sưng tấy... Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc chữa như kháng sinh dạng uống, dạng viên, dạng thuốc mỡ... Ở hầu hết trường hợp, các bác sỹ thường chỉ định Minocycline và Tetracycline.
- Những sản phẩm có chứa thành phần steroid hay hormone có khả năng gây ngứa ngáy, nổi ban và sưng đỏ diện rộng. Vì thế, bạn nên hạn chế sử dụng những sản phẩm này.
- Chế độ ăn uống cũng cần được điều chỉnh thật khoa học, bổ sung nhiều loại thảo dược có tính mát và tích cực cho sức khỏe. Điều này sẽ giúp các kích ứng trên da giảm thiểu đáng kể. Nếu đang ở giai đoạn cấp tính, bạn không nên dùng thực phẩm cay, nóng, bánh kẹo hay rượu bia.
- Chú ý bổ sung thêm vitamin B, nicotinic acid, ascorutin... để làm ổn định các mao mạch dưới da, kích thích hoạt động miễn dịch trên da.
- Không được cạo, gãi vùng viêm trước khi bôi thuốc. Khi thấy tình trạng da ổn định hơn, bạn nên bôi thêm một số sản phẩm làm dịu mềm da như vitamin E, vaseline...
- Một số loại thuốc bôi như Eumovate, Fobancort, Fucicort, Chlorocide H... chỉ nên bôi 2 lần/ngày, tránh bôi quá nhiều vì sẽ gây ra các tác dụng phụ nư teo da, giãn mạch, kích thích mọc lông...
- Trong trường hợp tình trạng bệnh trở nặng, xuất hiện nhiều nốt viêm đỏ, bạn cần tìm gặp bác sỹ để nhận chỉ định kháng sinh.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc không chỉ nguyên nhân gây ra bệnh nấm da quanh miệng mà còn cả những nguyên tắc cần nhớ để phòng chống cũng như điều trị bệnh lý này hiệu quả nhất.
Xem thêm :
- Nấm miệng ở trẻ và những điều cần biết
- Nguyên nhân và triệu chứng nấm ngoài da của trẻ sơ sinh
- Những yếu tố gây nấm da ở trẻ em và cách phòng tránh