Nám da là biểu hiện của tình trạng gì trên da?

Nám là căn bệnh ngoài da mà hầu hết chị em phụ nữ đều gặp phải. Vậy nám da là biểu hiện của tình trạng gì trên da? cách điều trị nám da hiệu quả như thế nào?

Nám da là biểu hiện của tình trạng gì trên da? Nám da là biểu hiện của tình trạng gì trên da?

Nám là căn bệnh ngoài da mà hầu hết chị em phụ nữ đều gặp phải. Vậy nám da là biểu hiện của tình trạng gì trên da? cách điều trị nám da hiệu quả như thế nào?

Nguyên nhân gây nám da

Theo các nghiên cứu khoa học, khoảng 20-70% người bị nám da có yếu tố di truyền. Do đó, nếu trong gia đình có người bị nám da thì khả năng bạn bị nám sẽ cao hơn những người khác.

Nám da có thể xảy ra do sự thay đổi của nội tiết tố bên trong cơ thể khi mang thai, rối loạn kinh nguyệt, đặc biệt là sau tuổi 30. Bên cạnh đó, trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh, các hắc tố melanin tăng cao do sự suy giảm, rối loạn của nội tiết tố Estrogen và Progesterone cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

Ngoài ra, một số loại thuốc cũng có tác dụng phụ gây nám da, sạm da như: thuốc tránh thai, thuốc chữa loạn thần clopromazin và thuốc chữa dị ứng phenothiazin, các loại thuốc nhóm kháng sinh cyclin...

Một lý do khác gây ra nám da đó là sự lạm dụng các loại mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng. Rất nhiều phụ nữ có thói quen sử dụng các loại mỹ phẩm, kem trộn được bán trôi nổi trên thị trường với nguồn gốc, xuất xứ không rõ ràng. Các sản phẩm này khi mới dùng sẽ thấy da mờ nám và trắng lên nhanh chóng. Nhưng đồng nghĩa với điều đó là da bị bào mòn và trở nên yếu ớt khi tiếp xúc với ánh nắng, khói bụi. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành nám da, đặc biệt ở vùng mặt.

Ngoài ra, khi liên tục gặp phải những áp lực và căng thẳng sẽ gây các vấn đề về nám da, mụn, lão hóa... Đặc biệt, khi stress gia tăng, chế độ ăn uống mất cân bằng, thiếu nước, uống bia rượu, thuốc lá, nghỉ ngơi sinh hoạt không hợp lý thì những mảng nám sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.

Dưới tác động của các tia UV, làn da có khả năng bị nám và tối màu hơn. Không chỉ khiến nám da nặng hơn, tia UV còn gia tăng hình thành các vết nám mới và nếp nhăn trên da, khiến da thô ráp, mẫn cảm hơn.

vicare.vn-nam-da-la-bieu-hien-cua-tinh-trang-gi-tren-da-body-1

Cách điều trị nám da

Thông thường, khi bị nám da, đa số chị em đều tìm mọi cách để chữa trị. Tuy nhiên, việc điều trị nám đòi hỏi phải kiên trì. Do khó xác định được nguyên nhân cụ thể nên điều trị nám da rất khó, tốn nhiều thời gian và cần phải theo sát hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Các biện pháp làm trắng nhanh mà các chị em thường nóng vội sử dụng có thể giúp loại bỏ vết nám tạm thời nhưng rất dễ gây nguy cơ nám da trở lại, thậm chí trầm trọng và khó điều trị hơn, da cũng sần sùi và kém sức sống. Rất nhiều chị em khi đi khám thì đã bị hư da mặt vì điều trị nám sai cách trên vùng da đặc biệt nhạy cảm này.

Nên điều trị nám da kết hợp: ngừng uống thuốc tránh thai; dùng kem chống nắng khi đi ngoài trời. Sử dụng kem tẩy nhẹ để rửa và da khô thì dùng thêm kem dưỡng ẩm nhẹ (nếu da vừa bị nám vừa có mụn trứng cá thì không nên áp dụng). Ngăn chặn sự hình thành sắc tố mới bằng các loại kem ức chế hình thành melanin của tế bào melanocytes, bao gồm: hydroquinon 2-4% (trong khoảng 3 tháng), thuốc có thể gây kích ứng và đỏ da. Axit azelaic có thể được sử dụng lâu dài, an toàn ngay cả trong thời kỳ mang thai, tuy nhiên, thuốc có thể gây kích thích da. Sử dụng corticosteroid bôi tại chỗ như hydrocortison có thể làm cho các vết nám nhanh phai màu nhưng dễ bị các phản ứng phụ (teo da, mỏng da).

Các phương pháp khác

Phương pháp lột bỏ sắc tố: Có thể sử dụng kem bôi salicylic acid. Ngoài ra, có thể dùng alpha hydroxyacids bôi tại chỗ, gồm axit glycolic và axit lactic, dùng giống như kem lột da. Việc dùng kem chứa retinoids bôi tại chỗ cũng là giải pháp, nhưng có nhiều phản ứng phụ, có thể gây viêm da và không được sử dụng trong thai kỳ.

Phá hủy sắc tố bằng ánh sáng cường độ cao: thời gian điều trị từ 10-20 tuần, nhưng ngay cả những người có kết quả điều trị tốt thì sắc tố có thể xuất hiện trở lại khi tiếp xúc với ánh nắng hoặc do rối loạn nội tiết.

Nói chung không có phương pháp nào có thể trị nám hết nhanh và hiệu quả lâu dài nếu không kết hợp giải pháp tránh tối đa vùng da vừa điều trị tiếp xúc với tia cực tím từ ánh nắng.

Nói tóm lại, khi bạn bị nám, việc đầu tiên là đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để xác định nguyên nhân để tìm ra phương pháp phù hợp.Thuốc để trị nám trên thị trường hiện nay không có nhiều sản phẩm và không mang lại hiệu quả thực sự cũng như không thể dùng cho hầu hết các trường hợp bị nám. Tuyệt đối không tự ý bôi thuốc hoặc mỹ phẩm cho dù sản phẩm đó đã được một số người sử dụng an toàn.

Các hoá chất được dùng nhiều trong các mỹ phẩm làm trắng da, chống nám... đều chứa lượng chất tẩy mạnh, có thể lúc mới dùng, da được tẩy trắng trông rất đẹp, nhưng dùng một thời gian lâu, càng ngày da càng bị bào mòn, lớp da non sẽ hiện lên, nếu đi nắng rất dễ bị nám da; đồng thời trong kem có hàm lượng thủy ngân nhỏ có thể gây teo da, nếu dùng lâu, da mặt sẽ nám vĩnh viễn. Tuyệt đối không dùng mỹ phẩm, thuốc trị nám bán ngoài thị trường mà trên bao bì sản phẩm không ghi thành phần. Nhiều trường hợp bị nám vĩnh viễn vì đã dùng qua các kem chứa adrenocorticiod như là mỹ phẩm thoa mặt. Kết quả là da mặt bị teo, dẫn tới rối loạn dinh dưỡng, mất sức đề kháng khiến da bị nám nhiều hơn.

vicare.vn-nam-da-la-bieu-hien-cua-tinh-trang-gi-tren-da-body-2

Lưu ý trong ăn uống: Có những thức ăn làm sung huyết trên da, do đó sẽ làm các vết nám đậm hơn. Cần tránh rượu, bia và các gia vị gây nóng. Ăn nhiều rau quả tươi, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, chơi thể thao đều đặn và tránh nắng. Cần cải thiện chế độ dinh dưỡng bằng thực phẩm giàu các vitamin A, C, E, omega-3, selen để chống lão hóa da. Nên đội mũ rộng vành khi ra ngoài trời và sử dụng kem chống nắng thường xuyên để ngăn tác hại của ánh nắng mặt trời đối với da.

Câu hỏi nám da là biểu hiện của tình trạng gì trên da đã được giải đáp. Dựa vào các nguyên nhân, bạn sẽ có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Xem thêm:

  • Cách trị nám da hiệu quả nhất mà chị em nên biết
  • Cách trị nám da mặt bằng trái cây
  • Bệnh nám da có chữa được không?